Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt - Trung - Biển Đông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt - Trung - Biển Đông. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

1

Phải chặn đứng nguy cơ tái diễn kịch bản
Thành Đô 1990

Nguyễn Trung
Trong lịch sử ngoại giao Việt Nam kể từ sau khi đất nước đã hoàn thành sự
nghiệp độc lập thống nhất ngày 30-04-1975 cho đến hôm nay, sự kiện hội nghị bí
mật Thành Đô tháng 9-1990 giữa hai đoàn đại biểu cấp cao hai nước Việt – Trung
để bình thường hóa quan hệ là một thất bại nhục nhã của nước ta, bẻ ghi con đường
phát triển của nước ta dẫn đến tình hình đất nước như hôm nay: Một lần nữa Trung
Quốc lại trở thành mối uy hiếp trực tiếp và nguy hiểm nhất đối với độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ và con đường phát triển của nước ta.
thời đại mới
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN

Số 21  - Tháng 5/2011



“Tô-tem sói” ngày nay là con sói ngày càng hung dữ
Nguyễn Trung
Hà Nội

1. Kịch bản leo thang mới
          Trước hết, tôi xin mượn văn học để bàn chuyện chính trị, rất cảm tính, song đó lại là cảm nhận thật của tôi về Trung Quốc hiện đại.
1
Siêu cường Trung Quốc?

Hà Nội, 6 – 2009
(Nhóm nghiên cứu Trung quốc)
1. Trung Quốc ngày nay là vấn đề của cả thế giới về bất kỳ phương
diện nào.
Với số dân là 1,3 tỷ người, TQ chiếm 1/5 nhân loại, là nước đông dân nhất
thế giới. Có diện tích là 9,6 triệu km2 (chưa kể diện tích biển) TQ là nước lớn thứ
3 thế giới sau Nga và Mỹ. Năm 2008 kinh tế TQ chiếm 12% GDP thế giới, đứng
thứ 3 thế giới, sau Mỹ (22%) và EU (21%), gần gấp đôi Nhật (7%); ngoại thương
chiếm 1/5 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu toàn thế giới, tiêu thụ khoảng 11% sản
lượng dầu, khoảng 20% sản lượng kim loại thế giới…
Trong hơn 3 thập kỷ vừa qua kể từ khi tiến hành cải cách năm 1976, nền
kinh tế TQ tăng trưởng bình quân 9,5%/năm, cơ cấu kinh tế thường xuyên thay
đổi, sản lượng công nghiệp chế biến ngày nay đạt khoảng 43% GDP, tỷ lệ tiết kiệm
gần 50% GDP (cao nhất thế giới, ở Mỹ là gần 10%). Cùng với chính sách tăng
trưởng hướng về xuất khẩu, thặng dư thương mại đã đem lại cho TQ khoảng 2000
tỷ USD dự trữ và hiện nay là chủ nợ lớn nhất thế giới.
Điều đáng chú ý nhất là TQ là một nền kinh tế lớn rất năng động. So với các
nền kinh tế ở Mỹ Latinh hay Ấn Độ (những nước đứng đầu trong hàng ngũ các
nước đang phát triển) trong suốt 3 thập kỷ vừa qua, TQ có tốc độ tăng trưởng kinh
tế gấp khoảng 3 lần, tốc độ tăng trưởng ngoại thương khoảng 2 lần. Là một nước
với dân số lớn nhất hành tinh đang trỗi dậy, TQ rất cần mở rộng không gian sinh
sống của mình, hiện nay rất đói nguyên liệu và năng lượng cần thiết cho nền kinh
tế đang phát triển bùng nổ. Đồng thời TQ có yêu cầu chiếm lĩnh thị trường thế giới
gần như với bất kỳ giá nào – thị trường xuất khẩu, thị trường nhập khẩu, thị trường
tài chính tiền tệ... Trong thời bình không có sự đe dọa trực tiếp nào từ bên ngoài,
chi tiêu quốc phòng của TQ hàng năm thường xuyên tăng 17 – 20%, có lực lượng
quân sự đứng thứ 3 thế giới (sau Mỹ và Nga); hải quân TQ chiếm ưu thế áp đảo
trên Biển Đông và đang tiếp tục được tăng cường với tham vọng trở thành hải
quân nước xanh (hải quân đại dương)… TQ đặt mục tiêu trở thành siêu cường vào
khoảng năm 2050.
http://tuanvietnam.net/vn/thongtindachieu/8131/index.aspx

Hành trình 60 năm ca đt nước 1,3 t dân 28/09/2009 07:51 (GMT + 7) (TuanVietNam)- Ngày 1-10-1949 nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ra đời. Từ ngày ấy quốc gia này bước lên con đường lấy lại vị thế Trung Hoa của mình do nền văn minh của chính nó đã tạo dựng lên cho đến cách đây dăm thế kỷ.
Tính đến ngày 1-10-2009, chặng đường đi được vừa tròn 60 năm: Từ một nước Trung Quốc với khoảng trên 500 triệu dân, ngày nay là 1,3 tỷ người; từ mức thu nhập theo đầu người hồi ấy (1-10-1949) là 60 USD, ngày nay là trên 2000 USD, từ một nước Trung Hoa lạc hậu và quanh năm thiếu đói, bây giờ trở thành công xưởng của thế giới khi bước vào thế kỷ 21. Ngày nay, với nguồn nguyên liệu dồi dào từ khắp nơi trên trái đất này, Trung Quốc đứng đầu thế giới trong sản xi-măng, sắt thép, nhôm và nhiều kim loại khác, là nước thứ hai xuất khẩu ô-tô sau Mỹ. Và theo tính toán của World Bank: có lẽ chỉ trong vòng vài năm tới Trung Quốc sẽ đẩy nền kinh tế Nhật xuống hàng thứ ba trên thế giới về quy mô GDP.
Bản thân Trung Quốc cũng đang ra sức thực hiện mục tiêu trở thành siêu cường vào năm 2050.

30 năm ngày cuộc chiến tranh 17-02-1979

Nguyễn Trung


          Từ nhiều tháng nay không hiếm trên nhiều mạng Trung Quốc các bài về cuộc chiến tranh biên giới Việt –Trung tháng 2 năm 1979. Đương nhiên mỗi bài một cách nhìn về sự kiện đen tối nhất này trong lịch sử ngoại giao Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam – Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Qua lời dịch của bạn bè, tôi được biết những bài này có nhiều nội dung, ý tứ khác nhau. Nếu hỏi tôi nghĩ gì về những bài này, câu trả lời của tôi sẽ là: Rất cần có những nỗ lực nghiêm túc để cả hai bên cùng nhau thực sự khép lại quá khứ, hướng về tương lai.
Biển Đông hòa bình hay nổi sóng?
Tham luận của Nguyễn Trung
tại hội thảo Yale – 18 tháng 11 năm 2009


I.                  Đặt vấn đề

Biển Đông (Eastern Sea) là tên gọi của Việt Nam cho “South China Sea” (tên gọi thông thường của tiếng Anh), là một biển phụ của Thái Bình Dương, rộng khoảng 3,5 triệu km2. Đấy cũng là biển lớn nhất sau 5 đại dương. Biển Đông được bao bọc bởi 10 nước và vùng lãnh thổ là Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Inđônêxia, Brunây, Malaixia, Xinhgapo, Thái Lan, Campuchia và Đài Loan.

Biển Đông có hàng trăm quần đảo, các đảo  nhỏ, các bãi đá ngầm,  giầu các tài nguyên khoáng sản và thủy sản. Biển Đông  có vị trí chiến lược ở Đông Á và Đông Nam Á,  có các tuyến thương mại quốc tế quan trọng giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương – trong đó đặc biệt eo Malacca - một trong các tuyến thương mại lớn nhất của thế giới. Ngoài ra cần lưu ý Biển Đông còn là vùng kinh tế trực tiếp của khoảng 300 triệu dân các nước tại đây.