Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

tiểu thuyết "Hiến dâng" - file G




Phụ trương


“...Đông ghì riết lấy Na, nói sát vào tai Na:
-         ...Anh phải cảm ơn em. Cảm ơn em nhiều lắm! Chính em mới là người giúp anh.  ...Anh có thể chịu đựng mọi điều, nhưng không thể nào chịu đựng nổi ý nghĩ đầu hàng... Anh đã bị cướp đi tất cả. Chỉ còn mỗi niềm tin, em ơi... Chỉ còn niềm tin là lẽ sống của anh. Nếu em thất bại, thì có nghĩa chính là anh bị đánh bại! Em nói đúng đấy, cái chết không cướp được quyển hồi ký của Bảo, em càng không được thất bại em ạ. Tâm và Bách đã chia lửa với anh... Chiến tranh đi qua rồi, nhưng đúng là Tâm và Bách đã chia lửa với anh trong cuộc chiến này. Nếu em thất bại, cũng có nghĩa cả Tâm và Bách phải cùng anh chịu thất bại... Nhưng em đã thắng! Trong trận này chúng ta đã thắng...”

(tiểu thuyết Hiến Dâng, trích)

         




“Hiến Dâng (NXB Lao Động).
Bối cảnh trong cuốn tiểu thuyết của Nguyên Nguyên là trung tâm cai nghiện với bao cảnh đời éo le, trắc trở. Nhân vật mà người viết dày công xây dựng là Nguyệt, cô gái thôn quê chân chất, thật thà, chăm chỉ lao động, nuôi ước mơ giản dị làm công nhân may ở chốn thị thành.., nhưng vì nhẹ dạ sa chân lỡ bước vào ma tuý. Phân tích bước chuyển biến phức tạp trong tâm lý, tính cách của Nguyệt giữa những ngày phấn đấu làm lại cuộc đời, tác giả ca ngợi các bác sỹ giàu lòng nhân ái như Đông, Tâm, những người thấu hiểu hoàn cảnh, tận tình cứu chữa, giúp đỡ, động viên Nguyệt vững vàng quay về cuộc sống bình thường. Tiểu thuyết cũng lên án những hành vi vô lương tâm, sự ghẻ lạnh thờ ơ, khinh rẻ người bệnh của một bộ phận thày thuốc...  -  Người đọc sách
                                                          Mục: Sách mới phát hành
Báo Nhân Dân, ngày 30-09-2002




...Tôi không sao nén được xúc động, đọc đi đọc lại cho mọi người trong nhà cùng nghe những lời hồi ký tâm huyết của nữ bệnh nhân Mai Ngọc Bảo. Đứng trước lưỡi hái của tử thần, Bảo còn dồn hết sức lực viết những lời trăng trối thức tỉnh lương tâm những con người đang bị cuốn hút vào con đường bế tắc của ma tuý và tội lỗi...
Vũ Đức Hinh,
cán bộ Bộ Y tế,  đã nghỉ hưu
Hà Nội, ngày 6 tháng 5 năm 2000.




...Hiến Dâng – một mẫu phẩm sinh thiết không thể bỏ qua từ cơ thể xã hội trong thực trạng của nó! Xin cảm ơn tác giả đã góp tiếng nói cảnh báo!
An Đông Hải, bác sỹ,
nguyên đại biểu Quốc Hội tỉnh Nam Định,
Nam Định ngày 15 tháng 6 năm 2000



“...Một nửa đời người để đi từ không đến có... Có ai vẽ ra được cho mình một đường đời hoành tráng như vậy? ...Lại đi đến đích trên đường đời ấy như mình đang đi... Mình có rất nhiều mà sao đám Tâm - Đông không nhận mình vào bọn họ? Mình là thống soái ở cái trung tâm này, nhưng Tâm vẫn cao xa vời vợi...  ...Mình thiếu cái gì họ có? Trí thức à? Đúng như vậy, nhưng mình có cái trí thức biến trí thức của họ thành phương tiện. Phẩm chất à? ...Nhưng mình có cái phẩm chất khai thác, tận dụng cái phẩm chất của họ. Mình có đường dây, có thông tin, có sự khôn ngoan mà họ không thể nào có...  Tại sao địa vị, danh vọng, quyền lực mình giành được bây giờ chỉ làm cộm lên trong lòng những thứ mình đánh mất, là thước đo những mất mát của mình? ...Chắc chắn Tâm ngày càng khinh bỉ mình! ...Cuộc đời chẳng lẽ oái oăm đến thế? ...Hay là mình sống bằng vốn tự có thì ít, bằng vốn vay mượn đểu cáng thì nhiều, nên đối mặt với họ mình cứ nơm nớp...” (trích: Hiến Dâng)

Phân tích mổ xẻ đến tận cùng chiều sâu và cốt cách của nhân vật Vũ Liêm như vậy, quả là một thành công lớn của tác giả... Và có lẽ tác giả thành công nhất ở nhân vật Tâm. Nữ nhân vật này được xây dựng chân thật, làm nổi rõ bản chất phụ nữ rất đáng quý... Chính cuộc đời này còn làm cho người ta tin được về một cái gì tốt đẹp và chân thật là nhờ vào sự thuần hậu trong sáng và đức hy sinh trong một tấm lòng nhân ái sâu thẳm của người phụ nữ Việt Nam. Cái đẹp trong sáng, thuần phác và kiên nghị của Tâm đã giúp làm nổi rõ hơn sự cao cả của Đông, một nhân vật quá thánh thiện cho nên đôi lúc thiếu tính thuyết phục...
Tương Lai,  nhà xã hội học,
TPHCM ngày 6 tháng 8 năm 2000




...Con gái tôi cũng đọc truyện này. Xem xong cháu hỏi tôi: Xã hội ta bây giờ còn có những người như bác sỹ Nguyễn Đông, bác sỹ Tâm... không hả bố?!..  Thực lòng tôi chưa biết trả lời cháu như thế nào. Câu hỏi này là lời phê phán tính hiện thực của tác phẩm? Hay chính là câu hỏi đặt ra cho tất cả mọi người quan tâm đến tình trạng xã hội hiện tại?..”
Hiến Dângmột cuốn tiểu thuyết xác thực
về mảng đề tài chống tệ nạn xã hội,
nghiện ma tuý cùng hiểm hoạ HIV/AIDS
bài viết của
Nguyễn Đăng Phúc,
Sỹ quan QĐNDVN, đã nghỉ hưu.
 đăng trên báo:  Văn Nghệ Trẻ, số 47, ngày 24-11-2002




“Nguyễn Đông ngu quá, bởi vì nó tốt quá, nên chết là phải!...”
Nhận xét của giáo sư S. P., quận Hoàn Kiếm, Hà Nội,
trong khi trao đổi ý kiến với tác giả về các nhân vật trong truyện.
Hà Nội, tháng7 năm 2003



“Tôi đã đọc Hiến dâng, vì còn phải kiếm ăn nên mất cả tháng mới đọc xong. Không có công ăn việc làm, đừng nói đến chuyện nhân cách!..  Đọc xong thì tức. Người tốt thì chết, kẻ xấu thì đày rãy và sống nhăn răng!”
Nguyễn Kiên Cường,
thợ cắt tóc đường Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội.
Hà Nội ngày 20 tháng 10 năm 2003









Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét