Nhìn lại
Hà Nội – Võng Thị,
những ngày cuối năm 2013
Nguyễn Trung
4
nội dung lớn nêu trong bức thư của Thủ tướng Võ văn Kiệt ngày 09-08-1995 gửi Bộ
Chính trị BCHTƯ ĐCSVN là:
-
Phải
nhìn nhận lại thế giới để biết người biết mình.
-
Từ
đó nhìn nhận và xác định lại con đường phát triển của Việt Nam, bác lại cái gọi
là “nguy
cơ chệch hướng”.
-
Nền
tảng cho sự nghiệp phát triển đất nước là phải xây dựng nhà nước pháp quyền.
-
Để
thực hiện được sự thay đổi trên, mọi việc phải bắt đầu từ xây dựng lại ĐCSVN.
Bức thư này ra đời
trong bối cảnh đất nước đứng trước nhiều vấn đề mới và thách thức mới, cuộc khủng
hoảng lịch sử của các nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô Đông Âu cũ đang đi vào thời
kỳ cao điểm.
Được Thủ tướng
Võ Văn Kiệt viết ra cách đây gần 2 thập kỷ, bức thư này tôi hiểu mới chỉ là những
gợi ý có lẽ vô cùng sơ khởi. Trong thư còn nhiều điều dò dẫm, nhiều điều để ngỏ..,
nhiều chỗ đặm nét các ý tứ có vẻ ở dạng vừa nêu vấn đề vừa nghe ngóng.., nếu được
hưởng ứng thuận lợi, có thể sẽ đào sâu suy nghĩ tiếp, viết tiếp…
...Hôm nay đọc lại thư này, tôi vẫn thấy như vậy.
Có thể vì lẽ này, bức thư cố tránh né mọi chuyện liên quan đến những nhạy cảm về ý thức hệ, nhất là hồi đó việc ủy viên Bộ Chính trị Trần Xuân Bách bị thất sủng tháng 3-1990 vì nói về đa nguyên đang để lại nhiều dư chấn. Song những năm cuối đời trước khi đi xa, có thể nói sự quan tâm và mọi nỗ lực lớn nhất của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là dành cho theo đuổi khát vọng làm cho ĐCSVN phải trở thành đảng của dân tộc. Tôi nghĩ những người có dịp cùng sống và đứng bên anh Võ Văn Kiệt trong khoảng thời gian cuối cùng này có thể khẳng định như vậy. Có lần Anh đã nói trực tiếp với chúng tôi: "Các anh góp ý kiến đi! Tôi sẵn sàng cầm tấm thẻ đảng viên của mình đi gặp bất kỳ (người...) lãnh đạo nào để nói lên điều sống còn này!.."
...Hôm nay đọc lại thư này, tôi vẫn thấy như vậy.
Có thể vì lẽ này, bức thư cố tránh né mọi chuyện liên quan đến những nhạy cảm về ý thức hệ, nhất là hồi đó việc ủy viên Bộ Chính trị Trần Xuân Bách bị thất sủng tháng 3-1990 vì nói về đa nguyên đang để lại nhiều dư chấn. Song những năm cuối đời trước khi đi xa, có thể nói sự quan tâm và mọi nỗ lực lớn nhất của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là dành cho theo đuổi khát vọng làm cho ĐCSVN phải trở thành đảng của dân tộc. Tôi nghĩ những người có dịp cùng sống và đứng bên anh Võ Văn Kiệt trong khoảng thời gian cuối cùng này có thể khẳng định như vậy. Có lần Anh đã nói trực tiếp với chúng tôi: "Các anh góp ý kiến đi! Tôi sẵn sàng cầm tấm thẻ đảng viên của mình đi gặp bất kỳ (người...) lãnh đạo nào để nói lên điều sống còn này!.."
Nhưng... như mọi người đều biết, câu chuyện của bức
thư nói trên kết thúc không có hậu. Người viết thư bị “chiếu tướng” thẳng vào tội “chệch
hướng”. Có 3 trong những người được đọc bản sao của bức thư này bị bắt giam
vì tội xâm phạm tài liệu mật của quốc gia…
Tuy nhiên, 4 chủ
đề chính nêu trong thư này tác động vào tôi sâu sắc, số phận bức thư gây ra cho
tôi nỗi băn khoăn lớn.
Tôi tự hỏi, thế
giới đã thay đổi đến mức sờ mó được, sau đổi mới 1986 cái đúng cái sai trong
nước cũng rành rành, nhưng tại sao sự thật vẫn bị bác bỏ một cách quyết liệt
như thế? Nhất là Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của ĐCSVN họp tháng
1-1994 đã nâng “nguy cơ diễn biến hòa
bình” lên tầm cao của thách thức nghiêm trọng. Ngoài đời, xu thế đổi mới chững
lại. Cũng phải nói thêm họp Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của ĐCSVN
là hiện tượng bất thường duy nhất từ sau 30-04-1975 cho đến nay, vì nhiều lý do
trong / ngoài rất hệ trọng.
Nỗi băn khoăn
nói trên thôi thúc tôi đi tìm thông tin, dữ liệu.., trong thâm tâm mong muốn
làm gì đó góp phần chắp cánh thêm cho sự thật... Hồi ấy tôi vừa không có tư
cách gì, vừa không đủ trí tuệ, vừa không có gan lên tiếng ủng hộ tác giả bức
thư định mệnh. Do đó tôi lựa chọn con đường viết sách tham khảo – một hình thức
phổ biến thông tin vào thời gian này còn được tạm coi là vô thưởng vô phạt. Nếu rơi vào thời điểm có sự kiểm soát chặt chẽ của Ban Tuyên giáo Trung ương hay của Hôi đồng Lý luận Trung ương như hiện nay, hầu như chắc chắn các thứ đại loại như "Dấn bước đi lên", hay "Thời cơ vàng - Hiểm họa đen"... sẽ không thể xuất hiện trên các báo chí "lề phải".
“Dấn bước đi lên” được viết ra
trong bối cảnh như vậy.
Hôm nay đọc lại
bản thảo để lưu vào “blog”, nhiều lúc tôi cười thầm một mình, vì thấy trong đó
có nhiều chỗ ngô nghê đến ngây thơ như của một đứa trẻ nhà quê lần đầu tiên được
ra tỉnh, nhiều chỗ thấy “tính đảng” trong ngòi bút của mình
thời ấy vẫn còn tươi roi rói!.. - nghĩa là vẫn còn cam chịu khuất phục rất nhiều cái phải tuân thủ, để tồn tại, để có điều kiện được nói ra phần nhào cái muốn nói... Tôi thấm thía: Nhận thức là cả một quá trình, kể cả ý chí dám vượt qua nỗi sợ của chính mình.
Vì có 19 điều cấm đối với đảng viên, nên tôi
đã gửi bản thảo kèm theo thư giải trình đến tất cả những người có thẩm quyền
cao nhất có liên quan. Nhưng bản thảo không được đón nhận xuôn xẻ. Căng nhất là
một bậc lão làng trong Hội đồng Lý luận Trung ương muốn công khai lên án bản thảo.
May sao có ý kiến nói lại: Trước hết nên đối thoại với tác giả bản thảo đã, rồi
hãy quyết định… Không hiểu vì lẽ gì, đợi mãi cũng không có cuộc đối thoại nào,
cũng chẳng thấy sự lên án công khai nào… Nhưng vài nhà xuất bản ngoài Bắc đã sài lắc với bản thảo.
Một cơ duyên
hoàn toàn tình cờ, bản thảo đến tay Nhà Xuất bản Trẻ. Sau khi được phẫu thuật theo kiểu “thẩm mỹ viện” cả nội dung và hình thức,
cuối cùng bản thảo cũng được Nhà Xuất bản Trẻ tháng 1-2001 cho ra mắt bạn đọc với cái
tựa mới:
“Việt
Nam định hướng xã hội chủ nghĩa trong thế giới toàn cầu hóa”
Phẫu thuật thẩm
mỹ nào cho bản thảo tôi cũng chấp nhận hết, đơn giản vì …Thà như thế còn hơn là bản thảo chết dụi, không đến được tay người đọc
dù là dưới vóc dáng nào… - tôi tự an ủi mình như vậy. Tôi chỉ kèo nèo thêm
vào cái tựa mới do Nhà Xuất bản sáng tác một cái dấu hỏi “?” thì mới toát lên được dụng ý của sách tôi
viết:
“Việt
Nam định hướng xã hội chủ nghĩa trong thế giới toàn cầu hóa?”
Thế nhưng tôi thất
bại, thông cảm với Nhà Xuất bản, và cam chịu.
Đọc lại, cái ngô
nghê trong sách làm tôi buồn cười về chính mình. Nhưng với đinh ninh như đã viết
ra trong Dấn bước
đi lên
về nội dung mới của thời đại là “…cả thế giới ngày nay thách thức một người, một
người có khả coi cả thế giới là đối tượng lao động của mình…”, mấy câu
kết trong sách đến hôm nay vẫn là ước mơ nóng bỏng trong tôi…
“…Chúng ta
đang từ thời đại con người Việt Nam giác ngộ tinh thần yêu nước đã lấy lại được
đất nước để bước vào thời đại con người Việt Nam giác ngộ về dân chủ. Đó là
thời đại con người Việt Nam chúng ta có những điều kiện tốt nhất để chinh phục
và sáng tạo mới tri thức, tạo ra cho chính mình và toàn dân tộc ta bản lĩnh và
khả năng phát triển mình và đưa đất nước vào một giai đoạn phát triển mới. Đó
là thời đại dân tộc ta có những cơ hội lớn nhất xây dựng một nước Việt Nam mới
đúng với lý tưởng và khát vọng: dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và
văn minh...” (sách đã in, trang 442)
“Tuy đã cố gạn đục
khơi trong, nhưng lời càng nhiều, ý càng tản mạn. Suy nghĩ về con đường đi lên
của đất nước, tôi cố gói lại trong mấy chữ: Cần
mẫn, thông minh, tiết kiệm, hiệp đồng, tín nhiệm; nền tảng của những phẩm chất
này là dân chủ, tất cả cho mở rộng không gian kinh tế của đất nước
– thực hiện được như vậy, nhân dân ta, Đảng ta chắc chắn sẽ thành công. Đó là
niềm tin và hy vọng của tôi…” (sách đã in, trang 444).
Hết
Ghi chú:
Rất tiếc đến nay tôi không tìm được
trong máy tính của mình bản thảo cuối cùng đã được Nhà Xuất bản Trẻ biên tập lại để in thành sách. Bản thảo
lưu trong blog này tôi cũng quên không ghi rõ trong máy tính là bản thảo thứ mấy,
nhưng về cơ bản vẫn là một hay rất gần với bản đã được biên tập in thành sách.
Xin xác nhận như vậy. Kính báo – Nguyễn Trung./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét