Sự lựa chọn nào dành cho Việt Nam đây?
(Ghi lại tâm sự với người bạn già chí cốt)
Nguyễn Trung
30-03-2012
Hỏi: Cái thế giới này xoay như chong chóng, cứ theo gió lúc ngược, lúc xuôi, chẳng biết đằng nào mà lần, theo anh làm sao bây giờ?
Trả lời: Anh không bắt thế giới ngừng xoay được, lại càng không thể bắt nó xoay theo ý mình. Vậy chỉ còn một cách: Tạo ra được cái nhìn xác thực sự vận động không ngừng của địa kinh tế và địa chính trị toàn cầu luôn luôn như một đòi hỏi tất yếu. Để không thụ động rơi vào nguy cơ, không bị lạc lõng trên trường quốc tế, và đặc biệt quan trọng là để tìm ra khả năng biến nguy cơ hoặc thách thức thành thời cơ, nhất thiết phải hiểu rõ từng giai đoạn vận động của thế giới.
|
Nguyễn Trung nguyên trợ lý Cố Thủ Tướng : Võ Văn Kiệt, nguyên Đại Sứ Việt Nam tại Thái Lan, tác giả loạt bài : "Thời Cơ Vàng", "Dòng Đời", "Lũ",...
- A - 6 bài về Đại hội XII
- A - chuyên đề Đại hội XII
- A1 "Lũ" - Final Draft April 2015
- AA - về Đại hội XII ĐCSVN
- AAA - Nhật ký
- AAAA - sự kiện
- AAAAA - 1
- Archive
- Archive - Hiến pháp 1992
- Bản thảo sách: Về kinh tế trí thức
- bauxite Tây Nguyên
- Đảng Cộng Sản Việt Nam
- Đổi mới
- Giáo dục
- Sách tham khảo (1998)
- Sách tham khảo: Dấn bước đi lên
- Suy ngẫm
- Thời Sự
- Tiểu thuyết - Dòng đời
- tiểu thuyết "Hiến dâng"
- Tiểu thuyết "Lũ"
- Viễn tưởng
- Việt - Trung - Biển Đông
Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013
Hội nghị Trung ương 4
– sự kiện Đoàn Văn Vươn
và vấn đề sửa đổi Hiến pháp
Nguyễn Trung
Lời nói đầu:
3 vấn đề lớn nêu
trong tựa đề của bài viết này liên quan mật thiết với nhau và đều cấp bách.
Song đề cập cả 3 vấn đề này trong một bài viết là việc khó và quá lớn, do đó dưới
đây chỉ xin nêu ra một số ý kiến sơ khởi ban đầu.
1
Hội nghị Trung ương 4 đã dành sự quan
tâm lớn cho những vấn đề nóng bỏng nhất về phẩm chất và năng lực của Đảng, quyết
định ban hành nghị quyết "Một
số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay". Bế mạc hội nghị,
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cảnh báo những yếu kém của Đảng[1]
thách thức sự tồn vong của Đảng và chế độ chính trị.
Thư Lữ Phương gửi Nguyễn Trung và Nguyễn Trung trả lời
Thư gửi Nguyễn Trung
Lữ Phương
Sài Gòn, ngày 27 tháng 12 năm 2012
Anh Nguyễn Trung thân mến,
Trong thời gian trị bệnh tôi đã đọc xong Lũ1 của anh, nay cột sống đã bớt đau và tay không còn bị dính vào đường truyền kháng sinh nữa, tôi rị mọ “gõ” những dòng sau đây để đáp lại thịnh tình “mời đọc” của anh.
Và như lời anh dặn từ những dòng đầu, dĩ nhiên tôi đã đọc tác phẩm đó như một sáng tác hư cấu. Không phải chỉ chú ý về sự trùng tên nhân vật với những người ngoài đời mà là toàn bộ diễn biến của câu chuyện. Nhưng phải nói thật rằng, tuy có hấp dẫn vì một số tình tiết, tôi thấy tính chất gọi là “giống thật” (mà những nhà phê bình văn học hay đưa ra để đánh giá một tác phẩm theo trường phái hiện thực) của cuốn tiểu thuyết này là không cao lắm, vì hầu hết việc tạo ra tính cách và ngôn ngữ của các nhân vật, dàn dựng tình huống để các nhân vật tiếp xúc, cách thắt và mở nút cho câu chuyện phát triển… nhiều chỗ đã bị các thủ pháp cường điệu làm cho thiếu tự nhiên, nếu không nói là hơi giả tạo. Có thể phân tích nhiều chi tiết để chứng minh, nhưng tôi nghĩ nếu đi sâu hơn thì sẽ làm cho việc tìm hiểu trọng tâm vấn đề hiện thực do tác phẩm đặt ra – và ở đây là cái thông điệp chính trị cổ vũ cho cuộc chiến đấu thay đổi xã hội – không được quan tâm đúng mức.
Nguyễn Trung – thư trả
lời
Kính gửi anh Lữ Phương
Anh Lữ Phương thân
mến,
(1) Rất cảm ơn anh, nhất là phải cảm ơn và nhiệt
liệt hoan nghênh người ốm mà vẫn dành tâm sức ra tham gia cuộc đánh vật chung
này của đất nước, cảm ơn sự yêu mến anh dành cho tôi qua thư này.
(2) Tôi tôn trọng
những gì anh đã viết ra trong thư - dù là có những điểm phù hợp, chưa phù hợp,
hay không phù hợp với suy nghĩ của tôi, vì tất cả những điều này đều gợi ý tôi
phải suy nghĩ thêm nữa.
Kính cẩn
vĩnh biệt
Đại tướng Võ
Nguyên Giáp
Thế là người cuối cùng của thế hệ làm nên Cách
Mạng Tháng Tám - Đại tướng Võ Nguyên Giáp - đã ra đi! Một chiến sỹ bất
khuất, một vị tướng tài ba như một huyền thoại của một dân tộc mất nước quyết
hy sinh tất cả để giành lại đất nước, một người yêu nước nhất mực trung thành với
lợi ích quốc gia đã cống hiến đến giờ phút cuối cùng tất cả ý chí và nghị lực của
mình cho sự nghiệp cứu nước và dựng nước! Tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
sẽ mãi mãi gắn liền với những cột mốc, những sự kiện lịch sử đáng ghi nhớ của
các chặng đường dân tộc ta đã đi qua suốt bốn cuộc kháng chiến cứu nước chống
xâm lược cũng như 38 năm đầu tiên đầy gian truân của sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ đất nước.
Việt
Nam và địa chính trị thế giới hôm nay
(Tham
luận tại Hội thảo “Lý thuyết địa chính trị và địa chính trị của Việt Nam hiện
nay”, do trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn / Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức
Hà Nội, tháng 3 năm 2012)
Nguyễn Trung
I.
Dẫn đề: Thế giới đi vào thời kỳ phát triển mới
1.
Diễn biến của tình hình:
Yếu tố (1)”: Một thời, vào
lúc chiến tranh lạnh kết thúc (tính mốc từ khi các nước hệ thống Liên Xô Đông
Âu cũ sụp đổ cuối thập kỷ 1980), thế giới chuyển vào thời kỳ hậu
chiến tranh lạnh, quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới trong giai đoạn
này đạt tới cao điểm mới, với đặc điểm nổi bật nhất là thế giới hầu như trở
thành một thị trường thông xuốt và đồng nhất (có lúc còn được gọi là “thế giới
phẳng” – T. Friedman). Yếu tố (2): Hơn thế nữa, ở thời
kỳ cao điểm này của toàn cầu hóa kinh tế thế giới, kinh tế các nước phương Tây
nhìn chung đạt tới sự phát triển thịnh vượng mới trong thời kỳ hậu chiến tranh
lạnh. Dẫn đầu sự phát triển này là Mỹ, với tính cách là nền kinh tế lớn nhất và
năng động nhất, đồng thời cũng là siêu cường mạnh nhất giữ ảnh hưởng chi phối địa
chính trị toàn cầu. Thực tế này cũng là yếu tố quyết định nhất hoàn thiện hoặc
nâng cao vai trò của các thể chế quốc tế và khu vực hiện hữu, nổi bật là vai
trò của Liên Hiệp Quốc, của Tổ chức Thương mại thế giới, sự hoàn thiện của cộng
đồng Liên minh Châu Âu và vai trò của đồng Euro... Các chuẩn mực của trật tự quốc
tế thời kỳ này được củng cố rõ rệt, luật pháp quốc tế nhìn chung có một khả
năng thực thi hay áp dụng (hoặc áp đặt) lớn hơn so với các thời kỳ trước.
iv. “cuộc cách mạng để
muộn”
1. Vấn đề sống còn: Mở rộng
không gian kinh tế cho nước ta
Trong biết bao nhiêu vấn đề phải đương đầu trong
quá trình toàn cầu hoá hiện nay, vấn đề nào là vấn đề sống còn đối với nước ta?
Thực sự đây là câu hỏi khó, và tuỳ theo cách
nhìn của mỗi người.
Theo thiển ý của tôi, vấn đề sống còn ở đây được
hiểu là vấn đề khó nhất và giải quyết được nó thì mới có thể giải quyết những
vấn đề khác, mới hy vọng đứng vững trong cái thế giới đầy thách thức này, và
mới có thể tiếp tục phát triển. Như vậy chỉ có một thôi.
Vượt
lên nỗi sợ
(Viết theo những
tài liệu và thông tin sưu tầm được)
Nguyễn Trung
Hà Nội, tháng 1 - 2012
1
“Vượt lên nỗi sợ” (Freedom from Fear),
đấy là tựa đề diễn văn nổi tiếng của bà Aung San Suu Kyi viết năm 1990, nhân dịp
bà được trao giải thưởng Rafto và giải thưởng Sakharov về “tự do tư duy”.
Bà
Suu Kyi viết diễn văn này trong hoàn cảnh bị tước hết mọi quyền tự do: Bà bị chính
quyền quân phiệt giam tại nhà rất hà khắc từ 20-07-1989, trừ một vài năm được nới
lỏng, mãi đến ngày 13-10-2010 mới được trả lại tự do. Trong khoảng thời gian
này, đã có lúc bà Aung San Suu Kyi bị giam tại nhà tù chính khét tiếng ở
Rangoon dành cho các tù nhân chính trị.
Để tham khảo
Câu chuyện Myanmar
Hà Nội, 25-02-2013
Nguyễn Trung
Tướng
Thein Sein nhậm chức tổng thống Myamar chưa đầy hai năm. Dưới quyền ông,
Myanmar từ bóng tối của chế độ quân phiệt đẫm máu đang bước ra ánh sáng của một
thể chế chính trị dân chủ. Bạn bè gần xa của Myanmar đến hôm nay vẫn chưa hết
ngỡ ngàng về bước phát triển này.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)