Việt
Nam và địa chính trị thế giới hôm nay
(Tham
luận tại Hội thảo “Lý thuyết địa chính trị và địa chính trị của Việt Nam hiện
nay”, do trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn / Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức
Hà Nội, tháng 3 năm 2012)
Nguyễn Trung
I.
Dẫn đề: Thế giới đi vào thời kỳ phát triển mới
1.
Diễn biến của tình hình:
Yếu tố (1)”: Một thời, vào
lúc chiến tranh lạnh kết thúc (tính mốc từ khi các nước hệ thống Liên Xô Đông
Âu cũ sụp đổ cuối thập kỷ 1980), thế giới chuyển vào thời kỳ hậu
chiến tranh lạnh, quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới trong giai đoạn
này đạt tới cao điểm mới, với đặc điểm nổi bật nhất là thế giới hầu như trở
thành một thị trường thông xuốt và đồng nhất (có lúc còn được gọi là “thế giới
phẳng” – T. Friedman). Yếu tố (2): Hơn thế nữa, ở thời
kỳ cao điểm này của toàn cầu hóa kinh tế thế giới, kinh tế các nước phương Tây
nhìn chung đạt tới sự phát triển thịnh vượng mới trong thời kỳ hậu chiến tranh
lạnh. Dẫn đầu sự phát triển này là Mỹ, với tính cách là nền kinh tế lớn nhất và
năng động nhất, đồng thời cũng là siêu cường mạnh nhất giữ ảnh hưởng chi phối địa
chính trị toàn cầu. Thực tế này cũng là yếu tố quyết định nhất hoàn thiện hoặc
nâng cao vai trò của các thể chế quốc tế và khu vực hiện hữu, nổi bật là vai
trò của Liên Hiệp Quốc, của Tổ chức Thương mại thế giới, sự hoàn thiện của cộng
đồng Liên minh Châu Âu và vai trò của đồng Euro... Các chuẩn mực của trật tự quốc
tế thời kỳ này được củng cố rõ rệt, luật pháp quốc tế nhìn chung có một khả
năng thực thi hay áp dụng (hoặc áp đặt) lớn hơn so với các thời kỳ trước.
Với hai yếu tố nổi
bật như vừa trình bầy trên, trong giới nghiên cứu trên thế giới xuất hiện không
ít ý kiến cho rằng khái niệm địa kinh tế và địa chính trị trong bối cảnh
thế giới như vậy không còn thích hợp bao nhiêu nữa; trước hết bởi lẽ: (a)địa lý
khu vực có vai trò ngày càng mờ nhạt trong địa lý toàn cầu, thế giới trong cục
diện ấy về nhiều mặt ngày càng nhỏ lại và có quan hệ hữu cơ mật thiết với nhau
như trong một cái làng; (b)địa kinh tế
và địa chính trị ngày càng không thể tách rời nhau. Sự thật về cơ bản cũng gần giống
như thế. Vì vậy,không phải ngẫu nhiên trong bối cảnh này Francis Fukuyama đã đề
xướng quan điểm “sự cáo chung của lịch sử” (1992), ít nhiều với hàm ý thế giới
từ nay chỉ có một con đường phát triển với những giá trị do thế giới phương Tây
dẫn dắt.
Tuy nhiên, thời
cuộc thế giới trong những thập kỷ vừa qua đã diễn ra năng động và nhanh hơn rất
nhiều so với khả năng nhận thức của con người: Mọi chuyện theo cách nghĩ nói
trên, mà tiêu biểu là của Francis Fukuyama, thành ra không giải thích được cục
diện thế giới mới khi thời kỳ hậu chiến tranh lạnh kết
thúc – có thể lấy mốc từ sự kiện 11-09-2001 và việc Mỹ tiến hành chiến tranh
Iraq 2003, để từ đấy chuyển dần sang thời kỳ cục diện của thế giới một siêu đa
cường như hiện nay.
Như vậy, những vấn
đề của địa kinh tế và địa chính trị trên thế giới thật ra chưa lúc nào mất đi,
luôn luôn biến động, và do đó luôn luôn có những dạng thức thể hiện mới mà
thôi.
Tạo ra được cái
nhìn xác thực sự vận động không ngừng của địa kinh tế và địa chính trị luôn
luôn là đòi hỏi tất yếu để không thụ động rơi vào nguy cơ, không bị lạc lõng
trên trường quốc tế, và đặc biệt quan trọng là để tìm ra khả năng biến nguy cơ
hoặc thách thức thành thời cơ. Muốn luôn luôn nắm được thời cơ và để không bị
“lỡ chân” hay “lạc đường”, lại càng phải hiểu cái thế giới chúng ta đang sống,
cụ thể ở đây là phải nắm vững địa kinh tế và địa chính trị liên quan mật thiết
đến vận mệnh đất nước trong từng giai đoạn vận động của thế giới.
2.
5 nguyên nhân căn bản dẫn đến cục diện thế giới mới
ngày nay:
(i)Điểm nổi bật nhất của cục diện thế giới
hiện nay là siêu cường Mỹ nói riêng và thế giới phương Tây nói chung xuất hiện
những suy yếu mới, sự suy yếu tương đối so với thời kỳ trước trong mối tương
quan toàn cầu. Nguyên nhân hàng đầu của sự suy yếu tương nói trên là sau khi
những quốc gia này hầu như đã tận dụng được mọi yếu tố của quá trình toàn cầu
hóa ở giai đoạn này, bản thân cấu trúc nền kinh tế và thể chế vận hành nó của
những quốc gia này tất yếu nẩy sinh nhiều vấn đề mới, có nhiều vấn đề ngày trở
nên không thích hợp, và các nước đều đứng trước những đòi hỏi phát triển và
thách thức mới. Bản thân sự phát triển của kinh tế thế giới và các mối quan
hệ quốc tế trong thời kỳ này cũng thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế
giới đi vào thời kỳ phát triển mới, với những hệ quả chính trị mới ở phạm vi từng
khu vực cũng như toàn cầu, với nhiều vấn đề mới chưa có lời giải. Tựu trung đó
cũng là quy luật của phát triển.
(ii)Trong khi đó vai trò các cường quốc
khu vực ngày càng nổi lên trong thị trường kinh tế thế giới cũng như trên bàn cờ
chính trị quốc tế. Đặc biệt là Trung Quốc đang đi những bước quyết liệt trên
con đường thực hiện ý đồ trở thành siêu cường thế giới – hiện nay đã là nền
kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và đang được dự báo sẽ là nền kinh tế có khối
lượng GDP số 1 thế giới vào khoảng gần giữa thế kỷ này. Sự nổi lên của một
Trung Quốc trên con đường trở thành siêu cường cùng với vai trò ngày càng có
thêm nhiều trọng lượng và ảnh hưởng mới của những cường quốc khác như Nga, Ấn Độ
và một số nước phát triển năng động khác… là những nhân tố quan trọng mới, góp
phần thúc đẩy mạnh mẽ sự hình thành cục diện quốc tế mới hiện nay, tạm gọi đó
là cục diện thế giới một siêu đa cường.
(iii)Như một hệ quả tất yếu, sự phát triển
nêu trong điểm (i) và (ii) một mặt làm nảy sinh nhiều vấn đề
kinh tế và chính trị mới trong lòng mỗi quốc gia này (từ cấu trúc kinh tế ngày
càng nhiều bất cập mới, phân hóa giầu nghèo, nạn thất nghiệp, các cuộc khủng hoảng
kinh tế, chính trị, ngày nảy sinh càng nhiều vấn đề mới về di chuyển lao động,
về nhập cư, về cấu trúc ngành nghề, về môi trường và thiên tai, và biết bao
nhiêu các thách thức phi truyền thống khác…). Những biến động như vậy tất yếu
tạo ra những thay đổi lớn trong địa kinh tế cũng như trong địa chính trị ở các
khu vực cũng như trong phạm vi toàn cầu. Trên thế giới xuất hiện những mâu thuẫn
mới, những hình thức hợp tác hay tập hợp lực lượng mới trên cả hai phương diện
kinh tế và chính trị. (Một ví dụ đáng lưu ý: Một thời cao điểm của toàn cầu
hóa trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh, “win – win” được coi như một chuẩn mực
và xu thế chủ đạo chi phối các mối quan hệ quốc tế; song gần đây nhiều ý kiến
cho rằng thế giới hiện nay có quá nhiều thay đổi khiến cho “zero sum game” lại
trở nên lấn át).
(iv)Hàng loạt vấn đề mới xuất hiện trong
kinh tế thế giới – thể hiện qua những cuộc khủng hoảng kinh tế, thương mại, tài
chính tiền tệ và thể chế ở phạm vi khu vực hoặc hoặc phạm vi toàn cầu kể từ thập
kỷ 1990 đến nay, mà cao điểm là cuộc khoảng hoảng sâu sắc của kinh tế các nước
phương Tây hiện nay - bắt đầu từ khủng hoảng kinh tế năm 2008 ở mỹ rồi lan sang
các nước khác. Tổng hợp lại, những cuộc khủng hoảng này ngày càng đậm nét
trên cả 2 phương diện: cấu trúc kinh tế và thể chế vận hành. Hệ quả rõ rệt
nhất của các cuộc khủng hoảng này là hầu hết các quốc gia, trước hết là các nước
phát triển phải (a)xem lại cơ cấu kinh tế của mình – chủ yếu theo hướng tăng cường
sức sống của thị trường nội địa; (b)đồng thời phải xem xét lại các thể chế hiện
hành – đặc biệt là sự vận động của hệ thống tài chính tiền tệ và vấn đề nợ
công, vân vân…
(v)Trong một thế giới đầy biến động
năng động như vậy, các nước đang phát triển một mặt ít nhiều khai thác được những
thuận lợi của quá trình toàn cầu hóa - trong chừng mực những nước này thông qua thúc
đảy quá trình dân chủ hóa trong nước tạo ra được cho mình khả năng thích nghi cần
thiết, một số nước đạt được những tiến bộ thay đổi hẳn số phận của mình – như
Indonesia, Kazakhstan, Brasil, Nam Phi, Thổ-nhĩ-kỳ... Song mặt khác không ít
các nước thuộc nhóm này lâm vào khủng hoảng kinh tế - chính trị mới, rõ nét nhất
là các cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị kéo dài của nhiều nước châu Phi, một
số nước thuộc Liên Xô cũ tách khỏi Liên bang Nga, một số nước ở châu Mỹ
Latinh... Riêng một số nước Bắc Phi còn xảy ra biến động thay đổi chế độ chính
trị như Tuy-ni-di, Ai- Cập, Ly-bi; hiện nay đang diễn ra ở Sy-ri… Tuy
nhiên, có thể nói trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh và trong tiến trình chuyển
sang cục diện thế giới mới hiện nay, nhìn tổng thể các nước đang phát triển
có sức nặng kinh tế và ảnh hưởng chính trị ngày càng lớn trên trường quốc tế.
Xu này vấn tiếp tục phát triển.
3.
Một số điểm đáng lưu ý trong quá trình chuyển biến
hiện nay của cục diện thế giới
(1)Khác với khi
cục diện thế giới chuyển vào thời kỳ chiến tranh lạnh – kéo dài
hơn 4 thập kỷ, rất căng thẳng, tiêu biểu là hình thành trận tuyến 2 phe (một thời
còn được gọi là “2 phe 4 mâu thuẫn”); rồi đến thời kỳ hậu chiến tranh lạnh,
kéo dài hơn một thập kỷ – mở đầu với sự kiện hệ thống thế giới xã hội chủ nghĩa
sụp đổ cuối những năm 1980, xảy ra không tiếng súng, nhưng trong sự ngỡ ngàng
và xôn xao của cả thế giới; ngày nay thế giới đang trong tiến trình chuyển sang
thời
kỳ của cục diện một siêu đa cường – trong tình hình kinh tế thế giới
lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc cả về cơ cấu và thể chế điều hành. Cuộc khủng
hoảng này tuy không tàn phá như cuộc đại suy thoái 1929-1933 nhưng tác động sâu
rộng đến hầu hết mọi quốc gia và đặt ra đòi hỏi mọi quốc gia phải thay đổi để
tìm đường mở ra một thời kỳ phát triển mới. Vị thế các nước phương Tây –
trước hết là Mỹ suy giảm tương đối so với trước, chiến tranh Iraq và chiến
tranh Afghanistan đi vào thời kỳ kết thúc, vị thế các cường quốc khác có nhiều
thay đổi lớn dẫn đến những mâu thuẫn mới và những hình thức liên kết, hợp tác
hay tập hợp lực lượng mới trong các khu vực và trên thế giới. Có thể nói ngắn
gọn: Kinh tế thế giới đi vào một thời kỳ phát triển mới; đồng thời sự vận động
của mối quan hệ Mỹ - Trung giữ vai trò quan trọng đặc biệt trong cục diện quốc
tế một siêu đa cường đang hình thành.
(2)Ở phạm vi
toàn cầu, sau hơn nửa thế kỷ phát triển của quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế
giới, đặc biệt là sau thời kỳ phát triển cao điểm của quá trình này trong khoảng
2 thập kỷ vừa qua, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay cả về cấu trúc và
thể chế điều hành là hệ quả tất yếu của sự vận động của sự vật. Kinh tế thế giới
trong quá trình này đã tạo ra nhiều thay đổi mới, đòi hỏi phải chuyển sang một
thời kỳ phát triển mới và đặt ra nhiều thách thức mới. Sẽ là một sai lầm nguy
hiểm không cứu vãn được nếu nhìn nhận sự vận động khách quan này của sự vật với
nhãn quan của ý thức hệ - ví dụ theo cách nghĩ: coi sự suy yếu tương đối hiện
nay của phương Tây, trước hết là Mỹ, là sự tàn lụi của chủ nghĩa tư bản, coi những
kết quả trong quá trình “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc là thắng lợi của tính
ưu việt của chủ nghĩa xã hội, vân vân… (Sự thật là từ khi tiến hành cải cách
1978 Trung Quốc đã chuyển sang phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa đặc
săc Trung Quốc, với hệ thống chính trị toàn trị một đảng – vấn đề này sẽ được đề
cập kỹ hơn trong các phần sau). Sự thật khách quan là trên thế giới trong suốt
thời kỳ hậu chiến tranh lạnh và hiện nay không còn chuyện so sánh sự phát triển
ưu việt hay không ưu việt giữa kinh tế tư bản chủ nghĩa và cái gọi là kinh tế
xã hội chủ nghĩa; mà chỉ còn lại sự so sánh ai vận dụng giỏi hơn ai các quy luật
phát triển khách quan của kinh tế trong bối cảnh thế giới hiện tại, con người
cùng với cộng đồng của nó ở phạm vi quốc gia, khu vực hay toàn cầu được hưởng
gì hay phải trả giá như thế nào cho sự phát triển đạt được ấy. Nắm vững
sự vận động khách quan này của sự vật, tạo ra cho mình khả năng thích nghi và
vượt trội để phát triển trong sự vận động tổng thể chung của kinh tế thế giới và
trong cục diện chính trị quốc tế một siêu đa cường đang hình thành là đòi hỏi sống
còn và quyết định sự phát triển thành/bại của mỗi quốc gia.
(3)Dưới góc nhìn
toàn cầu, sự thay đổi cấu trúc kinh tế thế giới thể hiện rõ rệt nhất là Châu Á
– Thái Bình Dương ngày nay trở thành khu vực phát triển năng động nhất trên mọi
phương diện, đặc biệt là ở châu Á. Gắn liền với hiện tượng này là sự việc Trung
Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới – một mặt có những tác động quan
trọng đối với phát triển kinh tế thế giới hiện nay, mặt khác đang gây ra nhiều
thách thức mới ở châu Á và với mức độ nhất định ở phạm vi toàn cầu. Diễn tiến của
tình hình châu Á như vậy là một trong những nguyên nhân chính khiến Mỹ thay đổi
chiến lược toàn cầu, đặt trọng tâm chiến lược vào châu Á với cả 2 mục tiêu:
Kinh tế và chính trị. Về kinh tế, Mỹ coi đẩy mạnh tham gia vào khu vực phát triển
kinh tế năng động nhất này của thế giới là cứu cánh của sự phát triển thịnh vượng
của mỹ. Về chiến lược toàn cầu, Mỹ coi châu Á là khu vực hàm chứa lợi ích cốt
lõi của Mỹ để tiếp tục duy trì vai trò siêu cường số 1 hiện nay. Sự thay đổi chiến lược của Mỹ hướng vào châu Á
còn nhằm đối phó với đối tượng thách thức lớn nhất của Mỹ bây giờ là Trung Quốc.
Trong
bối cảnh như vậy. cùng với sự phát triển ngày càng năng động hơn của Nga và Ấn
Độ, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là châu Á, vừa là nơi hội tụ sức
phát triển năng động nhất của kinh tế thế giới, đồng thời cũng là địa bàn tranh
chấp hay “sân chơi” rất phức tạp của siêu cường Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Ấn
Độ, Liên minh Châu Âu và nhiều nước khác có tiềm lực.
(4)Trong cục diện
mới đang hình thành của thế giới một siêu đa cường, các xu thế tiến bộ vốn đã
hình thành trong quá trình phát triển của thế giới cũng như trong các mối quan
hệ quốc tế ngày nay càng được củng cố và phát triển thêm. Nguyên nhân của tình
hình này một phần do kết quả trực tiếp của sự phát triển kinh tế, phần quan trọng
không kém là là những tác động tích cực của những tiến bộ khoa học kỹ thuật và
sự giác ngộ chính trị ngày càng cao của nhân dân các nước trên thế giới. Đáng
chú ý là giao lưu kinh tế ngày càng sâu rộng ở phạm vi toàn cầu và khả năng lan
toả mạnh mẽ của thông tin do công nghệ tin học đã củng cố và phát triển nhiều giá
trị chung của văn minh nhân loại ngày nay, đặc biệt là: hòa
bình, hợp tác cùng phát triển, tự do, dân chủ, quyền con người, thân thiện và bảo
vệ môi trường. Hơn nữa, trên thế giới ngày càng nhiều vấn đề hay thách
thức truyền thống hoặc phi truyền thống đòi hỏi phải có nỗ lực giải quyết chung
của cộng đồng các quốc gia trong phạm vi khu vực hoặc toàn cầu, việc chia sẻ những
giá trị chung của nhân loại ngày càng trở nên nhu cầu bức thiết. Tất cả càng
làm cho những giá trị chung này của nhân loại ngày càng phát triển và tự khẳng
định vững chắc, chi phối ngày càng mạnh mẽ xu thế phát triển của thế giới.
Trào lưu tiến bộ này tiếp tục chi phối ngày càng sâu rộng các lĩnh vực của đời
sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở phạm vi quốc gia cũng như toàn cầu. Phát
triển theo trào lưu tiến bộ này, cũng như vận dụng trào lưu tiến bộ này cho sự
phát triển của chính nước mình, có thể tạo nên hoặc tăng thêm sức mạnh phát triển
của một quốc gia. Trái lại, đi ngược với trào lưu này một mặt là tự cô lập với
bên ngoài, mặt khác là tự kìm hãm sức phát triển năng động của bên trong, và ở
mức độ nhất định vừa là tự mời chào sự
can thiệp từ bên ngoài và đồng thời sẽ tự dẫn đến sụp đổ bên trong, như đã xảy
ra ở nhiều quốc gia trong mấy thập kỷ vừa qua.
II.
Quan hệ Mỹ - Trung là yếu tố quan trọng nhất chi phối địa chính
trị thế giới ngày nay, nhất là địa chính trị châu Á
Trong cục diện thế giới hiện nay, Mỹ tiếp tục suy
yếu tương đối với tốc độ nhanh hơn so với các thập kỷ trước. Hiện nay, các dự
báo lạc quan cũng cho rằng phải cần tới 5 năm hoặc lâu hơn nữa Mỹ mới có thể ra
khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế đang lâm vào. Sau khi đưa cuộc chiến tranh Iraq
và cuộc chiến tranh Afghanistan vào giai đoạn kết thúc mà không đạt được (hoặc
không đạt được bao nhiêu) mục tiêu chiến lược đề ra, Mỹ phải trả giá đắt và phải
thay đổi chiến lược toàn cầu theo chiều hướng giảm bớt sư can dự vào các khu
vực để dồn sức tập trung vào châu Á, để củng cố sự có mặt của mình tại khu vực
phát triển năng động nhất của thế giới, và đồng thời để tập trung đối phó đối
thủ chính của Mỹ ngày nay là Trung Quốc.
Về nhiều mặt, Mỹ vẫn còn
tiếp tục giữ được vai trò và ảnh hưởng của mình với tính cách là cường quốc số
1. Hàng ngũ đồng minh các nước phương Tây dẫn đầu là Mỹ nhìn chung không có thay
đổi lớn. Tuy nhiên, điều khiến Mỹ và cả thế giới phương Tây lo lắng là sự suy
yếu của cộng đồng EU và đồng Euro đang đặt ra nhiều vấn đề mới cho khối này với
nhiều hệ lụy cho cả thế giới phương Tây; Nhật vừa mới ra khỏi được những thập
kỷ suy thoái kéo dài thì lại bị thiên tai chưa từng có tàn phá (sự kiện Fukusima
cách đây một năm). Toàn bộ tình hình này
khiến Mỹ càng phải thận trọng hơn trong đương đầu với những thách thức mới.
Tình hình còn trở nên phức tạp hơn ở chỗ EU nói chung, đặc biệt là Đức, Pháp..,
cũng phải tìm cách tăng cường những mối quan hệ mới với Trung Quốc và Nga. –
chủ yếu là quan hệ kinh tế, để giải quyết những khó khăn và những đòi hỏi phát
triển mới (thị trường, nguyên nhiên liệu.., thậm chí đã có lúc EU phải tính đến
cả khả năng tham gia của Trung Quốc cứu đồng Euro thoát khỏi cuộc khủng hoảng
nợ công của một số quốc gia thành viên). Một hiện tượng nữa là Nhật trong khi
vẫn tiếp tục duy trì và phát triển các mối quan hệ truyền thống với Mỹ, phải
chuyển sang dành nhiều công sức và mối quan tâm hơn nữa cho việc củng cố vị thế
của Nhật ở châu Á để tự bổ sung sức hỗ trợ không còn được như trước của Mỹ,
trước hết là Nhật đẩy mạnh những nỗ lực cải thiện quan hệ với Nga, tăng cường các
mối quan hệ mọi mặt với các nước châu Á
khác, tất cả nhằm tăng cường vị thế của Nhật ở châu Á, đồng thời tăng khả năng
đối phó tại chỗ của Nhật với những thách thức đến từ Trung Quốc – có cánh tay
nối dài là Bắc Triều Tiên.
Trong khi đó vấn đề vũ
khí hạt nhân của Bắc Triều tiên, nguy cơ Iran sẽ có khả năng chế tạo vũ khí hạt
nhân, vấn đề nạn khủng bố al-Qeada và vai trò Pakistan chứa đựng nhiều yếu tố
bất thường – đặc biệt là trong những vấn đề liên quan đến mối quan hệ tay ba Mỹ
- Ấn Độ - Trung Quốc, vấn đề Syria, vấn đề Palestin – Israel, vấn đề Iran –
Israel… là những điểm nóng thường trực, chứa đựng nhiều nguy cơ bùng nổ khó
kiểm soát. Trong không ít những vấn đề nhạy cảm này có hiện tượng Nga và Trung
Quốc giữ một lập trường riêng khác hẳn với đa số trong Hội đồng Bảo An cũng như
các nước thành viên trong Liên minh các Quốc gia Ả-rập, rõ
nhất là trong vấn đề Syria. Một số học giả trên thế giới tỏ ý rất nghi ngại vai
trò của Trung Quốc trong những vấn đề nóng của thế giới. Thực tế này làm cho
cục diện thế giới một siêu đa cường đang hình thành chứa đựng những quan hệ
chồng chéo, giằng xé hay đan xen nhau rất phức tạp; mặc dù sân chơi chính của
các cường quốc bây giờ là khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trước hết là châu
Á.
Hiện tượng Trung Quốc
trở thành nền kinh tế có khối lượng GDP lớn thứ 2 trên thế giới và là chủ nợ
lớn nhất thế giới với dự trữ ngoại tế hiện nay lên tới 2300 tỷ USD không phải
là nguyên nhân chính khiến cho Mỹ coi Trung Quốc là đối thủ và là thách thức số
1.
Cho dù đến một thời điểm
nào đó, vào khoảng gần giữa thế kỷ này hoặc sớm hơn, kinh tế Trung Quốc có thể
sẽ có khối lượng GDP vượt Mỹ, song khoảng cách phát triển giữa Mỹ và Trung Quốc
vẫn là rất lớn. Hiện nay, nếu tính theo mức GDP p.c. thì Mỹ vẫn cao hơn Trung
Quốc gần 5 lần; Mỹ vẫn đi trước Trung Quốc một khoảng cách khá xa về khoa học
kỹ thuật – kể cả trong lĩnh vực quân sự. Ảnh hưởng kinh tế, chính trị, văn hóa
của Mỹ hiện nay trên thế giới, nhất là ảnh hưởng của Mỹ đối với xu thế phát
triển của thế giới vẫn là một thế mạnh mà Trung Quốc trong một thời gian dài
nữa (thậm chí có thể là rất dài hoặc không bao giờ) khó lòng với tới hay vượt
qua được. Dù là Mỹ hiện nay suy yếu tương đối so với trước, song hầu như chắc
chắn trong nhiều thập kỷ tới, (hoặc có
thể trong thế kỷ này) không có khả năng Trung Quốc có thể giành lấy vai trò
siêu cường số 1 của Mỹ hiện nay trên bàn cờ thế giới.
Vậy
sẽ có câu hỏi những nguyên nhân gì khiến Mỹ coi Trung Quốc là đối thủ chính và
làm cho quan hệ Mỹ - Trung trở thành nét chính của bức tranh địa chính trị thế
giới ngày nay, nhất là ở châu Á?
Trước khi tìm câu trả
lới, cần nhắc lại rằng từ thời Bush(con), Clinton, song càng rõ nét hơn nữa là
từ thời Obama, Mỹ nói riêng và cùng với Mỹ là cả thế giới phương Tây ý thức rõ ràng
tính phức tạp của sự phát triển dưới cái vỏ bọc “trỗi dậy hòa bình” của Trung
Quốc trên con đường trở thành siêu cường. Từ rất sớm Mỹ và các nước phương Tây
chủ trương hướng sự phát triển này vào
nguyên tắc “phát triển gắn với gánh vác trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế”.
Đi xa hơn nữa, khi lên làm tổng thống, Obama đã có những nỗ lực lớn cố tạo ra
một thể chế “G2”, với hy vọng Mỹ và Trung Quốc cùng nhau chia sẻ trách nhiệm
của mình và góp phần của mình đối với cộng đồng quốc tế. Bây giờ Mỹ thừa nhận
những nỗ lực này đã thất bại.
Thực tế hiện nay là: Không phải khối lượng GDP lớn thứ hai trên
thế giới và 2300 tỷ dự trữ ngoại tệ làm nên thách thức trực tiếp của Trung Quốc
đối với Mỹ và thế giới phương Tây.
Thách
thức của Trung Quốc đối với Mỹ và thế giới phương Tây đến từ phương thức
phát triển của Trung Quốc dưới cái tên gọi “trỗi dậy hòa bình” – bằng mọi
phương tiện kinh tế, chính trị, ngoại giao, quyền lực mềm, khi cần thiết và
trong những điều kiện nhất định bao gồm cả bằng uy hiếp vũ trang, các bạo lực
khác của quyền lực rắn và quyền lực mềm, với phương thức vận dụng là “mục tiêu
biện minh cho biện pháp”.
Vấn đề càng trở nên rắc
rối ở chỗ, dù muốn hay không, sự phát triển kinh tế của Trung Quốc với tầm vóc
là nền kinh tế sô 2 thế giới liên quan mật thiết, tốt hoặc xấu, đến sự phát
triển kinh tế của châu Á nói riêng và của cả thế giới nói chung.
Có thể nói, kể từ khi tiến hành cải cách năm
1978, trong vòng gần 5 thập kỷ vừa qua Trung Quốc đã đi được chặng đường mà về
nhiều mặt các nước tư bản trước kia phải đi mất khoảng 2 thế kỷ. Tận dụng lợi
thế rất lớn về quy mô kinh tế của mình, Trung Quốc là nước thành công bậc nhất
trong việc nắm bắt những đặc điểm của xu thế phát triển kinh tế của thế giới
trong quá toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, đã tiến hành những biện pháp quyết
liệt, nhiều khi rất tàn bạo đối với trong nước, và thực dụng một cách triệt để
đối với thế giới bên ngoài, tất cả để giành lợi thế cho Trung Quốc. Tất cả đã
làm cho Trung Quốc trở thành “công xưởng của thế giới” gần như với bất kỳ giá
nào, với nhiều tác động đối với toàn thế giới. Đấy chính là những thành quả không
ít máu và nước mắt của chủ nghĩa tư bản nhà nước toàn trị trong thể chế chính
trị một đảng có tên gọi là chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Những sự kiện ở
Thiên An Môn, Tân Cương, Tây Tạng... là những cột mốc của hành trình đi đến
những thành quả này. Khi nội bộ Trung Quốc suy yếu hay có vấn đề, giải
pháp thường gặp là hướng những vấn đề ấy ra bên ngoài; cuộc chiến tranh tháng
2-1979 đánh biên giới phía Bắc của Việt Nam là một trong nhiều ví dụ. Bằng mọi
thủ đoạn của quyền lực rắn và quyền lực mềm, trên thực tế đến nay Trung Quốc đã
tạo ra được một thứ quan hệ thiên triều - chư hầu kiểu mới
dành cho một vài nước lệ thuộc.
Với quan điểm mục tiêu
biện minh cho biện pháp, quyền lực mềm của Trung Quốc không quan tâm đến các
giá trị, hành động theo nguyên lý cái gì
không làm được thì để cho tiền làm, cái
gì tiền không làm được thì nhiều tiền hơn nữa sẽ làm được; cái gì một năm chưa làm được thì hai năm, ba
năm, một thập kỷ, vài thập kỷ sẽ làm được… Tại cả 5 châu lục trên thế giới,
nhất là tại châu Phi, một số nước châu Mỹ La-tinh.., có thể nói Trung Quốc đã thực
hiện được ở mức đáng kể việc “mua” các thứ như quyền lực, ảnh hưởng, quan hệ,
cơ hội, nguyên liệu, hàng hóa… Trung Quốc có quan hệ chính trị tốt với hầu hết
các chế độ diệt chủng ở châu Phi, gây ra được sự lũng đoạn chính trị nghiêm trọng
ở nhiều quốc gia, kể cả ở một vài nước phát triển (tới mức một vài chính khách
của vài nước này phải ra đi vì mắc bãy tham nhũng của Trung Quốc). Nhiều học giả
trên thế giới thừa nhận Trung Quốc ngày nay thành công vượt xa chủ nghĩa thực
dân mới của thế giới phương Tây trước đây trong việc vơ vét tài nguyên, mở rông
“quan hệ” bằng mọi cách, và bành trướng ảnh hưởng của mình[1].
Đặc
biệt nghiêm trọng là Trung Quốc trở thành thách thức quân sự trực tiếp và có những
tranh chấp biên giới đối với hầu hết các nước láng giềng (kể cả Nga và Ấn Độ) –
gần đây nhất là các vụ đụng độ (2010 và 2011) với hải quân Nhật Bản liên quan đến
tranh chấp đảo Senkaku, vai trò của Trung Quốc thế nào trong việc Bắc Triều
Tiên bắn chìm tầu Cheonan của Hàn Quốc tháng 5-2010?; trong hiện tại đang nóng
bỏng tham vọng “đường lưỡi bò 9 vạch” của Trung Quốc ở Biển Đông…
Những sự việc trên cho thấy Trung Quốc trở thành vấn đề của cả thế giới. Đã nhiều lần phía Trung Quốc phải tìm cách
thanh minh. Gần đây nhất, tháng 6-2011, Trung Quốc ra bạch thư để trấn an dư
luận, giữa lúc Trung Quốc đẩy nhanh việc đưa hàng không mẫu hạm của mình vào
hoạt động cùng với việc chuẩn bị đưa dàn khoan khủng đi vào Biển Đông!.. Tại kỳ họp Quốc
hội Trung Quốc tháng 3-2012 thông qua ngân sách quốc phòng đạt 100 tỷ USD, Ôn
Gia Bảo giải thích lý do: Trung Quốc cần đánh thắng các cuộc chiến tranh cục bộ.
Mỹ và phương Tây đều lo
ngại để cho xu thế phát triển nói trên của Trung Quốc tiếp tục thoát khỏi tầm
kiểm soát có hiệu quả, sẽ có thể là hiểm họa khó lường. Giới nghiên cứu Mỹ công
khai thừa nhận trong khi Mỹ sa lầy vào chiến tranh Iraq và Afghanistan, Trung
Quốc đã lấn sân quá xa, thừa nhận Mỹ đã phản ứng đối phó chậm, và đặt ra nhiều
nghi vấn về vai trò của Trung Quốc trong một loạt vấn đề nóng bỏng của thế
giới…
Cả Mỹ và phương Tây đã vỡ
mộng: Sự phát triển kinh tế của Trung Quốc cũng như việc khuyến khích Trung Quốc
hội nhập vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế không làm cho dân chủ ở Trung Quốc
phát triển, cũng không thúc đẩy được Trung Quốc gánh vác và chia sẻ trách nhiệm
quốc tế của mình, mà chỉ mang lại cho Trung Quốc khả năng lợi dụng những thể
chế hiện có và khai thác những cơ hội diễn ra trong quá trình hội nhập này.
Thực tế diễn ra trong
những thập kỷ hậu chiến tranh lạnh và hiện nay cho thấy Trung Quốc tận dụng rất
giỏi mọi diễn biến phức tạp của kinh tế và chính trị trên thế giới để “lấn sân”.
Trên con đường vươn lên thành siêu
cường, phương thức phát triển của Trung Quốc “mục tiêu biện minh cho biện pháp”
gạt sang một bên những nguyên tắc hay những giá trị hình thành nên trật tự thế
giới hiện nay, vô hiệu hóa đáng kể một số thể chế quốc tế hiện hành – nhất là
trong quan hệ thương mại.
Quyền lực mềm của nước Trung Quốc đang vươn lên
thành siêu cường không cần tuân thủ những giá trị cơ bản là các thành tố của
trật tự quốc tế hiện hành, mà chỉ cần bằng mọi cách đạt được mục tiêu nó muốn.
Do đó Trung Quốc đã mua được rất nhiều thứ và hầu như ở khắp mọi nơi, dù
đó là mặt hàng chính trị, nguyên nhiên liệu, các vùng đất đai, các khu địa ốc,
các Chinatowns mới tại khắp nơi, các khu mỏ, các mối quan hệ
phức tạp với mọi đối tác phức tạp, bí mật công nghệ.., đồng thời cũng bán được rất nhiều thứ, bao gồm từ hàng rẻ - hữu hình hoặc vô
hình - không hiếm hàng độc hại với cả nghĩa đen và nghĩa bóng, trong đó có sản
phẩm mang tên là “chống diễn biến hòa bình”, “chống can thiệp vào nội bộ”…
Làm như vậy, Trung Quốc không theo đuổi mục
đích, hay không quan tâm đến mục đích thúc đẩy xu thế phát triển chung của thế
giới là hòa bình, hợp tác cùng phát triển, tự do, dân chủ, quyền con người, gìn
giữ và bảo vệ môi trường. Phương thức phát triển như vậy của Trung Quốc
trên thực tế đã lũng đoạn ở mức độ nhất định trật tự thế giới hiện tại. Một
thực tế khách quan khác phải được xem xét, đó là trên thế giới hiện có không ít
những
lực trái chiều; trong những điều kiện nhất định và những vấn đề nhất
định, những lực trái chiều này có thể bị lực Trung Quốc hấp dẫn, hoặc
cùng phụ họa với lực Trung Quốc tạo ra các nguy cơ mới hay gia tăng các nguy cơ
hiện có lũng đoạn trật tự thế giới hiện hành. Ví dụ thời sự nóng hổi nhất
hiện nay là sự bất lực không vượt qua được của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc
trong vấn đề Syria. Thực tế này góp phần giải thích vì sao Trung Quốc đã khai
thác được đáng kể tình hình Mỹ bị sa lầy tại Trung Đông và trong chiến tranh ở
Afghanistan, thâm nhập tới mức nguy hiểm vào nhiều nền kinh tế, kể cả ở các
nước phát triển… Trong tình huống nhất định nếu không kiểm soát được, thậm chí
có thể xảy ra xung đột trực tiếp Mỹ - Trung Quốc.
Câu trả lời đã được xác
định của Mỹ và phương Tây đối với Trung Quốc là tránh đối đầu trong chừng mực
có thể, bằng cách tập hợp cả thế giới giữ Trung Quốc trong quỹ đạo chung của xu
thế phát triển trong khuôn khổ trật tự thế giới hiện nay, bao gồm cả những biện
pháp ngăn chặn Trung Quốc bành trướng bằng vũ lực. Lợi ích phát triển của Mỹ và
của thế giới phương Tây cũng như của rất nhiều nước khác trên thế giới cũng đòi
hỏi như vậy. Hơn nữa, trên thực tế khả năng này là hiện thực, bởi vì càng phát
triển, Trung Quốc càng không thể thoát ly được sự phát triển chung của thế giới.
Chưa nói đến thực tế kinh tế Trung Quốc hiện nay cũng đang đày rãy những vấn đề
nan giải, nguy cơ rơi vào khủng hoảng lớn là thường trực, sắp tới cuộc tranh
chấp thị trường và tranh chấp nguyên nhiên liệu sẽ còn quyết liệt hơn nữa ở
phạm vi toàn cầu… Về nhiều mặt, dù một khi trở thành nền kinh tế có quy mô GDP
lớn nhất thế giới, Trung Quốc vẫn hoàn toàn không có khả năng trở thành một đế
chế trong thế giới ngày nay. Thời đại một đế chế chi phối sự phát triển của cả
thế giới đã vĩnh viễn lùi vào quá khứ. Trong khi đó sự chia sẻ các giá trị
chung của văn minh nhân loại đã trở thành xu thế tất yếu và đang ngày càng phát
triển. Xu thế này cũng đang ngày một mạnh lên cùng với sự phát triển kinh tế
ngay trong lòng xã hội Trung Quốc, bất chấp chế độ toàn trị của quốc gia này. Là
một nước lớn có nền văn minh cổ đại rực rỡ, Trung Quốc có nhiều đóng góp lớn
vào văn minh nhân loại. Tuy nhiên, các giá trị của văn minh Đại Hán một thời
từng giữ thế thượng phong một vùng của trái đất đã bị thế giới vượt qua từ
nhiều thế kỷ nay rồi.
Thách thức từ một Trung
Quốc đang trên đường trở thành siêu cường với phương thức phát triển “mục
tiêu biện minh cho biện pháp” theo kiểu
tư duy về “mèo trắng – mèo đen” không cần đếm xỉa đến những giá trị chung
và xu thế phát triển của văn minh nhân loại là những thách thức nguy hiểm, thậm
chí rất nguy hiểm đối với các nước nhỏ yếu và lệ thuộc. Tuy nhiên, thổi phồng
hay đánh giá thấp những thách thức này cũng nguy hiểm không kém.
Bằng lời nói và hành
động, Mỹ khẳng định rõ ràng việc quay trở lại châu Á. Trên thực tế Mỹ đang làm
tất cả - từ việc khắc phục những yếu kém, đổi mới cơ cấu kinh tế, phát triển
kết cấu hạ tầng mới, đẩy mạnh cải cách giáo dục, nỗ lực tạo công ăn việc làm
mới, điều chỉnh lại hệ thống tài chính tiền tệ, bố trí lại lực lượng quân sự và
tiếp tục hiện đại hóa khả năng chiến đấu – đặc biệt ở khu vực châu Á – bất chấp
việc phải cắt giảm ngân sách, đổi mới chiến lược đối ngoại tập trung hơn nữa
vào châu Á – Thái Bình Dương.., tất cả để làm chủ tình hình (tham khảo thêm bài
nói ngày 05-01-2012 của Obama tại Lầu Năm Góc về chiến lược quân sự mới của Mỹ,
và thông điệp đầu năm tại Nhà Trắng của Obama ngày 24-01-2012). Trong những nỗ
lực này, Mỹ đặc biệt quan tâm thúc đẩy xu thế của trào lưu phát triển chung
trên thế giới trong trật tự quốc tế hiện nay một cách có lợi nhất cho việc duy
trì vị thế dẫn đầu, vị thế số một thế giới hiện Mỹ đang nắm giữ. Cần thấy rõ
điều này để hiểu rằng những vấn đề về tự do, dân chủ, quyền con người Mỹ thường
nêu lên trong chính sách đối ngoại của mình không đơn thuần là một thứ “vũ
khí diễn biến hòa bình”, mà là các thành tố không thể thiếu trong quốc
sách đối ngoại của Mỹ. Đơn giản là: Muốn dẫn đầu thế giới, Mỹ phải tìm cách đi
đầu trong trào lưu phát triển của thế giới, trước hết vì chính lợi ích sống còn
của Mỹ. Hơn thế nữa các vấn đề tự do, dân chủ, quyền con người là những giá trị cơ bản của nền chính trị Mỹ
mà cả nước Mỹ đang tiếp tục phấn đấu xây dựng, là động lực phát triển thường
trực của chính nước Mỹ, là xu thế phát triển của Mỹ.
Như vậy, không phải
mối nguy Trung Quốc có thể cướp mất vị thế quốc tế số một của Mỹ là nguyên nhân
của hiện tượng Trung Quốc trở thành đối thủ chính của Mỹ. Có tiềm tàng mối
nguy này, nhưng nó chưa phải là vấn đề thời sự, hoặc còn rất lâu mới có thể trở
thành vấn đề thời sự.
Nguyên nhân hàng đầu của
hiện tượng nói trên trước hết là nguy cơ lũng đoạn trật tự quốc tế hiện hành và
do đó cản trở xu thế phát triển của thế giới trong trật tự quốc tế này đến từ
các thách thức nảy sinh trong phương thức phát triển của Trung Quốc, nhất là
trong tình hình kinh tế Trung Quốc đã đạt tới quy mô và ảnh hưởng như hiện nay. Về phần mình, Trung Quốc cũng xem Mỹ là trở
lực lớn nhất của mình (thậm chí gần như bất khả kháng) trên con đường trở thành
siêu cường chế ngự thế giới.
Có thế kết luận, hai xu
thế phát triển hoàn toàn trái ngược nhau như vậy giữa Mỹ và Trung Quốc là
nguyên nhân chủ yếu làm cho 2 quốc gia này trở thành đối thủ chính của nhau trong
cục diện thế giới mới hiện nay. Thực tế này cũng là nét chính của bức tranh địa
chính trị thế giới hiện tại, xắp xếp lại việc tập hợp lực lượng trên thế giới. Ai đi với ai? trong một cục diện thế
giới như vậy cũng có thể được xem là đồng nghĩa ai đi với xu thế nào? trong
quá trình phát triển của thế giới hôm nay.
III.
Việt Nam và địa chính trị thế giới hôm nay
Trước hết cần lưu ý không phải chỉ có tư tưởng
bành trướng Đại Hán là động lực thúc đẩy Trung Quốc vươn lên trở thành siêu
cường. Ít nhiều có thể có nguyên nhân này như là một di sản của văn hóa và lịch
sử. Song quan trọng hơn thế nhiều, thậm chí phải nói động lực chính của sự vươn
lên này là đòi hỏi tự thân của Trung Quốc mở rộng không gian sinh tồn ở phạm
vị toàn cầu trong thế giới hôm nay cho đất nước đông dân nhất thế giới này,
bức thiết đến mức “tồn tại hay không tồn tại?” (to be or not to be?). Trở thành
siêu cường số một thế giới được xem là
động lực thúc đẩy (triebkraft) và đồng thời cũng là biện pháp của Trung Quốc
giải quyết đòi hỏi bức thiết này. Có thể phê phán cách giải thích như vậy
là sặc hơi hướng “Đức quốc xã” ngày xưa, nhưng đó là sự thật khách quan. Hiểu
đúng sự thật khách quan này mới có thể hiểu được thấu đáo tính quyết liệt của
cái gọi là “vấn đề Trung Quốc” trong đời sống chính trị quốc tế hôm nay.
Thật ra trong thời đại
toàn cầu hóa kinh tế thế giới ở trình độ phát triển ngày nay, mở rộng thị
trường của mình ra phạm vi toàn thế giới vừa là một khả năng, vừa là một đòi
hỏi bức thiết cho sự phát triển và lớn mạnh của mỗi quốc gia, dù lớn
hay nhỏ. Vấn đề đặt ra chỉ là Trung Quốc thực hiện đòi hỏi bức thiết này của
mình theo phương thức nào – như phương thức Trung Quốc đang tiến hành, hay lựa
chọn phương thức tham gia vào trào lưu phát triển chung của cả thế giới? Câu
trả lời có được cho đến hôm nay là: Trung Quốc đang thực hiện phương thức hiện
hành, và sẽ còn tiếp tục làm như thế chừng nào Trung Quốc còn giành được mọi
điều kiện cần thiết cho phép duy trì phương thức ấy. Không một sự thông
minh, thiện chí, lòng hảo tâm, hay ý thức hệ xã hội chủ nghĩa nào có thể có
được từ phía Trung Quốc khiến cho quốc gia này tự thay đổi phương thức phát
triển hiện nay của nó, ngoại trừ sự hợp tác của cộng đồng quốc tế ngăn cản có
hiệu quả khả năng phát triển của Trung Quốc mang tính lũng đoạn trật tự quốc tế
hiện nay.
Trong tình hình các
hướng đi khác đều bị án ngữ khó lòng vượt qua hay đều đã có chủ, bành trướng
quyền lực qua Biển Đông xuống phía Nam để mở đường ra đại dương là hướng đi khả
dĩ nhất và duy nhất cho Trung Quốc trên con đường vươn lên thành siêu cường.
Như vậy, địa lý tự nhiên trớ trêu ốp vào Việt Nam số phận là chướng ngại vật
đầu tiên đối với Trung Quốc trên con đường độc đạo này. Đương nhiên Trung Quốc
sẽ tìm mọi cách khắc phục chướng ngại vật này. Sự thật là trong suốt chiều dài
lịch sử quan hệ Việt – Trung sự trêu ngươi này của lịch sử đối với nước ta diễn
đi diễn lại nhiều lần, không hề đặt ra cho nước ta khả năng tránh né nào, mà
chỉ thách thức nước ta lựa chọn câu trả lời như thế nào mà thôi. Cũng phải nói
thêm, trong suốt chiều dài lịch sử ấy, chưa một lần nào Việt Nam tự mình đứng
ra diễn vai “châu chấu đá xe” thách thức Trung Quốc.
Một khía cạnh khác của
vấn đề cần xem xét là: “Siêu cường tương lai Trung Quốc” sinh sau đẻ muộn trong
một thế giới có sẵn một trật tự như hiện nay, tự nhiên Trung Quốc đứng trước
yêu cầu phải tạo dựng ra cho mình các nước vệ tinh làm rào chắn trên hướng phía
Nam còn để ngỏ, lý tưởng là làm sao có được các nước vệ tinh theo mối quan hệ
thiên triều – chư hầu kiểu mới cho mục đích này, lý tưởng nhất là tạo ra
được một nước bàn đạp hay nhiều nước bàn đạp trên hướng đi này.
Chắc chắn Trung Quốc trong phạm vi có thể cũng sẽ không từ một biện pháp hay
thủ đoạn nào ngăn cản sự xuất hiện một quốc gia nào đó sát nách mình ở hướng
Nam này trở thành một “tiền đồn của dân chủ hay của thế giới phương
Tây”. Bởi vì tự thân Trung Quốc đã có quá nhiều việc để làm với các vấn
đề dân chủ và quyền con người ngay trong lòng đất nước họ (đây là gót chân
Achilles của chế độ toàn trị của quốc gia này), Trung Quốc lại càng không muốn
có thêm cửa ngõ lan truyền hay thâm nhập những giá trị này vào nội địa của họ.
Tổng kết quan hệ Việt –
Trung kể từ khi thực hiện bình thường hóa trở lại quan hệ hai nước từ năm 1990 đến
nay, có thể thấy Trung Quốc theo đuổi 2 kịch bản chính trong đối sách với Việt
Nam:
-
Thượng sách là giương cao 16 chữ để tiếp tục thâm nhâp, lũng đoạn, nhằm thúc đảy
quá trình tạo ra một Việt Nam èo uột và lệ thuộc; bằng mọi cách không để cho
chế độ èo uột của Việt nam sụp đổ để Trung Quốc dễ bề tiện dụng phù hợp với cái
vỏ bọc “trỗi dậy hòa bình” của mình. Trung Quốc chủ trương đẩy mạnh cô lập Việt
Nam trên thế giới bằng những biện pháp như một mặt vô hiệu hóa các đồng minh láng
giềng sống còn của Việt Nam, nhấn mạnh Việt Nam phải gìn giữ đại cục quan hệ
Trung – Việt để tăng sức ép, đồng thời mặt khác lại dượng dẹ và lôi kéo Việt
Nam đi với Trung Quốc. Đặc biệt quan trọng là Trung Quốc vận dụng quyền lực mềm
tác động nặng nề vào phát triển kinh tế của Việt Nam, đồng thời ngăn cản những
nỗ lực cải cách chuyển Việt Nam sang thể chế dân chủ. Trung Quốc tận dụng mọi
cơ hội tiếp tục uy hiếp biển - đảo, nhằm tạo điều kiện cho những bước lấn chiếm
tiếp theo… Có thể nhận định: Trung Quốc đã đi được một chặng đường dài trong
thực hiện thượng sách này.
-
Hạ sách là: đẩy mạnh các biện pháp đã và đang thực hiện của thượng sách, chấp
nhận hiện trạng một Việt Nam “tranh tối tranh sáng”, trong trường hợp không
ngăn cản được cải cách ở Việt Nam thì tìm mọi cách kìm hãm công cuộc cải cách
này, gia tăng các sức ép của quyền lực rắn và quyền lực mềm để gia tăng thực
trạng èo uột của Việt Nam, đảy mạnh phân hóa bên trong, tăng các biện pháp lũng
đoạn hay trừng phạt kinh tế, khi cần thiết lại có thể “cho một bài học” kiểu chiến
tranh biên giới tháng 2-1979 hay theo kịch bản đánh chiếm một số đảo Trường Sa
tháng 3-1988 - “bài học” lần này nếu xảy
ra, có nhiều khả năng là trên Biển Đông;
ngang nhiên thăm dò và khai thác Biển Đông phần thuộc hải phận của nước ta, vân
vân...
-
Lưu
ý 1: Trong mọi trường hợp,
Biển Đông chỉ là một mặt trận nóng, thậm chí có khi rất nóng trong đối xử của
Trung Quốc đối với Việt Nam.
Tuy nhiên, mặt trận
chính yếu của Trung Quốc là nhằm vào đối nội của Việt nam, trên cả hai phương
diện nội trị và kinh tế, với mục đích khoét sâu những khả năng Việt Nam dễ bị
chấn thương. Thắng trên mặt trận chính yếu này, Trung Quốc hy vọng sẽ thắng
trên các mặt trận khác.
-
Lưu
ý 2: Tuy nhiên, thực tế thời
gian qua, nhất là trong các năm 2010 và 2011, cho thấy không phải Trung Quốc
muốn làm gì với Việt Nam cũng được. Trung Quốc rất ngại có những bước đi đụng
chạm vào tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam và thức tỉnh dư luận thế
giới.
Đối mặt thành công với
một Trung Quốc như vậy là một thách thức, thậm chí là thách thức đối ngoại quan
trọng nhất đối với nước ta hôm nay.
Bàn cờ thế giới hôm nay cũng đặt ra cho nước ta
tình huống: Ngoại trừ Trung Quốc, ngày nay hầu như phần lớn các quốc gia không muốn
thấy trên bản đồ thế giới có một Việt Nam èo uột, phải dưa vào hay phải sống
trong vòng tay ôm ấp của Trung Quốc. Ngoại trừ Trung Quốc, tất cả những quốc
gia này đều mong muốn có một Việt Nam giầu mạnh, phát triển, đứng vững trên đôi
chân của mình và đảm đương tốt vai trò là nhân tố quan trọng thúc đẩy hỏa bình,
hữu nghi, hợp tác và phát triển tại khu vực này và trên thế giới. Có lẽ hầu như
cũng không có một đầu óc tỉnh táo nào trong những quốc gia này nuôi ảo tưởng
biến Việt Nam thành lính xung kích chống lại Trung Quốc tại địa bàn này. Địa
chính trị thế giới và khu vực hôm nay như đã trình bầy trong phần II tự
nó tạo ra cho nước ta bối cảnh và tình hình quốc tế như vậy. Nói
một cách khác chưa bao giờ nước ta lại có nhiều đồng minh tự nhiên hầu như khắp
cả thế giới như bậy giờ - một thực tế như là một sự đền bù của tự nhiên cho cái
thế sự trêu ngươi Việt Nam là chướng ngại vật tự nhiên trên đường đi lên siêu
cường của Trung Quốc. Chẳng có ý thức hệ nào hay lòng tốt nào ở đây cả, mà
chỉ có xu thế phát triển của thế giới hiện nay xắp xếp ra cho nước ta cái bối
cảnh khách quan như vậy ở phạm vi khu vực và quốc tế. Đúng là một cơ hội lớn
chưa từng có dành cho nước ta! Mọi chuyện bây giờ chỉ phụ thuộc vào sự lựa
chọn cách ứng xử của nước ta.
Tại đây, cũng xin nhắc lại vài ý về kinh nghiệm
cũ của nước ta để dựa vào đó cân nhắc chuyện hôm nay.
Trên phương diện đối
ngoại, nhìn ra được và đi cùng với trào lưu tiến bộ của thế giới là một trong
những yếu tố quyết định đã từng làm nên thế mạnh của đất nước ta. Cả thế giới
biết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam do Đảng Cộng Sản Việt Nam
lãnh đạo; song thực tế này không cản trở việc xuất hiện một phong trào rộng
khắp thế giới, ngay cả trong lòng nước Mỹ, ủng hộ cuộc kháng chiến của ta.
Phong trào này là một nhân tố góp phần vô cùng quan trọng vào thắng lợi của
kháng chiến. Không hề có chuyện phong trào này là sự ủng hộ của thế giới
dành cho ý thức hệ xã hội chủ nghĩa hay là cho chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Nguyên nhân đích thực của phong trào đoàn kết ủng hộ này là trong thời đại ngày
nay độc lập và quyền tự quyết của các dân tộc là một trong những giá trị của
trào lưu tiến bộ trên thế giới, được cả thế giới thừa nhận và tôn trọng.
Song từ khi đất nước độc
lập thống nhất cho đến nay, trên thực tế Việt Nam trong quan hệ quốc tế của
mình vừa chưa thành công bao nhiêu trong việc tạo ra cho mình các đối tác chiến
lược (cho đến nay hầu như nước ta mới chỉ đạt được tuyên bố thiện chí của một
số quốc gia coi nhau là đối tác chiến lược); vị trí thực của Việt Nam trong
chính sách đối ngoại của những quốc gia quan trọng trên bàn cờ thế giới hôm nay
nói chung thấp so với đòi hỏi của an ninh và phát triển cũng như so với khả năng
có thể đạt được của nước ta – nguyên nhân chính là quan hệ của ta với những
quốc gia này còn nghèo nàn. Không hiếm trường hợp và trong những hoàn cảnh và
những vấn đề nhất định, Việt Nam đã có lúc không thể tránh được những đòn hiểm
của Trung Quốc, đã có lúc rơi vào tình trạng bị bao vây cô lập – rõ nét nhất là
trong thời kỳ có vấn đề Campuchia, khi Trung Quốc đánh Việt Nam tháng 2-1979 và
chiếm thêm các đảo ở Trường Sa tháng
3-1988, Hội nghị Thành Đô 1990… Không hiếm trường hợp nước ta tự gây ra các khó
khăn không đáng có cho chính mình trong các mối quan hệ quốc tế, ví dụ trong các
vấn đề di tản, vấn đề nhân quyền, vấn đề khép lại quá khứ, vân vân…. Quá trình
Việt Nam gia nhập ASEAN, bình thường hóa quan hệ với Mỹ, quá trình gia nhập WTO
dã diễn ra một cách chật vật và kéo dài không đáng có. Trong 37 năm đất nước
độc lập thống nhất đã bỏ lỡ nhiều cơ hội lớn và quan trọng đối với vận mệnh đất
nước, kể cả những cơ hội thuận lợi cho những vấn đối nội quan trọng của đất
nước như thống nhất và hòa hợp dân tộc, cải cách thể chế chính trị, vân vân…
Không thể đổ lỗi thực trạng này cho thực lực hạn chế của nước ta. Cần thẳng
thắn nhìn nhận nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là những yếu kém và bất
cập của nước ta – cụ thể ở đây là của những người lãnh đạo – trong việc không nhận
thức đúng cục diện thế giới, cũng như trong việc không đề ra được cho đất nước
những quyết sách phù hợp với xu thế phát triển của thế giới, chưa tạo ra được
cho mình vị thế là một thành viên tích cực trong trào lưu tiến bộ của cộng đồng
quốc tế... Trong khi đó tính ỷ lại trông chờ vào giúp nọ giúp kia rất nặng nề (ODA,
viện trợ nhân đạo, viện trợ khoa học kỹ thuật…), vô cùng vụng về trong thu hút
FDI vì có quá nhiều yếu kém về nội trị và tiêu cực, vân vân...
Những kết quả đã đạt được trong xây dựng và
phát triển các mối quan hệ quốc tế 37 năm qua, bao gồm cả kinh tế đối ngoại, vì
có những yếu kém này nên đã bị hạn chế rất nhiều so với khả năng của đất nước
và so với tình hình cho phép. Thực tế này cản trở phát huy cái mạnh của đất
nước, làm trì trệ hay khoét sâu thêm cái yếu kém của đất nước...
Sau 37 năm phát triển, Việt
Nam hôm nay so với tầm vóc của mình, lẽ ra phải có một thực lực kinh tế, chính
trị, văn hóa và tầm ảnh hưởng hoàn toàn khác, với một vai trò là một thành viên
chủ động, xây dựng, tích cực trong trào lưu phát triển của cộng đồng thế giới.
Là một nước đông dân thứ 13 trên thế giới, giữ vị trí chiến lược quan trọng tại
Đông Nam Á, song nước ta chưa giành lấy được vai trò là một thành viên năng động
và có khả năng đóng góp trách nhiệm quan trọng đối với cộng đồng thế giới và
các thể chế của nó; qua thực tế này độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an
ninh quốc gia chưa được củng cố vững chắc và hiện nay đang phải đối phó với
không ít uy hiếp.
Nói
ngắn gọn: 37 năm qua ta chưa
chiếm lĩnh được vị thế tối ưu trong địa chính trị thế giới và khu vực, thậm chí
không hiếm trường hơp là lạc lõng trong cái trận đồ bát quái của đia chính trị
thế giới kể từ khi hệ thống thế giới xã hội chủ nghĩa sụp đổ - sự lạc lõng bắt
đầu từ Hội nghị Thành Đô. Nguyên nhân của mọi nguyên nhân có lẽ là tư
duy ý thức hệ đã dẫn tới nhận thức sai về thế giới chúng ta đang sống và sự
giác ngộ không đầy đủ về lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc của nước ta.
Đã đến lúc phải nuốt mọi cay đắng nhìn nhận
lại tất cả.
Ngày nay, thế giới đang
chuyển vào một thời kỳ phát triển mới làm thay đổi rất nhiều vấn đề căn bản,
tạo ra một cục diện quốc tế với một địa chính trị mới ở tầm thế giới cũng như
trong từng khu vực. Tất cả quốc gia, trong đó có nước ta, đứng trước đòi hỏi phải
tìm ra vị thế tối ưu mới cho mình trong địa chính trị mới của thế giới hôm nay.
Còn hơn thế, sau 37 năm phát triển, nước ta bây giờ bắt buộc phải chuyển sang
một thời kỳ phát triển mới cao hơn, chất lượng hơn, phù hợp với sự vận động của
thế giới trong thời kỳ mới này, cho phép tạo ra chỗ đứng nhất thiết phải chiếm
lĩnh được trong địa chính trị của thế giới hôm nay.
Phải lựa chọn gì? Phải
làm như thế nào?
Trước khi trả lời những câu hỏi trên, việc làm
đầu tiên là cần tỉnh táo nhìn nhận lại thế giới, trên cơ sở đặt lợi ích quốc
gia, lợi ích dân tộc của nước ta lên trên hết, trên lập trường đó thẳng thắn
nhìn lại tất cả những sai lầm, yếu kém của nước ta trong ứng xử với thế giới
suốt 37 năm qua. Cần học hỏi, vận dụng mọi trí tuệ mới nhất của văn minh nhân
loại để nhìn nhận được thấu xuốt những yếu kém nước ta đã mắc phải trong xuốt
thời gian này, từ đó rút ra những kết luận cần thiết cho hôm nay.
Lịch sử không làm lại
được, cũng không vẽ ra được, nhưng trung thực với lịch sử thì sẽ tìm được ở
lịch sử người thầy không thể thiếu được cho vận mệnh của đất nước hôm nay và
trong tương lai. Đánh giá thấu đáo những vấn đề rút ra được từ thực tiễn 37 năm
qua rồi hãy tính đến việc lựa chọn gì trong địa chính trị thế giới hôm nay, làm
như thế nào thực hiện sự lựa chọn ấy. Nhất thiết phải dành đủ tâm sức, trí tuệ
và thời gian cho công việc nghiêm túc này. Phần trên của bài viết này mới chỉ
xới lên một số ý kiến và kết luận sơ bộ.
Thay lời kết
Phần chót của tham luận
xin nêu một vài suy nghĩ về sự lựa chọn.
Hiển nhiên nhân dân ta
chưa bao giờ, và ngày nay càng không bao giờ chấp nhận thân phận một nước chư
hầu - dù là chư hầu cho ai. Chưa bao giờ và bây giờ càng không bao giờ nước ta muốn thách thức một trong hai hoặc cả
hai đối tượng chủ chốt của địa chính trị thế giới hôm nay là Mỹ và Trung Quốc.
Mặt khác, lịch sử cận
đại Việt Nam đã từng nếm đủ mọi điều cay đắng khi đất nước này trở thành trận
địa tranh hùng của các thế lực lớn trên thế giới.
Đồng thời cũng phải
thẳng thắn thừa nhận cho đến nay nước ta chưa thành công bao nhiêu trong việc
làm cho cả 2 quốc gia đóng vai trò trọng yếu trong địa chính trị thế giới hôm
nay là Mỹ và Trung Quốc trở thành đối tác chiến lược của nước ta – mà chính yêu
cầu này (this need, this necessity) lại là điều nước ta muốn có nhất và cũng là
cần thiết nhất cho nước mình trong địa chính trị thế giới hôm nay.
Quan trọng hơn nữa, phải
chăng cục diện mới của thế giới hôm nay đang mang lại cho nước ta những điều
kiện cho phép thực hiện một sự lựa chọn vị thế quốc tế như thế trong địa chính
trị mới của thế giới – nghĩa là những điều kiện cho phép nước ta vươn lên vị
thế trở thành đối tác chiến lược của hai quốc gia trọng yếu này? Bởi vì, dù là
đối thủ chủ yếu của nhau trong địa chính trị thế giới hôm nay, song hiển nhiên
cả Mỹ và Trung Quốc đều không muốn lựa chọn vị thế đối đầu nhau trong chừng mực
họ không bất khả kháng phải làm như vậy.
Suy rộng ra nữa, sự lựa
chọn tránh đối đầu nhau giữa Mỹ và Trung Quốc như thế, khách quan tạo ra thuận
lợi cho nước ta phấn đấu lựa chọn vị thế trở thành đối tác chiến lược của cả hai quốc
gia trọng yếu này trong địa chính trị thế giới hôm nay. Xin nhắc lại một lần
nữa, lịch sử cận đại của nước ta dạy chúng ta phải tránh bằng được số phận trở
thành trận địa giằng xé, tranh hùng của 2 thế lực lớn này trên thế giới. Lựa chọn
vị thế quốc tế trở thành đối tác chiến lược của cả Mỹ và Trung Quốc như thế cho
nước ta hầu như chắc chắn sẽ cho phép nước ta cùng đi được với cả thế giới
trong xu thế phát triển khách quan của nó – một đòi hỏi không thể thiếu đối với
nước ta trong việc tạo dựng ra thế mạnh cho đất nước. Và cũng chỉ với thế mạnh
này, nước ta mới có điều kiện được cả Mỹ và Trung Quốc thừa nhận là đối tác
chiến lược.
Suy nghĩ như trên, có
thể loại bỏ ý kiến cho rằng sự lựa chọn vị thế quốc tế của nước ta như thế chỉ
là một mong muốn chủ quan, duy tâm, không thực tế.
Thậm chí đến đây có thể
khẳng định dứt khoát: Đó là sự lựa chọn chiến lược có ý nghĩa sống còn, nhất
thiết nước ta phải thực hiện bằng được.
Muốn trung thành với lập
trường nguyên tắc ta phải là chính ta, của ta, và vì ta, vì lẽ phải, không là
công cụ hay đồn lũy cho bất kỳ ai, muốn không bị một quốc gia nào khuất phục, cũng
như muốn thực hiện triệt để lập trường nguyên tắc không đi với một bên để chống
một bên, muốn cho mọi quốc gia phải tôn trọng và đối xử bình đẳng với ta, tất
yếu phải chọn cho nước ta vị thế nước ta phải trở thành đối tác chiến lược của
Mỹ và của Trung Quốc.
Tất
cả chỉ còn lại câu hỏi:
Làm thế nào để Việt Nam có thực lực, bản lĩnh và trí tuệ để có thể trở thành
đối tác chiến lược của Mỹ, đối tác chiến lược của Trung Quốc? Làm thế nào để được
cả Mỹ và Trung Quốc nhìn nhận nước ta là một đối tác chiến lược như thế của họ?
Xin đừng lúc nào quên
trở thành đối tác chiến lược của Trung Quốc, một quốc gia có quá nhiều vấn đề
đối với nước ta trong lịch sử và trong hiện tại, hoàn toàn không dễ. Song nếu
không muốn là “thần dân”, “thần” quốc của Trung Quốc, nhất thiết nước ta phải
phải vươn lên xây dựng cho mình vị thế đối tác như vậy trong quan hệ với Trung
Quốc; tư duy đối ngoại của Đại Trung Hoa không có ý niệm “hòa hiếu”.
Vậy có làm được không?
Hiển nhiên, trong cuộc
sống không ai muốn chọn anh ăn mày hay kẻ khố rách áo ôm làm đối tác chiến lược
của mình cả; những người có quyền thế trong xã hội càng không muốn làm như vậy.
Cũng hiển nhiên như thế, một đối tác chiến lược vừa là của Mỹ, vừa là của cả
Trung Quốc với tính cách là 2 đối thủ chính của nhau, nước ta không thể theo
đuổi và thực hiện một thứ ngoại giao 2 mặt, ngoại giao nước đôi, ngoại giao đóng
kịch, ngoại giao trung gian, vân vân… Tất cả những thứ mẹo vặt rẻ tiền này
không thể qua mặt được Mỹ và Trung Quốc. Hơn nữa họ cũng không cần nhưng thứ đó
và nó không thể là sản phẩm của một đối tác chiến lược mà cả Mỹ và Trung Quốc
muốn nhìn nhận.
Vậy chỉ còn một con
đường: Để trở thành một đối tác chiến lược như thế, nước ta phải đủ bản lĩnh và
trí tuệ đóng góp có thực chất vào những vấn đề song phương, đa phương ở phạm vi
khu vực cũng như ở tầm quốc tế mà cuộc sống đòi hỏi, một sự đóng góp mà cả Mỹ
và Trung Quốc đều thấy là cần thiết, là có ích, và đều chấp nhận, nhất là ở khu
vực Đông Nam Á này. Song một sự đóng góp thiết thực và được chấp nhận như thế
chỉ có thể là sản phẩm của một quốc gia có những khả năng tạo ra sự đóng góp ấy
– sản phẩm của một nền ngoại giao có sức sống thực chất trên nền tảng của một
quốc có những phẩm chất làm nên nền ngoại giao ấy. Điều này có nghĩa đòi hỏi
nước ta phải phấn đấu vươn lên quyết liệt để trưởng thành về mọi mặt.
Nếu đặt việc lựa chọn
nói trên như thế là cái đích có ý nghĩa sống còn nước ta nhất thiết phải thực
hiện, thực sự nước ta sẽ phải thay đổi tất cả: thể chế chính trị, đường
lối phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội, trước hết là đường lối giáo dục và
phát triển con người, chính sách đối ngoại; tất cả phải thay đổi theo các chuẩn
mực và các giá trị đã tích tụ được của văn minh nhân loại ngày nay để trở thành
một nước phát triển với 3 trụ cột là kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền,
xã hội dân sự.
Tất cả phải thay đổi với
mục đích làm cho ở nước ta tự do, dân chủ, quyền con người trở thành nguồn lực
vô tận và sáng tạo cho sự thịnh vượng của quốc gia và cho hạnh phúc của dân.
Tất cả phải thay đổi, để
làm cho nước ta trở thành một quốc gia có ảnh hưởng lan tỏa ngày càng rộng rãi
có lợi cho xu thế phát triển vả những tiến bộ của văn minh thế giới.
Không phải chờ đến lúc
nước ta giầu có, mới hy vọng trở thành và được công nhận là một đối tác chiến
lược như thế. Mà ngay từ bây giờ, ý chí thay đổi, quyết tâm thực hiện, bản lĩnh
quốc gia và bản lĩnh dân tộc, sự lựa chọn kiên định đi với trào lưu tiến bộ của
cả thế giới với tinh thần dấn thân… – toàn bộ quá trình này tự nó ngay từ bây
giờ sẽ làm nên và cổ vũ nước ta trở thành và được nhìn nhân là một đối tác
chiến lược như thế. Indonesia hiện nay tuy vẫn là một nước nghèo nhưng đang
mang lại cho chúng ta một ví dụ đáng học hỏi.
Nước ta, muốn hay không,
sau 37 năm phát triển, nay bắt buộc phải chyển sang một thời kỳ phát triển mới,
nhất thiết phải lấy nội dung sự thay đổi vừa trình bầy trên làm nội dung phải
thực hiện cho thời kỳ phát triển mới này của đất nước.
Trong loạt bài viết dưới
cái tựa đề chung là “Viễn tưởng” (4 bài ) và bài “Trách nhiệm lịch sử”[2]
tôi đã mạo muội trình bầy một số suy nghĩ có thể tham khảo cho việc tìm kiếm,
xây dựng những ý tưởng thực hiện sự thay đổi này. Tôi hình dung đấy sẽ là một
sự thay đổi mang tính đổi đời đất nước và thân phận mỗi người Việt Nam chúng ta.
Toàn bộ sự nghiệp này đang ở phía trước, đang chờ đợi ý chí và nghị lực của
từng người dân, của toàn thể dân tộc ta – với nhận thức đúng đắn về cục diện
thế giới, và với sự giác ngộ sâu sắc về lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc.
Việt Nam đã độc lập
thống nhất, song trong địa chính trị thế giới hôm nay nếu nước ta không phấn
đấu tự vươn lên trở thành đối tác chiến lược của Mỹ và của cả Trung Quốc để có
thể cùng đi với cả thế giới, thì phải cam chịu thân phận là một quốc gia èo uột
và bị nô dịch.
Hết
Võng Thị, ngày 16-03-2012
Tài liệu tham khảo:
(1)
Myanmar’s startling changes
Pragmatic virtues
Unravelling the mysteries of a—so far—peaceful revolution
(2)
Nguyễn Trung – “Khép lại quá khứ,Không ngoái lại quá khứ”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét