Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013



Phải chặn đứng nguy cơ tái diễn kịch bản Thành Đô 1990

Nguyễn Trung


          Trong lịch sử ngoại giao Việt Nam kể từ sau khi đất nước đã hoàn thành sự nghiệp độc lập thống nhất ngày 30-04-1975 cho đến hôm nay, sự kiện hội nghị bí mật Thành Đô tháng 9-1990 giữa hai đoàn đại biểu cấp cao hai nước Việt – Trung để bình thường hóa quan hệ là một thất bại nhục nhã của nước ta, bẻ ghi con đường phát triển của nước ta dẫn đến tình hình đất nước như hôm nay: Một lần nữa Trung Quốc lại trở thành mối uy hiếp trực tiếp và nguy hiểm nhất đối với độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và con đường phát triển của nước ta. 

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Thư ngỏ của ông Nguyễn Trung gửi Quốc hội, Chính phủ và ĐCSVN về sửa đổi Hiến pháp

Hà Nội ngày 19-02-2013

Kính gửi
- Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam,
- Toàn thể Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam,
- Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

thời đại mới
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN

Số 18  - Tháng 3/2010



Việt Nam trong thế giới
của thập kỷ thứ hai thế kỷ 21

Nguyễn Trung
Hà Nội

Như tựa của nó, bài viết này chỉ nêu lên những vấn đề chính Việt Nam sẽ phải đối mặt trong thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI. Với suy nghĩ cho rằng cần làm rõ được những vấn đề đặt ra trước khi suy nghĩ về các giải pháp, bài này không đề cập tới, mà xin dành việc bàn về các giải pháp cho các dịp khác. Với tất cả tinh thần trách nhiệm của mình, người viết bài này đưa ra cách nhìn riêng về một số vấn đề, để ai quan tâm thì tham khảo. Vì hiểu biết và điều kiện làm việc rất giới hạn, những ý kiến trong bài chắc chắn có nhiều thiếu sót, mong được bổ khuyết. 

 Kính dâng Tổ quốc nhân dịp 1000 năm Thăng Long

I. Vấn đề đặt ra 
Việt Nam, kể từ 1986, sau một phần tư thế kỷ thực hiện sự thay đổi căn bản mang tên là đổi mới, đã kết thúc thời kỳ phát triển theo chiều rộng với nhiều thành tựu to lớn có tính bước ngoặt, thay đổi bộ mặt đất nước và được thế giới ghi nhận. Cần nhận định dứt khoát như vậy để gỡ bỏ mọi rào cản, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới. Cần nhận định dứt khoát như vậy trước khi tìm hiểu những vấn đề đặt ra cho Việt Nam phía trước trên con đường phát triển của mình. 

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

(Bản đã chỉnh sửa  ngày 21-08-2007)

Thân phận
công dân thế giới hạng hai!

 Suy nghĩ về chiến lược phát triển đất nước
từ góc nhìn đối ngoại

Nguyễn Trung



Thân phận công dân thế giới hạng hai

Cuối năm 2006, suy nghĩ về thân phận công dân thế giới hạng hai là phản ứng đầu tiên trong tôi sau khi được nghe đài báo loan tin nước ta đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới!

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Cải cách toàn diện ở Trung quốc… và Sửa đổi hiến pháp ở Việt Nam

Cải cách toàn diện ở Trung quốc… và
Sửa đổi hiến pháp ở Việt Nam

Nguyễn Trung


                Cả thế giới dồn sự chú ý của mình về cuộc cải cách toàn diện do hội nghị lần thứ 3 của BCHTƯ khóa 18 của ĐCSTQ (09-12 tháng 11-2013) khởi xướng. Cuộc cải cách này ở Trung Quốc được coi là có quy mô lớn hơn và mang nội dung sâu sắc hơn cuộc cải cách do Đặng Tiểu Bình phát động cách đây trên 3 thập kỷ đã mở đường tạo ra nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hôm nay.

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Trả lời phỏng vấn của báo Sinh viên Việt Nam

http://www.viet-studies.info/
Bản gốc bài phỏng vấn Nguyễn Trung
do Lê Ngọc Sơn – Phương Loan thực hiện
(Bản đăng trên Sinh Viên Việt Nam ngày 26-12-08 đã “bị biên tập” rất nhiều)
1. Ông từng nhấn mạnh những đòi hỏi cấp bách của đổi mới, cải cách đối với Việt Nam sau 22 năm đổi mới. Với riêng giới trẻ, đòi hỏi này đặt ra như thế nào, thưa ông ?
Nếu được phép nói thẳng thắn suy nghĩ của tôi về chính thế hệ mình, xin thưa: Trong sự chuẩn bị cho thế hệ trẻ hôm nay trước thách thức mới của đất nước, thế hệ đi trước – trong đó có tôi – đã phạm nhiều lỗi lầm, làm cho thế hệ trẻ ngày nay của đất nước ta bị chậm trễ. Cá nhân tôi thực sự ăn năn về điều này.
Tôi cho rằng thế hệ chúng tôi đã phạm không ít lỗi; do nhiệt tình cách mạng, do sự bất cập.., và nhiều người trong thế hệ chúng tôi đang ngày càng phạm nhiều lỗi do tha hóa nữa. Mọi yếu kém của chúng tôi để lại nhiều hệ quả cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Mong giới trẻ hôm nay hãy dám và quyết nhận thức đất nước này là của các em và tự quyết định tất cả từ nhận thức này!

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

thời đại mới
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN

Số 18  - Tháng 3/2010




Việt Nam trong thế giới
của thập kỷ thứ hai thế kỷ 21

Nguyễn Trung
Hà Nội

Như tựa của nó, bài viết này chỉ nêu lên những vấn đề chính Việt Nam sẽ phải đối mặt trong thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI. Với suy nghĩ cho rằng cần làm rõ được những vấn đề đặt ra trước khi suy nghĩ về các giải pháp, bài này không đề cập tới, mà xin dành việc bàn về các giải pháp cho các dịp khác. Với tất cả tinh thần trách nhiệm của mình, người viết bài này đưa ra cách nhìn riêng về một số vấn đề, để ai quan tâm thì tham khảo. Vì hiểu biết và điều kiện làm việc rất giới hạn, những ý kiến trong bài chắc chắn có nhiều thiếu sót, mong được bổ khuyết. 

 Kính dâng Tổ quốc nhân dịp 1000 năm Thăng Long

I. Vấn đề đặt ra 
Việt Nam, kể từ 1986, sau một phần tư thế kỷ thực hiện sự thay đổi căn bản mang tên là đổi mới, đã kết thúc thời kỳ phát triển theo chiều rộng với nhiều thành tựu to lớn có tính bước ngoặt, thay đổi bộ mặt đất nước và được thế giới ghi nhận. Cần nhận định dứt khoát như vậy để gỡ bỏ mọi rào cản, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới. Cần nhận định dứt khoát như vậy trước khi tìm hiểu những vấn đề đặt ra cho Việt Nam phía trước trên con đường phát triển của mình. 

Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

Bản thảo 8

Đảng trong giai đoạn phát triển mới của đất nước

Góp ý về đổi mới Đảng

(Bài viết phục vụ nhóm nghiên cứu về "Đổi mới xây dựng Đảng"
Nguyễn Trung

Hà Nội, Tết Mậu Tý
Sửa lại xong tháng 10 - 2008.


Nội dung

I.                  Những vấn đề cuộc sống đặt ra
I.1. Nhìn vào trong nước
I.2. Nhìn ra thế giới

II.               Ngăn chặn xảy ra mâu thuẫn lớn nhất  

III.           Đổi mới Đảng về đường lối cần bắt đầu từ
nhận thức những nhiệm vụ lớn phía trước
*Về nhiệm vụ 1: Chiến lược phát triển kinh tế
*Về nhiệm vụ 2: Xây dựng thể chế kinh tế thị trường – nhà nước pháp quyền – xã hội dân sự
*Về nhiệm vụ 3: Xây dựng đường lối đối ngoại trong giai đoạn phát triển mới của đất nước
*Về nhiệm vụ số 4: Phát triển nền giáo dục tiên tiến
*Về nhiệm vụ số 5: Đổi mới xây dựng Đảng

Kết luận

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

thời đại mới
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN

Số 19  - Tháng 7/2010




Góp ý kiến Đại hội XI
Trách nhiệm lịch sử*
Nguyễn Trung
Hà Nội
Kính dâng Tổ quốc nhân dịp 1000 năm Thăng Long

              I.  Tình hình đã chín muồi
             II.  Bàn thêm về chữ “nếu
            IV. Trách nhiệm lịch sử.
               Tài liệu tham khảo 
*Bài này nên đọc cùng với bài “Việt Nam trong thế giới thập kỷ thứ hai thế kỷ 21” Thời Đại Mới, số 18, tháng 3/2010