Số
18 - Tháng
3/2010
Việt
Nam trong thế giới
của thập kỷ thứ hai thế kỷ 21
Nguyễn Trung
Hà Nội
Như tựa của nó, bài viết này chỉ nêu lên những vấn đề
chính Việt Nam sẽ phải đối mặt trong thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI. Với suy
nghĩ cho rằng cần làm rõ được những vấn đề đặt ra trước khi suy nghĩ về các
giải pháp, bài này không đề cập tới, mà xin dành việc bàn về các giải pháp
cho các dịp khác. Với tất cả tinh thần trách nhiệm của mình, người viết bài
này đưa ra cách nhìn riêng về một số vấn đề, để ai quan tâm thì tham khảo. Vì
hiểu biết và điều kiện làm việc rất giới hạn, những ý kiến trong bài chắc
chắn có nhiều thiếu sót, mong được bổ khuyết.
Kính dâng Tổ quốc nhân dịp 1000 năm Thăng Long
I. Vấn đề đặt ra
Việt Nam, kể từ 1986, sau một phần
tư thế kỷ thực hiện sự thay đổi căn bản mang tên là đổi mới, đã kết
thúc thời kỳ phát triển theo chiều rộng với nhiều thành tựu to lớn có tính
bước ngoặt, thay đổi bộ mặt đất nước và được thế giới ghi nhận. Cần nhận định
dứt khoát như vậy để gỡ bỏ mọi rào cản, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới.
Cần nhận định dứt khoát như vậy trước khi tìm hiểu những vấn đề đặt ra cho
Việt Nam phía trước trên con đường phát triển của mình. |
Nguyễn Trung nguyên trợ lý Cố Thủ Tướng : Võ Văn Kiệt, nguyên Đại Sứ Việt Nam tại Thái Lan, tác giả loạt bài : "Thời Cơ Vàng", "Dòng Đời", "Lũ",...
- A - 6 bài về Đại hội XII
- A - chuyên đề Đại hội XII
- A1 "Lũ" - Final Draft April 2015
- AA - về Đại hội XII ĐCSVN
- AAA - Nhật ký
- AAAA - sự kiện
- AAAAA - 1
- Archive
- Archive - Hiến pháp 1992
- Bản thảo sách: Về kinh tế trí thức
- bauxite Tây Nguyên
- Đảng Cộng Sản Việt Nam
- Đổi mới
- Giáo dục
- Sách tham khảo (1998)
- Sách tham khảo: Dấn bước đi lên
- Suy ngẫm
- Thời Sự
- Tiểu thuyết - Dòng đời
- tiểu thuyết "Hiến dâng"
- Tiểu thuyết "Lũ"
- Viễn tưởng
- Việt - Trung - Biển Đông
Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013
Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013
Bản thảo 8
Đảng trong giai đoạn
phát triển mới của đất nước
Góp ý
về đổi mới Đảng
(Bài viết phục vụ nhóm nghiên cứu về "Đổi mới xây dựng Đảng"
Nguyễn Trung
Hà Nội, Tết Mậu Tý
Sửa lại xong tháng 10 - 2008.
Nội
dung
I.
Những vấn
đề cuộc sống đặt ra
I.1. Nhìn vào trong nước
I.2. Nhìn ra thế giới
II.
Ngăn chặn
xảy ra mâu thuẫn lớn nhất
III.
Đổi mới Đảng
về đường lối cần bắt đầu từ
nhận thức những nhiệm vụ lớn phía trước
*Về nhiệm vụ 1: Chiến lược phát triển kinh tế
*Về nhiệm vụ 2: Xây dựng thể chế kinh tế thị trường – nhà nước pháp quyền
– xã hội dân sự
*Về nhiệm vụ 3: Xây dựng đường lối đối ngoại trong giai đoạn phát triển mới
của đất nước
*Về nhiệm vụ số 4: Phát triển nền giáo dục tiên tiến
*Về nhiệm vụ số 5: Đổi mới xây dựng Đảng
Kết luận
Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013
Số 19 - Tháng 7/2010
Góp
ý kiến Đại hội XI
Trách
nhiệm lịch sử*
Nguyễn
Trung
Hà Nội
Kính
dâng Tổ quốc nhân dịp 1000 năm Thăng Long
*Bài này nên đọc cùng với bài “Việt Nam trong thế giới thập kỷ thứ hai thế
kỷ 21” Thời Đại Mới, số 18, tháng 3/2010
|
Năm 2007: Phải mở ra bước ngoặt phát triển mới cho đất nước!
Cảm
nhận 2007
Nguyễn Trung
Lời phi lộ:
Bài
báo này tổng hợp những sự việc và số liệu sưu tầm trên mạng, các sách tham khảo
và báo chí. Ngoài việc nói lên suy nghĩ của mình, người viết tự chịu trách nhiệm
về bài viết của mình, không đại diện cho ai hoặc tổ chức nào cả. Vì là một bài
báo mang những suy nghĩ và cảm nhận của một người đã quá tuổi thất thập cổ lai hy, làm việc một mình
và thiếu hẳn sự phụ trợ hoặc cố vấn cần thiết, do đó không tránh khỏi nhiều khiếm
khuyết. Bài này cố ghi lại những suy nghĩ và cảm nhận riêng của cá nhân để chia
sẻ, học hỏi, không gò vào một khung khổ chặt chẽ nào, nên có những khác biệt nhất
định so với một bài viết nghiên cứu, mong được thông cảm.
Năm 2007 có nhiều điểm rất đáng ghi
nhớ đối với nước ta.
Nổi bật nhất có lẽ là mọi yếu tố phát
triển bên trong sau 22 năm đổi mới của đất nước, những thành tựu mọi mặt đối nội
và đối ngoại giành được, và những yếu tố do sự vận động của tình hình thế giới và khu vực tác động từ bên
ngoài vào nước ta – tất cả hợp thành một tình thế đặt ra yêu cầu bức thiết hơn
bao giờ hết: Việt Nam phải vươn lên chuyển
mình sang một giai đoạn phát triển mới.
Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013
Viễn
tưởng
Nguyễn
Trung
Bài
1
Đất
nước đang đứng trước bước ngoặt mới
bất
khả kháng như một định mệnh
|
Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013
Viễn tưởng
Nguyễn Trung
Bài 2
Suy
nghĩ về sự nghiệp duy tân đất nước
Hay
là ảo tưởng?
I. Ảo Tưởng?
I.1. Nỗi niềm
Những ý nghĩ thôi thúc tôi viết Bài
2 đơn thuần là nỗi day dứt về sự yếu kém hiện hữu kéo dài
của đất nước và mong ước bằng cách nào đó nước ta sẽ thay đổi được, để trên
đất nước ta là cuộc sống hạnh phúc của nhân dân, và trên thế giới là một Việt
Nam không thua em kém chị trong mối quan hệ cộng đồng quốc tế.
Trước hết xin nói rõ thế này: Lâu nay tôi vốn dị ứng với bất kỳ một hoạt động
kinh tế, chính trị, xã hội nào ở nước ta có tên gọi “phong trào”. Đơn
giản vì trong thực hiện chỉ thấy nó có bề nổi, ít giá trị thiết thực và không
bền. Tôi cũng nghĩ rằng sau 35 năm xây dựng đất nước kể từ khi giành được
thống nhất và 25 năm sau khi tiến hành công cuộc đổi mới, chẳng lẽ bây giờ
lại nghĩ phải nghĩ đến một cái gì đó mang tính phong trào?-
nhất là một phong trào mang tính duy tân đất nước?!.. Song ngẫm nghĩ mãi, tôi
thấy đất nước ta trong quá trình phát triển vừa qua của mình, bên cạnh cái
được, cái tha hóa đang lấn lướt trên nhiều mặt và có hệ thống, lại trong một
bối cảnh thế giới quyết liệt hiện nay. Tình hình trở nên nguy hiểm đến mức
đòi hỏi phải có sự thay đổi toàn diện và triệt để - như đã trình bày trong
Bài 1 và một số bài khác tôi viết trước đó. Những trở lực phải vượt qua lớn
quá, rất đa dạng, trên mọi bình diện của đất nước. Nếu như giờ đây không dấy
lên được trong cả nước và trong toàn thể cộng đồng dân tộc Việt Nam ta một
phong trào thay đổi triệt để đất nước, chẳng những sẽ khó giành được những
thắng lợi mới trên chặng đường tới, mà còn có nguy cơ đất nước bị tụt hậu
nữa, sẽ tích tụ thêm đủ mọi thứ nguy hiểm và ngày càng bị uy hiếp. Còn chờ nước
đến chân mới đem mọi chuyện ra bàn, liệu lúc ấy có bàn được không? |
Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013
Viễn tưởng
Nguyễn Trung
Bài 3
Đảng
Cộng Sản Việt Nam phải giành lại
vai trò lãnh đạo bị đánh mất - hay là Hoang tưởng?
Đặt vấn
đề
Hy
vọng các bài về “vấn đề hiền tài”, Bài 1 và Bài 2 đã ít nhiều: (1) phác họa
ra được bước ngoặt quyết liệt phía trước đất nước ta đang phải đối mặt, (2) phân tích đòi hỏi bất khả kháng là phải thông qua cuộc cải cách sâu rộng, triệt để thể chế
chính trị, kinh tế, và đổi mới toàn diện đời sống văn hóa, xã hội của đất
nước, (3) đặt vấn đề trên cơ sở kế thừa sáng tạo những thành tựu đã giành
được và vận dụng mọi thành quả của văn minh nhân loại tìm đường đưa đất nước
bước sang một giai đoạn phát triển mới để tồn tại và có chỗ đứng xứng đáng
trong cục diện thế giới quyết liệt này nay.
Điểm (3) nêu trên đồng thời phản ánh niềm tin của người viết là: Thông qua
con đường cải cách phòng ngừa không để cho bất khả kháng xảy ra đổ vỡ theo
kiểu “cách mạng của các mùa hoa”
như ở châu Phi, thực hiện sự kế thừa sáng tạo cho phát triển, thường xuyên thúc đẩy
sự tiến hoá (evolution) về mọi mặt, đưa đất nước đi vào con đường trở thành nước phát triển.
|
Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013
Sự vận động của ngôn ngữ
qua đời sống hàng ngày
(phiếm đàm)
Nguyễn Trung
Quan
sát sự vận động của các từ ngữ có tính là dạng khái niệm có thể cung cấp cho
chúng ta một cái nhìn khái quát bất ngờ. Để đơn giản hóa câu chuyện cho chủ đề
này, xin tạm phân chia các giá trị trong đời sống thành 2 nhóm thiện và ác.
Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013
Nhìn lại, năm 2007 nước ta đứng trước ngã 3 đường, hoặc là thay đổi triệt để để bước vào con đường của dân chủ văn minh và cùng tiến bước với nhân loại tiến bộ, hoặc là chấp nhận bất lực trước ranh giới cuối cùng của phương thức phát triển theo chiều rộng để tiếp tục bị động chìm sâu trong khủng hoảng toàn diện với những thách thức khôn lường. Rất tiếc là cảnh báo về ngã 3 đường này đã bị những người nắm trong tay vận mệnh đất nước - cụ thể ở đây là những người nắm quyền lực trong ĐCSVN - bỏ ngoài tai. Cái giá đất nước phải trả về kinh tế, đối nội và đối ngoại trong suốt những năm từ 2007 đến nay cho thấy rõ điều này. Vì vậy nên tham khảo bài này khi đọc "Viễn tưởng" (các bài 1, 2 và 3). Xin lưu ý bạn đọc. Nguyễn Trung./.
Đã đăng trên tạp chí Tia Sáng
12-2007 và 1-2008,
Vietnam Net 1-2008
Vietnam Net 1-2008
Nguyễn Trung
Năm 2007
có nhiều điểm rất đáng ghi nhớ đối với nước ta.
Nổi bật
nhất có lẽ là mọi yếu tố phát triển bên trong sau 22 năm đổi mới của đất nước,
những thành tựu mọi mặt đối nội và đối ngoại giành được, và những yếu tố do sự
vận động của tình hình thế giới và khu vực tác động từ bên ngoài vào nước
ta – tất cả hợp thành một tình thế đặt ra yêu cầu bức thiết hơn bao giờ hết: Việt Nam phải vươn lên chuyển mình sang một giai đoạn phát
triển mới.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)