Hiển thị các bài đăng có nhãn Sách tham khảo: Dấn bước đi lên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sách tham khảo: Dấn bước đi lên. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Nhìn lại

Hà Nội – Võng Thị, những ngày cuối năm 2013
Nguyễn Trung

          4 nội dung lớn nêu trong bức thư của Thủ tướng Võ văn Kiệt ngày 09-08-1995 gửi Bộ Chính trị BCHTƯ ĐCSVN là:
-         Phải nhìn nhận lại thế giới để biết người biết mình.
-         Từ đó nhìn nhận và xác định lại con đường phát triển của Việt Nam, bác lại cái gọi là “nguy cơ chệch hướng”.
-         Nền tảng cho sự nghiệp phát triển đất nước là phải xây dựng nhà nước pháp quyền.
-         Để thực hiện được sự thay đổi trên, mọi việc phải bắt đầu từ xây dựng lại ĐCSVN.

Bức thư này ra đời trong bối cảnh đất nước đứng trước nhiều vấn đề mới và thách thức mới, cuộc khủng hoảng lịch sử của các nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô Đông Âu cũ đang đi vào thời kỳ cao điểm.

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013


                         LỜI GIỚI THIỆU (đã in trên sách)

Một ngôi sao không làm nên bầu trời, nhưng nó vẫy gọi những chân trời, hấp dẫn những ánh mắt muốn hướng đến những khát vọng tìm tòi, khám phá.
Trên tay bạn là cuốn sách của một người muốn trình bày những suy tư của mình về những vấn đề bức xúc, hướng tới khát vọng cháy bỏng thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước trong giai đoạn phát triển mới khi cả thế giới bước vào thế kỷ 21. Yêu lý tưởng vĩ đại đã dẫn dắt dân tộc ta đi qua những chặng đường vẻ vang , mang lại cho tổ quốc ta vị thế ngày nay trong cộng đồng các quốc gia trên thế giới, tác giả càng cháy bỏng tình yêu đất nước mình, dân tộc mình. Thật cảm động khi anh gợi đến câu thơ của Heinrich Heine  "yêu là chết trong lòng"để biểu đạt lòng mình đối với  những vấn đề hệ trọng của đất nước. 

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

(Bản thảo 1.7.)


Việt Nam định hướng xã hội chủ nghĩa
trong
thế giới toàn cầu hoá?


Nguyên Nguyên



I. Khoảng cách một giai đoạn phát triển


          Công cuộc đổi mới ở nước ta mở ra một bước ngoặt đáng ghi nhớ trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Biến nguy cơ mất còn thành thời cơ phát triển, nhân dân ta và Đảng ta trong 15 năm đổi mới, với tất cả ý chí cách mạng và nghị lực sáng tạo, đã làm nên những thành tựu xây dựng kinh tế và phát triển đất nước  chưa từng có kể từ khi nước Việt Nam Dân Chủ cộng Hoà ra đời. Nhờ vậy đời sống của nhân dân được nâng cao rõ rệt, nền kinh tế đất nước thay da đổi thịt, chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa của đất nước đứng vững trước mọi sóng gió, đất nước giành được vị thế quốc tế chưa từng có. Đặc biệt trong những năm 1990 – 1995 kinh tế nước ta lần đầu tiên vượt rất cao mọi chỉ tiêu phấn đấu. Trong khoảng thời gian này tăng trưởng hàng năm của GDP đạt khoảng 8,5 đến 9,5%, tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 20-25%. Riêng về xuất khẩu tổng giá trị kim ngạch năm 1999 bằng 5 lần năm 1991... Nhìn lại, ai quên được những lời dự đoán từ đâu đâu tới  trong những năm tháng ấy: Cộng Hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam sẽ đi vào vết xe đổ của các nước Liên Xô Đông Âu chăng?...

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

III. toàn cầu hoá và chúng ta


1.     Đôi điều về toàn cầu hoá

Rất may đây là vấn đề nhân dân ta quan tâm. Cũng rất may phương tiện báo chí truyền thông có nhiều bài nhiều tin về đề tài này; sách báo trong nước và nước ngoài (đã được dịch sang tiếng Việt) về đề tài này không ít. Xin miễn cho tôi việc bàn nhiều về toàn cầu hoá, bởi vì tôi sẽ chỉ lặp lại, hoặc không nói không viết hay hơn được những gì các bạn đã được nghe, được đọc.

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

iv. “cuộc cách mạng để muộn”


1.     Vấn đề sống còn: Mở rộng không gian kinh tế cho nước ta

Trong biết bao nhiêu vấn đề phải đương đầu trong quá trình toàn cầu hoá hiện nay, vấn đề nào là vấn đề sống còn đối với nước ta?

Thực sự đây là câu hỏi khó, và tuỳ theo cách nhìn của mỗi người.

Theo thiển ý của tôi, vấn đề sống còn  ở đây được hiểu là vấn đề khó nhất và giải quyết được nó thì mới có thể giải quyết những vấn đề khác, mới hy vọng đứng vững trong cái thế giới đầy thách thức này, và mới có thể tiếp tục phát triển. Như vậy chỉ có một thôi.

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Vi. Dấn bước đi lên phía trước


1.     Con đường “cổ điển” đắt và phí quá

Trước khi trình bày những suy nghĩ về ý tưởng vừa mới nhắc lại trong đoạn kết của phần V, tôi xin bình thêm đôi điều về hiện tại.

          Một sự tình cờ thú vị, viết đến phần này, tôi đọc trên sách báo: Có những người Mỹ đang nghiên cứu những thất bại trong chiến tranh xâm lược Việt Nam để ứng dụng vào việc kinh doanh của họ. Đúng là suy nghĩ Mỹ!

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

Mục  lục


I.             Khoảng cách Một giai đoạn phát triển
trang 1-32



II.           chúng  ta đang sống trong một thế giới ngày càng tự giác
trang 32 - 85
1.     Một thế giới ngày càng tự giác tr. 33
2.     Điều tự giác khó nhất  tr. 42
3.     Cái khó nhất trong điều tự giác khó nhất   tr. 48
4.     Dân chủ và  tinh thần yêu nước   tr. 61




III.          toàn cầu hoá và chúng ta
trang 86 - 152
1.     Đôi điều về toàn cầu hoá    tr. 86
2.     Toàn cầu hoá và định hướng xã hội chủ nghĩa   tr. 101
3.     Từ GATT đến WTO   tr. 114
4.     Thế giới đang bước vào nền kinh tế tri thức   tr. 128
5.     Con người, Văn hoá, Chủ quyền quốc gia   tr. 146




IV.         “cuộc cách mạng để muộn”
trang 153 - 184


1.     Vấn đề sống còn: Mở rộng không gian kinh tế cho nước ta     tr. 153
2.     Con đường cách mạng đầy gian khổ   tr. 167
3.     Bàn thêm về xây dựng những giá trị con người   tr. 172






V.          Nhận thức lại mình
trang 184 – 219
1.     Trước hết phải tự tin hơn nữa vào chính mình   tr. 184
2.     Những vấn đề gay cấn nhất   tr. 193



VI.         dấn bước đi lên phía trước
trang 220 – 255
1.     Con đường “cổ điển” đắt và phí quá    tr. 220
2.     Không có bài thuốc tiên   tr. 241
3.     Cất cánh từ mặt đất   tr. 245



VII.       Xây dựng đảng lãnh đạo trong giai đoạn phát triển mới của đất nước
trang 255 - 320

1.     Sứ mệnh lịch sử của Đảng ta   tr.255
2.     Vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp   tr. 260
3.     Dân chủ, của dân, do dân, vì dân là
động lực và yếu tố phát triển    tr. 266
4.     Nền kinh tế nhiều thành phần và
vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh (kinh tế nhà nước)   tr. 271
5.     Cải cách hành chính   tr. 289
6.     Xây dựng Đảng tiền phong chiến đấu
và tăng cường hệ thống chính trị của nước ta   tr. 299


*



Tài liệu tham khảo    tr.  322 - 324


Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013



Phụ lục


***




Góp ý kiến về chiến lược giáo dục: chấn hưng,
 cải cách, hiện đại hoá là nhiệm vụ cấp bách nhất

Hoàng Tụy
Chung quanh cây mía và cân đường

Thu Thành, Trần Dũng, Ngọc Vinh
Báo Nhân Dân 19-6-2000

Hàng năm, Công ty đường Quảng Ngãi đầu tư hơn 10 tỷ đồng phát triển vùng nguyên liệu, đưa các loại mía năng xuất cao vào trồng đại trà ở địa phương.
Chương trình sản xuất một triệu tấn đường vào năm 2000 được thực hiện từ cuối năm 1994 đến nay đã thành hiện thực. Ngành mía đường đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, ổn định đời sống cho hơn một triệu người.

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Những vấn đề đặt ra từ  ngành than

                                                                     Vũ Diêu
                                              Báo Nhân Dân ngày 21-6-2000,  tr.2

Tại sao phải thanh tra?
Chuyện bắt đầu từ ngành than. Ngày 25-5-1999, tại mỏ than Cao Sơn, Tổng Công ty Than họp hội đồng giám đốc và đi đến quyết định ngừng sản xuất luân phiên ở các mỏ. Chiều 25-5-1999, Tổng giám đốc than họp báo, giải thích lý do phải ngừng sản xuất than là do tồn kho quá lớn, đến 4,3 triệu tấn, làm đọng vốn gây thiệt hại lớn cho sản xuất, kinh doanh toàn ngành. Tin ngừng sản xuất được truyền đi trong cả nước, gây hoang mang, lo lắng trong công nhân mỏ và động đến cả Trung ương, Chính phủ.

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

Nền kinh tế mới toàn cầu hoá
Cơ hội và thử thách đối với các nước đang phát triển

Trần Quốc Hùng
5/2000

I - Giới thiệu

Nền kinh tế toàn cầu (KKTC) cơ bản có nghĩa là tự do mậu dịch và tự do được diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Nói một cách chi tiết hơn, tiến trình tiết kiệm, đầu tư, sản xuất, phân phối và tiêu thụ diễn ra trên phạm vi toàn cầu, vượt ra biên giới quốc gia. Trong khoảng thời gian 40 năm trước Thế Chiến I, nền kinh tế thế giới tương đối tự do, ít kiểm soát, di dân cũng dễ dàng. Lượng thương mại và đầu tư thế giới cao so với GDP lúc ấy.

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Các nước châu Á với việcTrung Quốc gia nhập WTO

T.s. Lưu Ngọc Trịnh
Viện Kinh tế thế giới
Báo Nhân Dân ngày 28-6-2000, tr. 5


Theo quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Trung Quốc cần phải đạt được các hiệp định tự do hoá thương mại với tất cả 134 nước thành viên trước khi được xét kết nạp. Mặc dù hiện nay, Trung Quốc còn phải giải quyết một số vấn đề có tính thủ tục và đạt được thoả thuận thương mại song phương với bốn nước nữa là Thụy Sĩ, Mê-hi-cô, Goa-tê-ma-la và Ê-cu-a-đo, song bằng việc đạt được thoả thuận thương mại với Mỹ vào tháng 11/1999, với Liên hiệp châu Âu (EU) vào ngày 19-5-2000, và bằng việc Hạ viện Mỹ phê chuẩn dành cho Trung Quốc Quy chế thương mại hoà bình vĩnh viễn (PNTR) vào ngày 11-5 vừa qua, Trung Quốc đã vượt qua được những rào chắn lớn nhất trong cuộc đàm phán kéo dài 14 năm xin ra nhập WTO. Do vậy, theo nhiều đánh giá, chậm nhất vào cuối năm nay, Trung Quốc sẽ trở thành thành viên của WTO, với thị trường 1.3 tỷ người tiêu dùng, một nền kinh tế có quy mô là 3.928,4 tỷ USD (tính theo đồng giá sức mua - PPP), với giá trị xuất khẩu chiếm 3,3%, đứng hàng thứ 6.

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

Tài liệu tham khảo


1.     Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản, NXB Sự Thật, Hà Nội, 1963.
2.     Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng Sản Việt Nam, NXB Sự Thật, Hà Nội, 1991.
3.     Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII, tháng 1-1994.
4.     Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng Sản Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996.
5.     Các văn kiện các Hội nghi Ban chấp hành Trung ương ĐCSVN khoá VIII lần thứ hai, ba, bốn năm, sáu1, sáu2, NXBCTQG, Hà nội 1997-1998.
6.     Thư của Tổng bí thư ĐCSVN Lê Khả Phiêu nhân dịp 55 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22-12-1944– 22-12-1999, Báo Quân đội Nhân dân, số Xuân Canh Thìn.
7.     Đảng Cộng sản Việt Nam mãi mãi vì dân, vì nước, thuỷ chung với bè bạn – diễn văn của Tổng bí thư Lê Khả Phiêu nhân dịp kỷ niệm lần thứ 70 ngày thành lập ĐCSVN, báo Nhân Dân ngày 3-2-2000.
8.     Báo cáo của chính phủ do Thủ tướng Phan Văn Khải trình bày tại kỳ họp thứ 6  Quốc hội khoá IX, tháng 11-1999.
9.     Bước vào thế kỷ 21 – báo cáo của Ngân hàng Thế giới 1999-2000, bản tiếng Việt, NXBCTQG, Hà nội 1999.
10.            1999 World Development Indicators, CD-ROM, World Bank.
11.            Economic Accounts of the European Union 1998, Eurostat, Theme 2.
12.            Taiwan Statical Data Book 1999, Council for Economic Planning and Development, Taiwan.
13.            Niên giám thống kê, Tổng cục Thống kê, Hà Nội 1999.
14.            Tư liệu kinh tế các nước thành viên ASEAN, Tổng cục Thống kê, NXB Thống kê, Hà Nội 1988.
15.            Global economic Prospects and the Developing coutries, 1998/1999, The World Bank, Washington 1999.
16.            Immanuel Geiss, Geschichte im Ueberblick, Rowohlt, Hamburg 1995.
17.            Globaler Wettbewerb und Nationaler Handlungspielraum – neue Anforderungen an Wirtschaft, Staat und Gesellsachft, Weltforum Verlag, Koeln 1996.
18.            Xây dựng Đảng, Học viên Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 1999 (tái bản, có sửa chữa, bổ sung).
19.            Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, Trần Việt Phương.
20.            Cuộc  cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại và sự xuất hiện nền kinh tế tri thức, Đặng Hữu, tài liệu nghiên cứu chuyên đề.
21.            Nguyễn Mại: Vấn đề phát huy nội lực trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế hiện nay. Tài liệu nghiên cứu chuyên đề về FDI 1999
22.            Khơi thông ách tắc để phát triển kinh tế, Ngô Tuấn Kiệp, tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ, số 5 tháng 3-2000.
23.            Chủ nghĩa Mác và nền kinh tế tri thức, Hứa Tác Cầu, tạp chí Thế trào đương đại, Bắc Kinh, số 1-1999.
24.            Toàn cầu hoá - Quan điểm và thực tiễn, của nhiều tác giả, NXB Thống kê, Hà Nội 1999.
25.            “Những kịch bản của toàn cầu hoá - cách nhìn”, đặc san chuyên đề của báo Le Monde (Pháp) tháng 11-1996.
26.            Xu hướng đổi mới trong lịch sử Việt Nam - Những gương mặt tiêu biểu, Trung tâm thông tin tư liệu lịch sử và văn hoá Việt Nam, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội 1998.
27.            Sử Ký, Tư Mã Thiên, NXB Văn Học, Hà Nội 1988.
28.            “The World Trading System”, 2nd editon, John H. Jackson, The MIT Press, Cambridge, Massachusetts, London, 1999.
29.            Nhà máy ô-tô Lexus và cây ô-liu,  Thomas Friedman, New York Times, New York, 1999.
30.            Hứa Tác Cầu: “Chủ nghĩa Mác và kinh tế tri thức”, tạp chí Thế trào đương đại, TQ, số   1-1999.
31.             “The knowldge Economy”, NXB Buttherworth Heinemann, Đức, 1988: nhiều tác giả.
32.            “Kết quả vòng đàm phán Uruguay về hệ thống thương mại đa biên” Bộ Thương Mại, NCXB Thống Kê, Hà Nội 2000.
33.            Hiến pháp năm 1946 và sự kế thừa, phát triển trong các Hiến pháp Việt Nam, Văn Phòng Quốc Hội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998.
34.            “Con đường đi đến năm 2015...”, John L. Petersen, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.
35.            Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1999.
36.            “So sánh môi trường  đầu tư của Việt Nam với Trung Quốc đại lục...”, Dương Đại Ninh, Viện Nghiên cứu quản lý doanh nghiệp quốc tế của trường đại học Văn hoá Trung Quốc, Đài Loan tháng 1-2000.
37.            “Cạnh tranh cho tương lai”, Thái Quang Sa biên soạn, Trung tâm thông tin KHKT hoá chất, Hà Nội 1999.
38.            “Vận dụng  lợi thế so sánh để phát triển đất nước” Nguyễn Trung, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội 1998.
39.            Làn sóng WTO tác động vào nước ta như thế nào?, Bạch Quang, NXB Trung Quốc kiến tài công nghiệp xã, Bắc Kinh, tháng 6-1999.
40.            Nguyễn Xuân thắng, Khu vực mậu dịch tự do – ASEAN và tiến trình hội nhập của Việt Nam, NXB Tổng cục Thống kê, Hà Nội, 1999.
41.            Sự thịnh vượng và nghèo khó của các quốc gia, David S. Landes, NXB W.W. Norton & Company, New york-London, 1998.



Và một số sách báo, bài viết khác của các cuộc hội thảo khoa học.