Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013


Kính cẩn vĩnh biệt
Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thế là người cuối cùng của thế hệ làm nên Cách Mạng Tháng Tám  - Đại tướng Võ Nguyên Giáp - đã ra đi! Một chiến sỹ bất khuất, một vị tướng tài ba như một huyền thoại của một dân tộc mất nước quyết hy sinh tất cả để giành lại đất nước, một người yêu nước nhất mực trung thành với lợi ích quốc gia đã cống hiến đến giờ phút cuối cùng tất cả ý chí và nghị lực của mình cho sự nghiệp cứu nước và dựng nước! Tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ mãi mãi gắn liền với những cột mốc, những sự kiện lịch sử đáng ghi nhớ của các chặng đường dân tộc ta đã đi qua suốt bốn cuộc kháng chiến cứu nước chống xâm lược cũng như 38 năm đầu tiên đầy gian truân của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Việt Nam và địa chính trị thế giới hôm nay
(Tham luận tại Hội thảo “Lý thuyết địa chính trị và địa chính trị của Việt Nam hiện nay”, do trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn  / Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức
Hà Nội, tháng 3 năm 2012)

Nguyễn Trung
I.                  Dẫn đề: Thế giới đi vào thời kỳ phát triển mới

1.     Diễn biến của tình hình:

Yếu tố (1)”: Một thời, vào lúc chiến tranh lạnh kết thúc (tính mốc từ khi các nước hệ thống Liên Xô Đông Âu cũ sụp đổ cuối thập kỷ 1980), thế giới chuyển vào thời kỳ hậu chiến tranh lạnh, quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới trong giai đoạn này đạt tới cao điểm mới, với đặc điểm nổi bật nhất là thế giới hầu như trở thành một thị trường thông xuốt và đồng nhất (có lúc còn được gọi là “thế giới phẳng” – T. Friedman). Yếu tố (2): Hơn thế nữa, ở thời kỳ cao điểm này của toàn cầu hóa kinh tế thế giới, kinh tế các nước phương Tây nhìn chung đạt tới sự phát triển thịnh vượng mới trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh. Dẫn đầu sự phát triển này là Mỹ, với tính cách là nền kinh tế lớn nhất và năng động nhất, đồng thời cũng là siêu cường mạnh nhất giữ ảnh hưởng chi phối địa chính trị toàn cầu. Thực tế này cũng là yếu tố quyết định nhất hoàn thiện hoặc nâng cao vai trò của các thể chế quốc tế và khu vực hiện hữu, nổi bật là vai trò của Liên Hiệp Quốc, của Tổ chức Thương mại thế giới, sự hoàn thiện của cộng đồng Liên minh Châu Âu và vai trò của đồng Euro... Các chuẩn mực của trật tự quốc tế thời kỳ này được củng cố rõ rệt, luật pháp quốc tế nhìn chung có một khả năng thực thi hay áp dụng (hoặc áp đặt) lớn hơn so với các thời kỳ trước.
iv. “cuộc cách mạng để muộn”


1.     Vấn đề sống còn: Mở rộng không gian kinh tế cho nước ta

Trong biết bao nhiêu vấn đề phải đương đầu trong quá trình toàn cầu hoá hiện nay, vấn đề nào là vấn đề sống còn đối với nước ta?

Thực sự đây là câu hỏi khó, và tuỳ theo cách nhìn của mỗi người.

Theo thiển ý của tôi, vấn đề sống còn  ở đây được hiểu là vấn đề khó nhất và giải quyết được nó thì mới có thể giải quyết những vấn đề khác, mới hy vọng đứng vững trong cái thế giới đầy thách thức này, và mới có thể tiếp tục phát triển. Như vậy chỉ có một thôi.
Vượt lên nỗi sợ
(Viết theo những tài liệu và thông tin sưu tầm được)
Nguyễn Trung

Hà Nội, tháng 1 - 2012



1

          “Vượt lên nỗi sợ” (Freedom from Fear), đấy là tựa đề diễn văn nổi tiếng của bà Aung San Suu Kyi viết năm 1990, nhân dịp bà được trao giải thưởng Rafto và giải thưởng Sakharov về “tự do tư duy”.
Bà Suu Kyi viết diễn văn này trong hoàn cảnh bị tước hết mọi quyền tự do: Bà bị chính quyền quân phiệt giam tại nhà rất hà khắc từ 20-07-1989, trừ một vài năm được nới lỏng, mãi đến ngày 13-10-2010 mới được trả lại tự do. Trong khoảng thời gian này, đã có lúc bà Aung San Suu Kyi bị giam tại nhà tù chính khét tiếng ở Rangoon dành cho các tù nhân chính trị.

Để tham khảo

Câu chuyện Myanmar
Hà Nội, 25-02-2013 

Nguyễn Trung


          Tướng Thein Sein nhậm chức tổng thống Myamar chưa đầy hai năm. Dưới quyền ông, Myanmar từ bóng tối của chế độ quân phiệt đẫm máu đang bước ra ánh sáng của một thể chế chính trị dân chủ. Bạn bè gần xa của Myanmar đến hôm nay vẫn chưa hết ngỡ ngàng về bước phát triển này.

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013


Vi. Dấn bước đi lên phía trước


1.     Con đường “cổ điển” đắt và phí quá

Trước khi trình bày những suy nghĩ về ý tưởng vừa mới nhắc lại trong đoạn kết của phần V, tôi xin bình thêm đôi điều về hiện tại.

          Một sự tình cờ thú vị, viết đến phần này, tôi đọc trên sách báo: Có những người Mỹ đang nghiên cứu những thất bại trong chiến tranh xâm lược Việt Nam để ứng dụng vào việc kinh doanh của họ. Đúng là suy nghĩ Mỹ!



NGUYỄN TRUNG


DÒNG ĐỜI

Tiểu thuyết
♦ ♦ ♦


Đường link trên Google:

http://viet-studies.com/NguyenTrung/index.htm

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

Sự vận động của ngôn ngữ
qua đời sống hàng ngày
(phiếm đàm)
Nguyễn Trung


          Quan sát sự vận động của các từ ngữ có tính là dạng khái niệm có thể cung cấp cho chúng ta một cái nhìn khái quát bất ngờ. Để đơn giản hóa câu chuyện cho chủ đề này, xin tạm phân chia các giá trị trong đời sống thành 2 nhóm thiệnác.