Hiển thị các bài đăng có nhãn Thời Sự. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thời Sự. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013


Khép lại quá khứ,
Không ngoái lại quá khứ”[1]
 (Khai bút xuân Nhâm Thìn

Nguyễn Trung

          Bước vào năm mới, khép lại chuyện cũ, hướng vào những việc phải làm phía trước. Suy nghĩ này đến với tôi gần như một bản năng. 
Gạn đục khơi trong, trân trọng từng hy sinh mất mát dân tộc ta đã phải chịu đựng, chắt chiu mọi thành quả - kể từ  từng giọt mồ hôi, nước mắt đất nước đã bỏ ra, từng đồng tiền bát gạo có trong tay.., lựa lọc giữ lại mọi điều thiện điều lành…  – kể từ những điều dù là nhỏ nhất mỗi người dân chúng ta đã làm nên được hay còn gìn giữ, bảo vệ được.., hùn lại tất cả những gì con người nước Việt này đang ấp ủ trong tâm huyết mình, để từ đây tất cả cùng nhau tạo ra những nỗ lực mới - cho thành đạt những công việc dân ta, nước ta bắt buộc phải làm phía trước!..  

Những đoạn bôi đậm là những đoạn mà báo Tuổi Trẻ thay đổi.


Bắt đầu từ nhìn thẳng vào sự thật

Phỏng vấn Nguyễn Trung

Đầu xuân Nhâm Thìn, phóng viên Tuổi Trẻ nhận được email bài viết khai bút của ông Nguyễn Trung (nguyên trợ lý cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt) “Khép lại quá khứ, không ngoái lại quá khứ”, từng câu chữ của ông vẫn cháy bỏng tâm huyết như hồi đầu năm 2006 khi ông gửi đến Tuổi Trẻ bài viết về “thời cơ vàng, hiểm họa đen” của đất nước. Gặp lại ông, câu chuyện gần xa rồi lại chạm đến chủ đề thời sự: Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng.

Sự lựa chọn nào dành cho Việt Nam đây?
(Ghi lại tâm sự với người bạn già chí cốt)

Nguyễn Trung
30-03-2012


HỏiCái thế giới này xoay như chong chóng, cứ theo gió lúc ngược, lúc xuôi, chẳng biết đằng nào mà lần, theo anh làm sao bây giờ? 
Trả lời: Anh không bắt thế giới ngừng xoay được, lại càng không thể bắt nó xoay theo ý mình. Vậy chỉ còn một cách: Tạo ra được cái nhìn xác thực sự vận động không ngừng của địa kinh tế và địa chính trị toàn cầu luôn luôn như một đòi hỏi tất yếu.  Để không thụ động rơi vào nguy cơ, không bị lạc lõng trên trường quốc tế, và đặc biệt quan trọng là để tìm ra khả năng biến nguy cơ hoặc thách thức thành thời cơ, nhất thiết phải hiểu rõ từng giai đoạn vận động của thế giới. 

Kính cẩn vĩnh biệt
Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thế là người cuối cùng của thế hệ làm nên Cách Mạng Tháng Tám  - Đại tướng Võ Nguyên Giáp - đã ra đi! Một chiến sỹ bất khuất, một vị tướng tài ba như một huyền thoại của một dân tộc mất nước quyết hy sinh tất cả để giành lại đất nước, một người yêu nước nhất mực trung thành với lợi ích quốc gia đã cống hiến đến giờ phút cuối cùng tất cả ý chí và nghị lực của mình cho sự nghiệp cứu nước và dựng nước! Tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ mãi mãi gắn liền với những cột mốc, những sự kiện lịch sử đáng ghi nhớ của các chặng đường dân tộc ta đã đi qua suốt bốn cuộc kháng chiến cứu nước chống xâm lược cũng như 38 năm đầu tiên đầy gian truân của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Việt Nam và địa chính trị thế giới hôm nay
(Tham luận tại Hội thảo “Lý thuyết địa chính trị và địa chính trị của Việt Nam hiện nay”, do trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn  / Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức
Hà Nội, tháng 3 năm 2012)

Nguyễn Trung
I.                  Dẫn đề: Thế giới đi vào thời kỳ phát triển mới

1.     Diễn biến của tình hình:

Yếu tố (1)”: Một thời, vào lúc chiến tranh lạnh kết thúc (tính mốc từ khi các nước hệ thống Liên Xô Đông Âu cũ sụp đổ cuối thập kỷ 1980), thế giới chuyển vào thời kỳ hậu chiến tranh lạnh, quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới trong giai đoạn này đạt tới cao điểm mới, với đặc điểm nổi bật nhất là thế giới hầu như trở thành một thị trường thông xuốt và đồng nhất (có lúc còn được gọi là “thế giới phẳng” – T. Friedman). Yếu tố (2): Hơn thế nữa, ở thời kỳ cao điểm này của toàn cầu hóa kinh tế thế giới, kinh tế các nước phương Tây nhìn chung đạt tới sự phát triển thịnh vượng mới trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh. Dẫn đầu sự phát triển này là Mỹ, với tính cách là nền kinh tế lớn nhất và năng động nhất, đồng thời cũng là siêu cường mạnh nhất giữ ảnh hưởng chi phối địa chính trị toàn cầu. Thực tế này cũng là yếu tố quyết định nhất hoàn thiện hoặc nâng cao vai trò của các thể chế quốc tế và khu vực hiện hữu, nổi bật là vai trò của Liên Hiệp Quốc, của Tổ chức Thương mại thế giới, sự hoàn thiện của cộng đồng Liên minh Châu Âu và vai trò của đồng Euro... Các chuẩn mực của trật tự quốc tế thời kỳ này được củng cố rõ rệt, luật pháp quốc tế nhìn chung có một khả năng thực thi hay áp dụng (hoặc áp đặt) lớn hơn so với các thời kỳ trước.
Vượt lên nỗi sợ
(Viết theo những tài liệu và thông tin sưu tầm được)
Nguyễn Trung

Hà Nội, tháng 1 - 2012



1

          “Vượt lên nỗi sợ” (Freedom from Fear), đấy là tựa đề diễn văn nổi tiếng của bà Aung San Suu Kyi viết năm 1990, nhân dịp bà được trao giải thưởng Rafto và giải thưởng Sakharov về “tự do tư duy”.
Bà Suu Kyi viết diễn văn này trong hoàn cảnh bị tước hết mọi quyền tự do: Bà bị chính quyền quân phiệt giam tại nhà rất hà khắc từ 20-07-1989, trừ một vài năm được nới lỏng, mãi đến ngày 13-10-2010 mới được trả lại tự do. Trong khoảng thời gian này, đã có lúc bà Aung San Suu Kyi bị giam tại nhà tù chính khét tiếng ở Rangoon dành cho các tù nhân chính trị.

Để tham khảo

Câu chuyện Myanmar
Hà Nội, 25-02-2013 

Nguyễn Trung


          Tướng Thein Sein nhậm chức tổng thống Myamar chưa đầy hai năm. Dưới quyền ông, Myanmar từ bóng tối của chế độ quân phiệt đẫm máu đang bước ra ánh sáng của một thể chế chính trị dân chủ. Bạn bè gần xa của Myanmar đến hôm nay vẫn chưa hết ngỡ ngàng về bước phát triển này.

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

Sự vận động của ngôn ngữ
qua đời sống hàng ngày
(phiếm đàm)
Nguyễn Trung


          Quan sát sự vận động của các từ ngữ có tính là dạng khái niệm có thể cung cấp cho chúng ta một cái nhìn khái quát bất ngờ. Để đơn giản hóa câu chuyện cho chủ đề này, xin tạm phân chia các giá trị trong đời sống thành 2 nhóm thiệnác.
Hà Nội, Tháng Tám 2013
Suy ngẫm về thời cuộc

 
Nguyễn Trung[1]


Nội dung

Dẫn đề………………………………………………………………………………………………………… tr.  1

I – Vài nét về thế giới hôm nay……………………………………………… tr.  3
II – Đôi lời về Mỹ …………………………………………………………….   tr.  4        
III – Đôi điều lưu ý về Mỹ……………………..  .…………………………     tr. 11
IV -  Trung Quốc trở thành vấn đề của cả thế giới……………………….   tr. 28
V -  Siêu cường đang lên Trung Quốc có thể với tới đâu………………..  tr. 43
VI – Siêu cường Trung Quốc không thể lãnh đạo thế giới………………   tr. 52
VII – Nhìn lại chặng đường 38 năm………………………………………     tr. 63
VIII - Thách thức, cơ hội và sự lựa chọn của Việt Nam  ………………..   tr. 96

 Tài liệu tham khảo…………………………………………………………. tr. 123


*

Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

thời đại mới
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN

Số 21  - Tháng 5/2011



“Tô-tem sói” ngày nay là con sói ngày càng hung dữ
Nguyễn Trung
Hà Nội

1. Kịch bản leo thang mới
          Trước hết, tôi xin mượn văn học để bàn chuyện chính trị, rất cảm tính, song đó lại là cảm nhận thật của tôi về Trung Quốc hiện đại.
          Đã nhiều năm trôi qua, khi tôi gấp quyển tiểu thuyết “Tô-tem sói” lại, mà hôm nay cảm giác ghê sợ đến buốt lạnh về khát vọng sói mà Khương Nhung để lại trong đầu tôi vẫn còn rõ lắm. Ngay trong cuộc họp của Trung tâm Văn hóa Đông-Tây năm ấy ở Hà Nội giới thiệu cuốn tiểu thuyết này, tôi đã nói rõ cảm nghĩ của mình: Vượt lên trên tất cả những gì Khương Nhung gửi gắm vào các con chữ mình viết ra, dù vô tình hay hữu ý, gần như là một bản năng trong tiềm thức, Khương Nhung đã tự hé lộ ra cho người đọc một bản năng sói - như một văn hóa, một lẽ sống, một đặc tính rất Hán của quốc gia Trung Quốc… Và hình như cái tự bộc lộ ra từ bản năng, từ tiềm thức như thế bao giờ cũng là thật nhất, đúng với bản chất nhất! Sự hưởng thụ trong tôi những cái hay mà một quyển tiểu thuyết có thể đem lại không đọng lại được bao nhiêu, nhường chỗ cho câu hỏi: Đứng cạnh một Trung Hoa đang lên như vậy, nước ta xử sự thế nào? 

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

1

Phải chặn đứng nguy cơ tái diễn kịch bảnThành Đô 1990

Nguyễn Trung
Trong lịch sử ngoại giao Việt Nam kể từ sau khi đất nước đã hoàn thành sự
nghiệp độc lập thống nhất ngày 30-04-1975 cho đến hôm nay, sự kiện hội nghị bí
mật Thành Đô tháng 9-1990 giữa hai đoàn đại biểu cấp cao hai nước Việt – Trung
để bình thường hóa quan hệ là một thất bại nhục nhã của nước ta, bẻ ghi con đường
phát triển của nước ta dẫn đến tình hình đất nước như hôm nay: Một lần nữa Trung
Quốc lại trở thành mối uy hiếp trực tiếp và nguy hiểm nhất đối với độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ và con đường phát triển của nước ta.

Trấn áp chỉ đưa chế độ đi tới sụp đổ! 
Nguyễn Trung


               Ông Hồ Ngọc Nhuận coi cách thức tiến hành vụ xử án Nguyễn Phương Uyên – Đinh Nguyên Kha ở Long An là một việc làm ô nhục. Luật sư Lê Hiếu Đằng coi bản án dành cho vụ này thể hiện xu hướng phát xít hóa của chế độ. Trong vòng chưa đầy 24 giờ hàng nghìn người có lương tri sống ở trong nước và ở nước ngoài đã ký tên vào Lời kêu gọi ngày 20-05-2013, nội dung: phản đối bản án đánh vào lòng yêu nước của hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha, và đòi trả lại tự do cho họ ngay tức khắc. Dư luận tiến bộ trên thế giới bầy tỏ sự bất bình về bản án, đồng thời cảnh báo việc xử án như vậy cho thấy sự vi phạm ngày càng nghiêm trọng Công ước về Quyền con người mà Chính phủ Việt Nam đã ký kết tham gia. 

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Thư ngỏ của ông Nguyễn Trung gửi Quốc hội, Chính phủ và ĐCSVN về sửa đổi Hiến pháp

Hà Nội ngày 19-02-2013

Kính gửi
- Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam,
- Toàn thể Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam,
- Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Cải cách toàn diện ở Trung quốc… và Sửa đổi hiến pháp ở Việt Nam

Cải cách toàn diện ở Trung quốc… và
Sửa đổi hiến pháp ở Việt Nam

Nguyễn Trung


                Cả thế giới dồn sự chú ý của mình về cuộc cải cách toàn diện do hội nghị lần thứ 3 của BCHTƯ khóa 18 của ĐCSTQ (09-12 tháng 11-2013) khởi xướng. Cuộc cải cách này ở Trung Quốc được coi là có quy mô lớn hơn và mang nội dung sâu sắc hơn cuộc cải cách do Đặng Tiểu Bình phát động cách đây trên 3 thập kỷ đã mở đường tạo ra nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hôm nay.

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Sự vận động của ngôn ngữ
qua đời sống hàng ngày
(phiếm đàm)
Nguyễn Trung


          Quan sát sự vận động của các từ ngữ có tính là dạng khái niệm có thể cung cấp cho chúng ta một cái nhìn khái quát bất ngờ. Để đơn giản hóa câu chuyện cho chủ đề này, xin tạm phân chia các giá trị trong đời sống thành 2 nhóm thiệnác.