“Đời
không có gì cho không!
Sống
thì không được ăn không!”
Nguyễn
Trung
Đấy
là kết luận, đúng hơn có lẽ là lời răn cũ kỹ - giờ đây một lần nữa tôi lại
phải tự rút ra cho mình trong mấy tuần nay căng mắt lên nhìn xem thế giới
đang sang trang như thế nào. Thực ra cả đời tôi luôn cố sống theo lời răn
này, thế mà cứ sau mỗi chặng đường, tôi lại phải gồng lên tự răn mình quyết
liệt như thế.
|
Nguyễn Trung nguyên trợ lý Cố Thủ Tướng : Võ Văn Kiệt, nguyên Đại Sứ Việt Nam tại Thái Lan, tác giả loạt bài : "Thời Cơ Vàng", "Dòng Đời", "Lũ",...
- A - 6 bài về Đại hội XII
- A - chuyên đề Đại hội XII
- A1 "Lũ" - Final Draft April 2015
- AA - về Đại hội XII ĐCSVN
- AAA - Nhật ký
- AAAA - sự kiện
- AAAAA - 1
- Archive
- Archive - Hiến pháp 1992
- Bản thảo sách: Về kinh tế trí thức
- bauxite Tây Nguyên
- Đảng Cộng Sản Việt Nam
- Đổi mới
- Giáo dục
- Sách tham khảo (1998)
- Sách tham khảo: Dấn bước đi lên
- Suy ngẫm
- Thời Sự
- Tiểu thuyết - Dòng đời
- tiểu thuyết "Hiến dâng"
- Tiểu thuyết "Lũ"
- Viễn tưởng
- Việt - Trung - Biển Đông
Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2017
Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2017
Tìm hiểu thêm về thế giới đã sang trang Bài 5
Tìm hiểu thêm về thế giới đã sang
trang
Bài 5[1]
Nguyễn Trung
Hà Nội, khai bút tháng 1-2017
I.
Nhìn lại thế giới
hôm qua
Trước chiến tranh thế
giới II là những cường quốc lớn tranh giành nhau các thuộc địa trong sự suy tàn
của một số đế quốc lâu đời như Anh, Hà Lan, Pháp... Nổi lên là 3 cường quốc mới
Đức, Ý và Nhật muốn phân chia lại quyền lực trên thế giới và đã gây ra chiến
tranh thế giới II.
Sau chiến tranh thế
giới II, thắng lợi to lớn của Liên Xô chống chủ phát xít Đức, Nhật đã dẫn tới sự
ra đời của hệ thống thế giới xã hội chủ nghĩa. Trên thế giới hình thành một trật
tự mới. Quan điểm chính thức của phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu (thể
hiện trong các văn kiện chính trị chính thức của các nước xã hội chủ nghĩa) gọi
đấy là trật tự quốc tế của một thế giới 2 phe 4 mâu thuẫn:
-
2 phe: Một bên là phe xã
hội chủ nghĩa, một bên là phe đế quốc; và
-
4 mâu thuẫn: (1)mâu thuẫn giữa
chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa đế quốc; (2)mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và
phong trào giải phóng dân tộc. (3)mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp
tư bản trong lòng các nươc đế quốc; (4)mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với
nhau.
Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2016
Thế giới đã sang trang và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
Bàn tiếp
Thế giới đã sang trang
và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
(bài 3)[1]
Nguyễn Trung
Hà Nội, ngày 06-12-2016
Sự
vận động của lịch sử, nhất là tại một bước ngoặt cụ thể, thường gắn với sự xuất
hiện nhân vật lịch sử cụ thể. Điều này cho thấy, tính cách của nhân vật lịch sử
cụ thể có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn sự vận động của lịch sử. Còn 6 – 7 tuần
lễ nữa Trump mới chính thức tuyên thệ nhậm chức (khả năng kết quả bầu cử bị lật
ngược tuy đã được đặt ra, nhưng hầu như sẽ không có thay đổi gì), rồi chính quyền
Trump sẽ làm gì 4 năm tới?.. – đấy là những chuyện đang ở phía trước.
Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016
Vài suy nghĩ về khởi nghiệp - nhìn từ cuộc sống
Vài suy nghĩ về khởi nghiệp -
nhìn từ cuộc sống
Tuỳ bút về khởi
nghiệp và quốc gia khởi nghiệp
Nguyễn Trung
Hà Nội, 27-11-2016
Trước khi viết bài
này theo yêu cầu của VIDS (19-11-2016), tôi thốt lên trong lòng: Khởi nghiệp –
như đang được hiểu hiện nay – là vấn đề cũ rích trên quả đất này rồi, chí ít là
từ hàng nửa thế kỷ nay khái niệm về khởi nghiệp theo nghĩa hiện tại thông qua
các hiện tượng phát triển của các nước như Israel, Singapore, Hàn Quốc, vân
vân... đã được giảng trong nhiều trường học trên thế giới, và lác đác cả ở nước
ta. Thế mà sao hôm nay khởi nghiệp vẫn cứ như là hai tiếng thần chú: huyền
bí, thần thánh và gần như mới toanh ở nước ta đến vậy?!
Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016
Hiện tượng Trump và Việt Nam Bài 1
Hiện tượng Trump và Việt Nam
Bài 1
Nguyễn Trung
Hà Nội, ngày 23-11-2016
Tưởng nhớ anh Võ Văn Kiệt
I
Về hiện tượng Trump
Những ngày này thế
giới chìm ngập trong những làn sóng dồn dập của muôn vàn cảm súc do cuộc bầu cử
ở Mỹ gây ra. Từ xôn xao, ngạc nhiên, đến kinh ngạc.., trong đó có không biết
bao nhiêu cảm súc rất cực đoan. Trên thế giới có người lo sốt vó, lại có kẻ vui
mừng múa dao trong bụng… Ngay tại nước Mỹ nhiều nơi thất vọng, coi đây là thất
bại của thế chế dân chủ, có người còn gọi đây chỉ là một “game” tồi có hại cho
nước Mỹ... California có lẽ là bang phản đối quyết liệt nhất kết quả bầu cử…
Tâm trạng phân tán tại Mỹ và sự náo động toàn cầu là hiệu ứng đầu tiên của sự
kiện Donald Trump đắc cử tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Không phải vô lý
Francis Fukuyama đã ví thắng cử của Trump giống như sự kiện sụp đổ bức tường Berlin
đã từng dẫn tới thời kỳ hậu chiến tranh lạnh.
Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016
Thảm hoạ Vũng Áng - Formosa
THƯ
NGỎ
Hà
Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2016
Kính
gửi
Quốc
hội khoá 14 của nước Cộng Hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Đồng kính gửicác quý vị
-
Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư ĐCSVN,
-
Trần Đại Quang, Chủ tịch nước
CHXHCNVN,
-
Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính
phủ nước CHXHCNVN,
-
Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc
hội khoá 14
Xin thưa,
I
Vì những thảm
hoạ môi trường đã, đang xảy ra và những hệ luỵ đang uy hiếp sự tồn vong của đất
nước, tôi là công dân Nguyễn Trung, xin trân trọng đề nghị Quốc Hội khoá 14
tiến hành trưng cầu ý dân cho 3 (ba) vấn đề sau đây:
1.
Đóng cửa và xoá bỏ khu công nghiệp
Vũng Áng Formosa đang tồn tại và hoạt động theo giấy phép hiện hành.
2.
Chuyển cảng biển Sơn Dương với tính
chất là một bộ phận cấu thành của khu công nghiệp Vũng Áng Formosa thành cảng
biển BT (Build and Transfer – xây dựng và chuyển giao) của nước Cộng
Hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, do chủ thể Khu công nghiệp Vũng Áng Formosa xây
dựng và chuyển giao cho phía Việt Nam theo luật pháp của nước Cộng Hoà Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam dành cho thể thức “xây dựng & chuyển giao (BT)”.
3.
Quốc hội khoá 14 ra lời kêu gọi nhân
dân đứng lên đoàn kết bảo vệ môi trường: Toàn dân dốc sức cứu môi trường bị xâm
hại như cứu hoả cho đất nước, đồng thời nỗ lực bảo vệ, tôn tạo môi trường hiện
còn gìn giữ được; cùng nhau hậu thuẫn, thúc đẩy và giám sát trong cả nước việc
thực thi pháp luật và các chủ trương chính sách đã ban hành liên quan đến bảo
vệ môi trường; tham gia sửa đổi hệ thống luật pháp và các chủ trương chính sách
hiện hành liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong tình hình mới của đất
nước; tranh thủ mọi sự giúp đỡ có thể của cộng đồng thế giới cho việc cứu và
bảo vệ môi trường của đất nước.
Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016
Suy ngẫm về thời cuộc
Suy ngẫm về thời cuộc
(Bài phục vụ
việc nghiên cứu và dậy học môn chính trị,
Soạn thảo
08-2013)
Nội dung
II – Đôi
lời về Mỹ
III – Đôi
điều lưu ý về Mỹ
Tài liệu tham khảo
*
Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2016
Sự kiện
Đừng để hiểm họa chết cá biển miền Trung
biến thành sóng thần của nhân dân lật nhào chế độ!
Thư ngỏ
Kinh gửi
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc
Bộ
trưởng Bộ tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà
Nguyễn
Trung
Hà
Nội, ngày 29-04-2016
Thật rất khó khăn phải
nén lại nỗi đau và nỗi nhục, để cố bình tĩnh viết lên đôi điều lo lắng sau đây
với những người có trọng trách cao nhất và trực tiếp của đất nước phải đứng ra
xử lý hiểm họa cá chết chạy dài trên 200 km bờ biển miền Trung, suốt từ Vũng
Áng tới Lăng Cô, kể từ ngày 04-04-2016 đến nay.
Thứ Hai, 18 tháng 4, 2016
Bài tham gia
Hội thảo
"Quan hệ Mỹ - Nga - Trung trong bối cảnh thế giới mới
và vấn đề đặt ra cho Việt Nam" -
của Viện Kinh tế và Chính trị thế giới,
thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam,
Hà Nội, ngày
24-03-2016
Nguyễn
Trung
Hà
Nội, tháng 3 - 2016
I. Bàn về sự lựa
chọn
Mục
đích của hội thảo "Quan
hệ Mỹ - Nga - Trung trong bối cảnh thế giới mới và vấn đề đặt ra cho Việt Nam" nhằm
đi tìm câu trả lời: Nước ta lựa chọn quyết sách gì cho sự tồn tại và
phát triển của mình trong thế giới hôm nay?
Vào lúc thế giới đang chuyển dịch vào thời kỳ có
nhiều biến động mới và rối loạn mới, câu hỏi nước ta lựa chọn gì? như
vậy càng trở nên bức thiết.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)