Hiển thị các bài đăng có nhãn A - 6 bài về Đại hội XII. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn A - 6 bài về Đại hội XII. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2016


Việt Nam lựa chọn gì trong thế giới hôm nay?[1]

Bài tham gia Hội thảo
"Quan hệ Mỹ - Nga - Trung trong bối cảnh thế giới mới
và vấn đề đặt ra cho Việt Nam" -
của Viện Kinh tế và Chính trị thế giới,
thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam,
Hà Nội, ngày 24-03-2016

Nguyễn Trung
Hà Nội, tháng 3 - 2016

I.   Bàn về sự lựa chọn
       
Mục đích của hội thảo  "Quan hệ Mỹ - Nga - Trung trong bối cảnh thế giới mới và vấn đề đặt ra cho Việt Namnhằm đi tìm câu trả lời: Nước ta lựa chọn quyết sách gì cho sự tồn tại và phát triển của mình trong thế giới hôm nay? 
Vào lúc thế giới đang chuyển dịch vào thời kỳ có nhiều biến động mới và rối loạn mới, câu hỏi nước ta lựa chọn gì? như vậy càng trở nên bức thiết.  

Thứ Hai, 7 tháng 12, 2015

Nguyễn Trung     
Hà Nội, ngày 07-12-2015

         
Kính gửi

-         Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng,
-         Toàn thể các Ủy viên Bộ Chính trị  nhiệm kỳ khóa XI

Đồng kính gửi
-         Đồng chí Trần Quốc Vượng – Bí thư Trung ương ĐCSVN, Chánh văn phòng Trung ương Đảng, (xin nhờ chuyển giùm thư này đến Tổng bí thư và toàn thể các Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI)


Kính thưa các Đồng chí,

Ngày 07-10-2015 anh Trần Việt Phương, anh Trần Đức Nguyên và tôi đã gửi thư đến các Đồng chí, đề nghị được trình bầy trực tiếp những suy nghĩ trăn trở của chúng tôi về đất nước nhân dịp Đại hội XII sắp tới của Đảng.

Đến hôm nay thư không được trả lời. Tôi hiểu là đề nghị của chúng tôi không được chấp thuận.

Không muốn mắc tội đánh trống bỏ dùi, cá nhân tôi viết thư này gửi đến các Đồng chí, cố tóm tắt những suy nghĩ chính, dự kiến sẽ trình bầy trực tiếp với các Đồng chí trong cuộc gặp không có này.

Tôi cố nhìn thẳng vào sự thật, nói lên trong thư này suy nghĩ của riêng mình về trách nhiệm lịch sử của Đại hội XII trước đất nước và trước Đảng. Tuy nhiên, mệnh nước không cho phép viết hết ra trên giấy những điều phải nói, người đọc cần tự ngẫm nghĩ.


Trách nhiệm lịch sử của Đại hội XII

Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2015

Về Đại hội XII

Nguyễn Trung

Hà Nội, ngày 08-08-2015


                        Kính gửi     Bộ Chính trị
                                        Ban Chấp hành trung ương
                                        Đảng Cộng Sản Việt Nam,


        Thưa các đồng chí,

        Ngày 09-08-1995 Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt có thư gửi Bộ Chính trị  trong quá trình chuẩn bị Đại hội VIII. Đến nay là 20 năm, thư đặt vấn đề phải xem lại tình hình đất nước trong bối cảnh quốc tế mới và đánh giá lại toàn bộ đường lối chính sách của Đảng.

Nội dung cốt lõi của bức thư là:
Phải hiểu đúng thế giới, để từ đó xem lại và xác định cho đúng con đường phát triển của đất nước; sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trong thế giới hôm nay phải được bắt đầu từ xây dựng một nhà nước pháp quyền dân chủ; muốn thế Đảng phải thay đổi toàn diện về đường lối và về tổ chức.
Thư kết luận: “Trên chặng đường mới này của đất nước, hơn bao giờ hết là đảng cầm quyền, Đảng ta cần giương cao ngọn cờ dân tộc và dân chủ…
Đại hội XII sắp đến của Đảng đứng trước đòi hỏi khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trong bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay là phải mở ra một bước ngoặt quyết định: tìm đường đưa nước ta trở thành một nước phát triển.
Những vấn đề nêu trong thư 09-08-1995 vẫn còn nguyên giá trị thời sự, đất nước đang đứng trước những đòi hỏi phát triển và những thách thức mới rất quyết liệt. Vì lẽ này, tôi xin trình bầy với Bộ Chính trị những suy nghĩ, đánh giá và kiến nghị của tôi với Đại hội XII trong bài viết kèm theo đây.
Tôi mong những vấn đề nêu trong bài viết này được thảo luận dân chủ, thẳng thắn trong Đảng và trong cả nước để tìm lối ra cho đất nước. Tôi mong nhiệm kỳ Đại hội XII sẽ thực hiện được trách nhiệm lịch sử là nhiệm kỳ bắt đầu sự nghiệp cải cách toàn diện để mở ra một giai đoạn phát triển mới cho đất nước, khởi sự từ việc xây dựng Đảng hôm nay trở thành đảng của dân tộc và dân chủ.
Kính mong các đồng chí tham khảo và hồi âm, mặc dù tôi biết có tập quán của các đồng chí lãnh đạo là không trả lời những thứ” như thế này. Song không cam tâm nhắm mắt trước nguy cơ đất nước lần thứ 5 kể từ sau 30-04-1975 lại vuột mất cơ hội lớn – lần này là cơ hội đổi đời đất nước, nên tôi không thể nản lòng.


                                                                                                                                                                Kính thư
                                                        Nguyễn Trung





       



Chú thích:       

Ngày 30-07-2015 tôi đã qua các địa chỉ email gửi bài viết này đến tòa soạn tạp chí Đảng Cộng Sản Việt Nam, báo Nhân Dân và báo Quân đội Nhân dân.
               


Về Đại hội XII

Hai mươi năm bức thư của
cố Thủ tướng Võ văn Kiệt·
09-08-1995  *  09-08-2015
Nguyễn Trung
Bước vào tuổi 80, tôi không ít những ký ức vui và buồn. Một trong những ký ức đeo đuổi tôi dai dẳng nhất, đó là bức thư của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt ngày 09-08-1995 gửi Bộ chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam, kiến nghị Đảng phải thay đổi gần như tất cả, để trở thành một đảng khác, ngõ hầu có thể đưa đất nước lên con đường của phát triển.
Vậy, bức thư 09-08-1995 nói gì?
Đất nước chúng ta hôm nay đang đối mặt với những vấn đề gì?
Dưới đây xin nêu lên vài suy nghĩ.

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

Về Đại hội XII

Thư của ông VÕ VĂN KIỆT gửi BỘ CHÍNH TRỊ ĐCSVN


Hà Nội, ngày 9 tháng 8 năm 1995
Kính gửi BỘ CHÍNH TRỊ

Sau đợt thảo luận tháng 6 vừa qua trong Bộ Chính trị xây dựng các văn kiện chuẩn bị Đại hội VIII, đồng chí Tổng bí thư đã kết luận còn một số vấn đề và quan điểm lớn cần tổ chức nghiên cứu và thảo luận sâu hơn nữa. Tôi tán thành kết luận này và xin trình bày một số ý kiến về 4 vấn đề :
1. Đánh giá tình hình cục diện thế giới ngày nay
2. Vấn đề chệch hướng hay không chệch hướng ?
3. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước
4. Xây dựng Đảng

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015

Các công cụ cá nhân
Bạn đang ở: Trang chủ › Tài liệu › Báo cũ › Số 48 › Thư của ông Võ Văn Kiệt gửi Bộ Chính trị ĐCSVN
Thư của ông Võ Văn Kiệt gửi Bộ Chính trị ĐCSVN
Ngày 9 tháng 8 năm 1995, để chuẩn bị đại hội VIII Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Võ Văn Kiệt đã gửi thư này tới Bộ Chính trị ĐCSVN, trong đó ông nêu lên 4 vấn đề : 1. Đánh giá tình hình cục diện thế giới ngày nay ; 2. Vấn đề chệch hướng hay không chệch hướng ? 3. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước ; 4. Xây dựng Đảng.

Thư của ông VÕ VĂN KIỆT
gửi BỘ CHÍNH TRỊ ĐCSVN

VÕ VĂN KIỆT

Hà Nội, ngày 9 tháng 8 năm 1995

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

Về Đại hội XII

Đại hội XII lựa chọn gì cho Tổ Quốc?

Nguyễn Trung
nguyentrung-vt.blogspot.com
Hà Nội, ngày 07-04-2015

          Sự kiện giàn khoan HD 981 (bắt đầu từ 02-05-1914) và cách phản ứng của phía ta nói lên nhiều điều về những gì đã làm được và những gì không làm được. Những gì đã xảy ra một mặt phản ánh ý chí bất khả kháng của nhân dân ta trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia thiêng liêng, mặt khác tăng thêm nỗi lo của tôi về triển vọng Đại hội XII của Đảng Cộng Sản Việt Nam đối với vận mệnh đất nước trong tình hình mới. Đây là lý do trực tiếp nhất khiến tôi nêu lên trong 6 bài viết liên tiếp từ tháng 5 đến tháng 10-2014 những vấn đề lớn của đất nước đang đặt ra cho Đại hội XII sắp tới.

A - chuyên đề Đại hội XII

Bài 6
Đổi mới Đảng Cộng Sản Việt Nam
để phấn đấu trở thành đảng của dân tộc

(Bài viết về đại hội XII sắp tới của ĐCSVN)

Nguyễn Trung
nguyentrung-vt.blogspot.com

Trong các bài trước, đặc biệt là trong bài 5 (Bàn về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường), tôi đã cố gắng đánh giá tình hình mọi mặt của đất nước, đi tới nhận định tổng quát: 40 năm độc lập thống nhất đầu tiên của đất nước là một giai đoạn phát triển thất bại. Sót sa lắm.

Tôi đánh giá như vậy với tất cả hiểu biết và trách nhiệm của mình, không nói dối được, hoặc là tôi sai? Ai muốn lợi dụng những điều tôi viết ra như thế vào việc phá hoại đất nước, đấy là dã tâm của họ, qua đó họ tự nói lên họ là ai. Đất nước này đủ trưởng thành để đối xử với dã tâm này. Thật ra tôi chỉ phải giằng co với chính mình để dám sống vì sự thật mà thôi. Bài này tôi xin tập trung trình bầy những suy nghĩ của mình về những nguyên nhân của thất bại từ phía ĐCSVN.

Về Đại hội XII

Bài 5
Bàn về hoàn thiện kinh tế thị trường
(Bài viết về đại hội XII sắp tới của ĐCSVN)

Nguyễn Trung
nguyentrung-vt.blogspot.com
Hà Nội, 02-09-2014


I.            Đánh giá khái quát con đường 40 năm

Góp phần tổng kết kinh tế mà đại hội XII nhất thiết phải làm, tôi xin nêu lên một số nhận xét chính dưới đây, trước khi bàn đến chủ đề hoàn thiện kinh tế thị trường ở nước ta.

Trong bài 2 và bài 3, tôi cho rằng 40 năm độc lập thống nhất đầu tiên là một thời kỳ phát triển thất bại, hoặc dễ nghe hơn: cơ bản là thất bại (song “dễ nghe hơn” như thế chẳng ích lợi gì thêm cho đất nước).

Nói là thất bại, bởi lẽ: Không đạt được các mục tiêu chiến lược, thành tựu hay kết quả thu được không xứng với thời gian, công sức, của cải đã bỏ ra và những cơ hội có được. Bao chùm lên tất cả là đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội thất bại, đến 1986 phải xoá bỏ nền kinh tế bao cấp để tiến hành đổi mới, đề ra cái gọi là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Về thực chất suốt 29 năm đổi mới vẫn là kiên trì chủ nghĩa xã hội mà chính tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thừa nhận chưa rõ nó sẽ là cái gì. Đường lối sai, sửa lại rồi mà cũng không rõ được, như thế làm sao có thể thành công được? Cho nên thất bại là tất yếu. Dưới đây xin điểm lại cho rõ.

Về Đại hội XII

                                       
 Bàn về Cải cách thể chế chính trị

Bài 4 – viết về đại hội XII sắp tới của ĐCSVN[1]


Nguyễn Trung
nguyentrung-vt.blogspot.com
Hà Nội. 02-09-2014







Nội dung:
         
I.Thực chất của cái gọi là “định hướng xã hội chủ nghĩa”  
Bàn về hậu quả của vấn đề “đảng hoá” hệ thống chính trị và đời sống đất nước. Cốt lõi của cải cách thể chế chính trị là tách bạch ra đảng là đảng, nhà nước  là nhà nước, khắc phục chế độ đảng trị để xây dựng nhà nước pháp quyền.

II. Vấn đề rừng luật và luật rừng
Cải cách phải quan tâm xoá bỏ luật rừng và những di sản nặng nề của quá khứ.

III. Nội lực lớn nhất của đất nước chưa được phát huy đúng mức: Con người -             Cải cách phải nhằm xoá bỏ chế độ "xã hội được chăn dắt" đang tồn tại; cần phải xây dựng xã hội dân sự trở thành một trong 3 trụ cột của quốc gia là "kinh tế thị trường - nhà nước pháp quyền - xã hội dân sự", từ đó tạo ra nền móng bền vững cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

IV.Kết luận – Sự thiếu hụt của ý chí chính trị: Lợi ich quốc gia không phải là trên hết

Về Đại hội XII

Chúng ta lựa chọn gì cho tổ quốc?
(bài 3 viết về Đại hội XII sắp tới của ĐCSVN)


                Nguyễn Trung
nguyentrung-vt.blogspot.com



Lời nói đầu

          “Nước Việt Nam là của người Việt Nam!”
          Đấy là khẩu hiệu quyết định nhất làm nên Cách mạng Tháng Tám 1945.

Người viết bài này mong khái nhiệm “chúng ta” ở đây được hiểu với nghĩa như vậy.

Đất nước 40 năm độc lập thống nhất rồi, tôi thấy rất đau lòng hôm nay vẫn phải mở đầu bài viết của mình với đôi lời định nghĩa như vậy về khái niệm “chúng ta”. Đơn giản vì đã 69 năm trôi qua, thế nhưng hôm nay vẫn còn không ít những rạn nứt chia rẽ cộng đồng dân tộc Việt Nam ta, đang làm mờ đi hay làm thiếu vắng khái niệm “chúng ta” khi bàn đến đại sự của đất nước. (Nói ngắn gọn: đấy là vì “cái hố đen” đã được nêu trong bài 2 – “Hiểm hoạ đen”).

Về Đại hội XII

Hiểm họa đen?
(Bài 2, viết về Đại hội XII sắp tới của ĐCSVN[1])
Nguyễn Trung
Hà Nội, tháng 7-2014



Trước thềm đại hội toàn quốc X của Đảng Cộng Sản Việt Nam (04-2006), tôi viết loạt bài “Thời cơ vàng – hiểm họa đen”. Nội dung đặt vấn đề thể chế chính trị hiện hành không kham nổi đòi hỏi phát triển của đất nước, đảng cần phải ra sức khắc phục lỗi hệ thống, thực hiện tự do - dân chủ để nắm lấy cơ hội vàng đang đến, đưa đất nước vào một thời kỳ phát triển mới. Loạt bài viết này cảnh báo: Đảng phải vượt lên cái bóng của mình, nếu cứ chịu sự nô dịch của tư duy ý thức hệ và tha hoá, không chịu hướng về phía mặt trời mà đi, hiểm họa đen sẽ đến.


Đã gần một thập kỉ trôi qua. Đất nước bên trong đang khủng hoảng sâu sắc chưa tìm được lối ta, bên ngoài đang bị chủ nghĩa bành trướng bá quyền Trung Quốc uy hiếp toàn diện. Trong bài “Còn cay đắng hơn cả câu chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy” (bài 1 về Đại hội XII), tôi cho rằng:


Quan điểm kiên định giữ đại cục quan hệ Việt – Trung để bảo vệ chế độ, bảo vệ đảng đã không đặt vấn đề cứu nước là nhiệm vụ hàng đầu và là sự nghiệp của toàn dân; chính cách đặt vấn đề ngược như vậy là nguyên nhân cơ bản đã và đang tạo ra cho đất nước ta tình hình nguy hiểm từ mấy thập kỷ nay.

Về Đại hội XII


Về Đại hội XII

Còn cay đắng hơn cả câu chuyện
Mỵ Châu – Trọng Thủy

(Bài I – về đại hội XII của ĐCSVN)

Nguyễn Trung
Hà Nội, ngày 05-07-2014 
          Chẳng lẽ đốn đời đến mức phải nói lời cảm ơn với cái giàn khoan HD 981 hả trời đất!? Tôi cảm thấy xấu hổ trong lòng về ý nghĩ này, và quả thực  trong bụng có lúc tôi đã nghĩ như vậy!  
Sự thật là không ít các bạn đồng niên của tôi cũng có cách nghĩ như thế trước một thực tế đau lòng: Hàng chục năm nay, chí ít là từ khi anh Trần Quang Cơ trong cuốn Hồi ức và suy nghĩ (2001) của mình đã giấy trắng mực đen cảnh báo rành rành trước cả nước về mối họa Thành Đô. Nhưng tất cả cứ như nước đổ đầu vịt! Các lời cảnh báo khác qua mấy khóa đại hội đảng cũng thế… 
 Thậm chí mãi cho đến ngày 02-05-2014 trở về trước, nghĩa là cho đến khi cái giàn khoan HD 981 cắm sâu vào vùng biển của ta, hễ cứ ai mở miệng phê phán Trung Quốc ăn hiếp nước ta nhiều chuyện, hay biểu tình lên tiếng đòi “NO U” (nói Không với đường lưỡi bò!)..,  là lập tức bị gán cho cái tội phá đại cục quan hệ Việt Nam – Trung Quốc để lật đổ chế độ!.. Đã có những bắt bớ và tù đầy nhằm đàn áp những chuyện này. Thậm chí ngay cái tên gọi Trung Quốc trong không biết bao nhiêu hành động phải gọi là tội ác mang tính xâm lược ức hiếp nước ta - dù là trên bộ hay dưới biển, phía ta cũng phải lờ đi, ngậm bồ hòn làm ngọt, hoặc nếu vì lý do nào đấy buộc phải nhắc đến thì cũng phải gọi trẹo đi là tàu lạ, kẻ lạ… 
Nhưng đúng là từ sau cái ngày 02-05-2014 câu chuyện đã bắt đầu khác. Vâng, mới chỉ bắt đầu khác thôi. 

Về Đại hội XII

Đôi lời thưa thốt

Nguyễn Trung
nguyentrung-vt.blogspot.com



Tình hình trong nước cùng với bối cảnh quốc tế và khu vực đặt Đại hội XII của Đảng Cộng Sản Việt Nam (dự định 2016) trước nhiều vấn đề hệ trọng đối với quốc gia, hàm chứa những thách thức và cơ hội chưa từng có.

Nổi bật nhất là:

·         đất nước đã hoàn tất một giai đoạn phát triển, nhất thiết phải tìm đường đi vào một giai đoạn phát triển cao hơn cho bước hội nhập quốc tế toàn diện hơn, sâu rộng hơn, để xảy ra giẫm chân tại chỗ là bế tắc và sẽ có nguy cơ dẫn tới sụp đổ do mọi áp lực bên trong và bên ngoài;
·         Trung Quốc bước vào thời kỳ mới trên con đường giành bá quyền (giấc mơ “Trung Hoa”) và trở thành vấn đề của cả thế giới, quan hệ và tranh chấp Mỹ - Trung chi phối sâu sắc cục diện thế giới – đặc biệt là tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó Biển Đông trở thành vấn đề nóng;
·         kinh tế và chính trị thế giới có nhiều biến động mới trong cục diện quốc tế đa cực ngày nay, nhiều nước phải thông qua cải cách hoặc phải cơ cấu lại kinh tế của mình để thích nghi, trong khi đó trên thế giới có lúc có nơi đã xuất hiện một dạng chiến tranh lạnh cục bộ (trong đó có vấn đề Ukraina ở châu Âu, các vấn đề trên Biển Đông ở châu Á…), có những thách thức phi truyền thống rất phức tạp và quy mô lớn (chủ nghĩa khủng bố - đặc biệt là hiện tượng nhà nước thánh chiến Hồi giáo – IS, dịch bệnh ebola, biến đổi khí hậu…).