Hà
Nội, 13-01-2013
Việt Nam cần một Hiến
pháp như thế nào
cho hiện tại, những
thập kỷ tới,và xa hơn
Một vài suy nghĩ nhân dịp bàn về sửa đổi Hiến pháp 1992
Nguyễn Trung
I
Hiến pháp: Mối quan hệ
“chủ - tớ”
Trong
một nhà nước của dân, do dân, vì dân mọi quyền lực quốc gia đều thuộc về
nhân dân.
Hiến
pháp là bản giao kèo giữa nhân dân và hệ thống nhà nước do nhân dân lập ra.
Trong giao kèo này, nhân dân giao cho nhà nước thay mặt nhân dân những quyền,
và ủy thác cho nhà nước làm những việc được làm, để quản lý đất nước mọi mặt. Với
tính chất giao kèo – nghĩa là có sự ràng buộc lẫn nhau như vậy, nhân dân là người
đi thuê – vai trò người chủ, nhà nước
là người được nhân dân thuê – vai trò đầy tớ, nhất là với nghĩa tớ không
bao giờ có quyền ban phát cho chủ điều này điều nọ.
Vì được nhân dân ủy thác thực thi những quyền của dân, và
được nhân dân giao cho làm những việc được làm, Hiến pháp do đó có quyền lực tối
thượng trong quốc gia và có tính ràng buộc đối với bộ máy nhà nước và mọi
công dân. [1]Trong
một nhà nước pháp quyền như thế, mọi cá nhân, tổ chức, đoàn thể hay đảng phái
chính trị… không được phép đứng trên hay đứng ngoài Hiến pháp.