Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2015

Về Đại hội XII

Nguyễn Trung

Hà Nội, ngày 08-08-2015


                        Kính gửi     Bộ Chính trị
                                        Ban Chấp hành trung ương
                                        Đảng Cộng Sản Việt Nam,


        Thưa các đồng chí,

        Ngày 09-08-1995 Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt có thư gửi Bộ Chính trị  trong quá trình chuẩn bị Đại hội VIII. Đến nay là 20 năm, thư đặt vấn đề phải xem lại tình hình đất nước trong bối cảnh quốc tế mới và đánh giá lại toàn bộ đường lối chính sách của Đảng.

Nội dung cốt lõi của bức thư là:
Phải hiểu đúng thế giới, để từ đó xem lại và xác định cho đúng con đường phát triển của đất nước; sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trong thế giới hôm nay phải được bắt đầu từ xây dựng một nhà nước pháp quyền dân chủ; muốn thế Đảng phải thay đổi toàn diện về đường lối và về tổ chức.
Thư kết luận: “Trên chặng đường mới này của đất nước, hơn bao giờ hết là đảng cầm quyền, Đảng ta cần giương cao ngọn cờ dân tộc và dân chủ…
Đại hội XII sắp đến của Đảng đứng trước đòi hỏi khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trong bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay là phải mở ra một bước ngoặt quyết định: tìm đường đưa nước ta trở thành một nước phát triển.
Những vấn đề nêu trong thư 09-08-1995 vẫn còn nguyên giá trị thời sự, đất nước đang đứng trước những đòi hỏi phát triển và những thách thức mới rất quyết liệt. Vì lẽ này, tôi xin trình bầy với Bộ Chính trị những suy nghĩ, đánh giá và kiến nghị của tôi với Đại hội XII trong bài viết kèm theo đây.
Tôi mong những vấn đề nêu trong bài viết này được thảo luận dân chủ, thẳng thắn trong Đảng và trong cả nước để tìm lối ra cho đất nước. Tôi mong nhiệm kỳ Đại hội XII sẽ thực hiện được trách nhiệm lịch sử là nhiệm kỳ bắt đầu sự nghiệp cải cách toàn diện để mở ra một giai đoạn phát triển mới cho đất nước, khởi sự từ việc xây dựng Đảng hôm nay trở thành đảng của dân tộc và dân chủ.
Kính mong các đồng chí tham khảo và hồi âm, mặc dù tôi biết có tập quán của các đồng chí lãnh đạo là không trả lời những thứ” như thế này. Song không cam tâm nhắm mắt trước nguy cơ đất nước lần thứ 5 kể từ sau 30-04-1975 lại vuột mất cơ hội lớn – lần này là cơ hội đổi đời đất nước, nên tôi không thể nản lòng.


                                                                                                                                                                Kính thư
                                                        Nguyễn Trung





       



Chú thích:       

Ngày 30-07-2015 tôi đã qua các địa chỉ email gửi bài viết này đến tòa soạn tạp chí Đảng Cộng Sản Việt Nam, báo Nhân Dân và báo Quân đội Nhân dân.
               


4 nhận xét:

  1. Kính chào bác Nguyễn Trung. Chúc bác và gia quyến khuyến khỏe, hạnh phúc và nhất là không bị ai làm khó.

    Trả lờiXóa
  2. Với bất cứ cá nhân hay tập thể nào, trước khi quyết định những vần đề chính, có tính bước ngoặt, liên quan đến vận mệnh, tương lai của cá nhân hay tập thể đó thì mọi khả năng, mọi ý kiến đóng góp cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, không xem thường bất cứ một ý kiến nhỏ nhất nào mới có hy vọng chọn được quyết định đúng đắn.
    Hẹp hòi, bảo thủ là tự sát!

    Kính chào và cảm ơn tác giả!

    Trả lờiXóa
  3. Bác Nguyễn Trung ơi, cháu từng biết bác qua lần gửi Kiến Nghị 72 góp ý Hiến Pháp 2013, rất mong được kết nối với bác để chia sẽ, bàn luận một số vấn đề Đất Nước, không biết bác có dùng facebook không ạ?

    Trả lờiXóa
  4. Thưa Bác:

    Thủ tướng Võ Văn Kiệt là người cháu ngưỡng mộ. Suốt đêm qua đọc được những bài viết của bác kiến cháu càng tâm phục TT hơn. Rất tiếc thời thế chưa tạo được anh hùng!

    Nhân đọc Bài số 1 gửi BCT- Còn Cay Đắng Hơn Câu Chuyện Mỵ Châu - Trọng Thủy, bác giãi bày: 'muốn cứu nước thì phải cứu lấy đảng trước' tuy nhiên lại không đồng tình với cách đặt vấn đề của Tổng Bí Thư 'giữ chế độ, giữ đại cục, thì giữ được nước"

    Cháu mạo muội có suy nghĩ như sau:

    Muốn cứu Đảng thì phải giữ Đảng trước, giữ Đại cục. Tức là phải đặt mình vào chỗ không thua để tìm cách đánh thắng, theo Binh Pháp Tôn Tử.

    Sau nghị Thành Đô, ta đã mở rộng giao bang với Asian, bình thường hóa với Mỹ để cân bằng với Trung Quốc. Đây là quyết định sáng suốt. Việc phụ thuộc kinh tế như hiện nay không phải do Hội nghị Thành Đô mà là do sai lầm về chính sách phát triển kinh tế. Khi mà mình yếu về kinh tế thì tự mình bị phụ thuộc. Bác Hồ đã nói: "Ngoại giao không gì bằng nội lực".

    Lãnh đạo Việt Nam trong hội nghị Thành Đô, xét khía cạnh nào đó đã 'nhẫn nhục' diện kiến thiên triều; vả lại Trung Quốc lúc đó họ cũng cần ta liên minh để giữ vững lòng dân của họ.

    Có trách là khi phát triển kinh tế lãnh đạo VN vẫn còn ảnh hưởng của tư duy nhà binh dẫn đến những người có tư tưởng tiến bộ như Võ Văn Kiệt không phát huy được. Việc ông Võ Văn Kiệt mời Lý Quang Diệu, Bùi Kiến Thành làm tư vấn thể hiện một tầm nhìn vượt thời đại!

    Lý Quang Diệu đã đánh giá trong cuốn sách viết 2013 là: Cái thiếu của Việt Nam là một nhân vật giống như Đặng Tiểu Bình của Trung Quốc có thể nắm binh quyền để chèo lái con thuyền kinh tế.

    Không biết khi nào cháu mới gặp được "Minh Chủ" để mà thờ đây?

    Mong được đọc thêm những bài viếc khác của bác để mở rộng tầm mắt.

    tuoitreyeunuoc8x@gmail.com

    Trả lờiXóa