Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Suy nghĩ về phát triển nguồn nhân lực
ở nước ta
Nguyễn Trung
(Bản chỉnh sửa để đăng trong kỷ yếu)
Hà Nội 10-2007

          I. Đặt vấn đề:

          Hiện nay cả nước đang quan tâm đến vấn đề giáo dục, với mong muốn nước ta sớm có được một nền giáo dục tiên tiến, đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của đất nước. Hơn nữa, phát triển nguồn nhân lực đang trở thành đòi hỏi bức thiết hàng đầu trên chặng đường công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay của đất nước, chặng đường nước rút – vì thời gian từ nay đến năm 2020 không phải là dài.  Bài viết này cố gắng nêu lên một số suy nghĩ ban đầu với cách nhìn như vậy§.
Bàn về Vốn xã hội

Nguyễn Trung
Hà Nội, tháng 4 -2006


          Vốn xã hội đang trở thành một vấn đề ngày càng được quan tâm ở nước ta, đặc biêt là để huy động và phát huy tốt hơn nữa mọi nguồn lực của đất nước cho sự nghiệp xây dựng dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đây là điều đáng mừng.

Trước khi bàn, xin khoanh lại: Vốn được hiểu là những gì đã có sẵn, ở trong quỹ, trong kho hay ở đâu đấy... - được tích lũy hay tạo nên từ sự vận động nào đó trong một quá trình, thiếu đặc tính có sẵn này (instantiated) thì không thể gọi là vốn. Trong phạm vi bài này, khái niệm vốn liên quan chủ yếu đến câu chuyện kinh tế - xã hội.
  Tham nhũng - tiếp cận từ phía hệ thống

Hà Nội, tháng 7 - 2006


Nguyễn Trung


          Chống tham nhũng đang là vấn đề cả nước bức xúc, cả nước đều quyết tâm chống – trừ những kẻ có điều kiện thực hiện tham nhũng. Câu chuyện thời sự hơn là chống như thế nào?

          Góp phần tìm câu trả lời, bài viết này xin đi vào hai vấn đề chính:

-         Đánh giá tình trạng tham nhũng ở nước ta.
-         Chống như thế nào?
Nguyễn Trung


Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2012

         
                   Kính gửi      ông Nguyễn Phú Trọng
                                      Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam



          Thưa ông,


          Đọc tin Brazil hủy chuyến đi thăm chính thức của Ông với cương vị người đứng đầu Đảng Cộng Sản Việt Nam và trên thực tế trong hệ thống chính trị nước ta cũng là người đứng đầu đất nước, tôi thực sự ngỡ ngàng đến tê tái, vì điều này chưa hề xảy ra trong lịch sử ngoại giao nước ta kể từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Thật lòng tôi cảm thấy bị làm nhục. Theo tin của TTXVN, lý do hủy là do phía Brazil có khó khăn đột xuất.
Nguyễn Trung

Hà Nội, ngày 19-02-2013

Thư ngỏ

Kính gửi

-         Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam,
-         Toàn thể Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt nam,
-         Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam


 Kính thưa,

                Tôi là Nguyễn Trung, 78 tuổi, trú tại 10(60A) ngõ 45A, phố Võng Thị, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội. Với tư cách là một trong những người tham gia Kiến nghị của 72 nhân sỹ trí thức về việc sửa đổi Hiến pháp[1] (gọi tắt: Kiến nghị 72),  xin được phép trình bầy một số suy nghĩ của tôi liên quan đến việc sửa đổi Hiến pháp đang được lấy ý kiến nhân dân cả nước

Một là, tôi nghĩ rằng sau 37 năm độc lập thống nhất, lần đầu tiên đất nước lại đứng trước nhiều nguy cơ lớn. Đó là:

-         Cuộc khủng hoảng toàn diện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa hiện nay đất nước đang lâm vào khoảng một thập kỷ nay trầm trọng đến mức đe dọa sự mất còn chế độ chính trị và Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN). Điều này cũng có nghĩa cuộc khủng hoảng này đe dọa nghiêm trọng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, kìm hãm sự phát triển của đất nước. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phải báo cáo tình hình này trước cả nước tại Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, Bộ Chính trị nhận trách nhiệm về mình và đã xin lỗi trước cả nước và toàn Đảng.  

Viễn tưởng
Nguyễn Trung

Lời nói đầu
Trong khi viết bài “Việt Nam và vấn đề sử dụng người tài trong giai đoạn hiện nay (Thời Đại Mới – số 22, tháng 8 – 2011), như một tất yếu khách quan, tôi đụng chạm phải nhiều vấn đề nóng bỏng trong bối cảnh đất nước đang đứng trước ngã ba đường, hoặc là.., hay sẽ là…. Ngay lập tức tôi bị thôi thúc: Phải nói suy nghĩ của mình về những câu hỏi tự mình đặt ra trong bài viết này. Lẽ đơn giản tôi không được phép chỉ đóng vai “người bình luận”.   
Tôi dự định sẽ tìm cách trình bày tập trung những suy nghĩ của mình liên quan đến những câu hỏi đề ra vào 3 bài viết tiếp theo:
  • “Đất nước đang đứng trước bước ngoặt bất khả kháng như một định mệnh”
  • “Suy nghĩ về sự nghiệp duy tân đất nước”
  • “Đảng Cộng Sản Việt Nam phải giành lại vai trò lãnh đạo bị đánh mất”
Với tất cả nỗ lực, tôi cố bám sát thực tế nghiệt ngã, chỉ để tìm ra những khả năng khả thi tối thiểu có thể có trong tình hình hiện nay cho việc giải quyết một số vấn đề hệ trọng đất nước. Tuy nhiên với nhiều lý do xác đáng, sẽ có những câu hỏi khó hoặc đến nay tôi chưa thể trả lời được. Vì những lẽ này, cả ba bài dự định viết này sẽ có cái tựa đề chung là Viễn tưởng.  
Sự thôi thúc trong thâm tâm khiến tôi bỏ qua mọi hạn chế và ngần ngại của bản thân, liều lĩnh viết ra 3 bài viết này với hy vọng sẽ nhận được sự trao đổi rộng rãi trong dư luận. 
Tất cả vì tổ quốc yêu dấu của chúng ta.


 Bài 3


Đảng Cộng Sản Việt Nam phải giành lại
vai trò lãnh đạo bị đánh mất -
 
hay là 
Hoang tưởng?
Nguyễn Trung


Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2010

          Kính gửi đồng chí Nguyễn Phú Trọng,

          Chào đồng chí, tôi xin lấy tư cách đảng viên trao đổi ý kiến với đảng viên viết thư riêng này gửi đồng chí, trước hết vì những nỗi lo trong lòng về tình hình đất nước hiện nay và về Đảng, sau nữa vì có thể đồng chí sẽ là Tổng bí thư khóa Đại hội XI, - mà nếu không phải như vậy đi nữa, thì đồng chí nào khác làm Tổng bí thư, đồng chí và các đồng chí trong Bộ Chính trị khóa  X và XI cũng nên quan tâm những điều tôi xin trình bầy dưới đây.