Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

Nền kinh tế mới toàn cầu hoá
Cơ hội và thử thách đối với các nước đang phát triển

Trần Quốc Hùng
5/2000

I - Giới thiệu

Nền kinh tế toàn cầu (KKTC) cơ bản có nghĩa là tự do mậu dịch và tự do được diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Nói một cách chi tiết hơn, tiến trình tiết kiệm, đầu tư, sản xuất, phân phối và tiêu thụ diễn ra trên phạm vi toàn cầu, vượt ra biên giới quốc gia. Trong khoảng thời gian 40 năm trước Thế Chiến I, nền kinh tế thế giới tương đối tự do, ít kiểm soát, di dân cũng dễ dàng. Lượng thương mại và đầu tư thế giới cao so với GDP lúc ấy.

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

tiểu thuyết "Hiến dâng" - file F

13

          Đúng là tháng tám nắng rám quả bưởi, hình như âm lịch nói về thời tiết khá chuẩn xác. Đông bước lên mặt đê đã quá năm giờ chiều, thế mà cái nắng còn khá gay gắt.

Vừa chạy bộ, Đông vừa đếm nhẩm xem Nguyệt ở nhà quê đã được bao nhiêu hôm. Xa Nguyệt, anh cảm thấy thời gian như chậm nhịp lại. Nhưng công việc hàng ngày và mong muốn làm những việc  chuẩn bị cho cuộc sống ổn định của Nguyệt lại làm cho anh cảm thấy quỹ thời gian của mình quá nghèo, lúc nào cũng bận rộn... Dù thế nào đi nữa, làm lao công nửa ngày không ăn lương chỉ là sự thử thách cần thiết của Nguyệt lúc này mà thôi. Còn phải làm những gì nữa để Nguyệt có một tương lai chắc chắn? Trước hết phải giúp Nguyệt học một ngành nghề nào đó...

tiểu thuyết "Hiến dâng" - file F

13

          Đúng là tháng tám nắng rám quả bưởi, hình như âm lịch nói về thời tiết khá chuẩn xác. Đông bước lên mặt đê đã quá năm giờ chiều, thế mà cái nắng còn khá gay gắt.

Vừa chạy bộ, Đông vừa đếm nhẩm xem Nguyệt ở nhà quê đã được bao nhiêu hôm. Xa Nguyệt, anh cảm thấy thời gian như chậm nhịp lại. Nhưng công việc hàng ngày và mong muốn làm những việc  chuẩn bị cho cuộc sống ổn định của Nguyệt lại làm cho anh cảm thấy quỹ thời gian của mình quá nghèo, lúc nào cũng bận rộn... Dù thế nào đi nữa, làm lao công nửa ngày không ăn lương chỉ là sự thử thách cần thiết của Nguyệt lúc này mà thôi. Còn phải làm những gì nữa để Nguyệt có một tương lai chắc chắn? Trước hết phải giúp Nguyệt học một ngành nghề nào đó...

Về kinh tế trí thức




Kinh tế tri thức và con đường hội nhập
của chúng ta


Phan Đình Diệu
Đại học Quốc gia Hà nội

                       
           
Sinh thời, Norbert Wiener, cha đẻ của Điều khiển học (Cybernetics) đã dự báo: “Chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến  đổi chính mình để tồn tại được trong môi trường mới đó[1]. Quả thực, mấy chục năm qua, dưới tác động của những tiến bộ vũ bão của khoa học và công nghệ, mà nổi bật là công nghệ thông tin, môi trường kinh tế và xã hội đang có những biến đổi căn bản, đang chuyển biến tới một môi trường kinh tế và xã hội về cơ bản là mới, mà ta bắt đầu gọi là kinh tế tri thức và xã hội tri thức. Con người tạo ra môi trường đó, nhưng rồi đến lượt mình, chính sự phát triển khách quan của môi trường đó, với tất cả tính phức tạp, bất định và thường xuyên biến động của mình, lại đòi hỏi con người phải tự biến đổi để có được cách nhìn mới, cách nghĩ mới, nhiều năng lực trí tuệ mới khác về chất so với các năng lực cũ, nhằm giúp mình thích nghi với môi trường mới, có khả năng hành động linh hoạt trong cái phức tạp, bất định và thường xuyên biến động đó của môi trường mới.
Các nước châu Á với việcTrung Quốc gia nhập WTO

T.s. Lưu Ngọc Trịnh
Viện Kinh tế thế giới
Báo Nhân Dân ngày 28-6-2000, tr. 5


Theo quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Trung Quốc cần phải đạt được các hiệp định tự do hoá thương mại với tất cả 134 nước thành viên trước khi được xét kết nạp. Mặc dù hiện nay, Trung Quốc còn phải giải quyết một số vấn đề có tính thủ tục và đạt được thoả thuận thương mại song phương với bốn nước nữa là Thụy Sĩ, Mê-hi-cô, Goa-tê-ma-la và Ê-cu-a-đo, song bằng việc đạt được thoả thuận thương mại với Mỹ vào tháng 11/1999, với Liên hiệp châu Âu (EU) vào ngày 19-5-2000, và bằng việc Hạ viện Mỹ phê chuẩn dành cho Trung Quốc Quy chế thương mại hoà bình vĩnh viễn (PNTR) vào ngày 11-5 vừa qua, Trung Quốc đã vượt qua được những rào chắn lớn nhất trong cuộc đàm phán kéo dài 14 năm xin ra nhập WTO. Do vậy, theo nhiều đánh giá, chậm nhất vào cuối năm nay, Trung Quốc sẽ trở thành thành viên của WTO, với thị trường 1.3 tỷ người tiêu dùng, một nền kinh tế có quy mô là 3.928,4 tỷ USD (tính theo đồng giá sức mua - PPP), với giá trị xuất khẩu chiếm 3,3%, đứng hàng thứ 6.
Version revised 3

Suy ngẫm về thời cuộc

 
Nguyễn Trung[1]


Nội dung

Dẫn đề………………………………………………………………………………………………………… tr.  1

I – Vài nét về thế giới hôm nay……………………………………………… tr.  3
II – Đôi lời về Mỹ …………………………………………………………….   tr.  4        
III – Đôi điều lưu ý về Mỹ……………………..  .…………………………     tr. 11
IV -  Trung Quốc trở thành vấn đề của cả thế giới……………………….   tr. 28
V -  Siêu cường đang lên Trung Quốc có thể với tới đâu………………..  tr. 43
VI – Siêu cường Trung Quốc không thể lãnh đạo thế giới………………   tr. 52
VII – Nhìn lại chặng đường 38 năm………………………………………     tr. 63
VIII - Thách thức, cơ hội và sự lựa chọn của Việt Nam  ………………..   tr. 96

 Tài liệu tham khảo…………………………………………………………. tr. 123

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

tiểu thuyết "Hiến dâng" - file G




Phụ trương


“...Đông ghì riết lấy Na, nói sát vào tai Na:
-         ...Anh phải cảm ơn em. Cảm ơn em nhiều lắm! Chính em mới là người giúp anh.  ...Anh có thể chịu đựng mọi điều, nhưng không thể nào chịu đựng nổi ý nghĩ đầu hàng... Anh đã bị cướp đi tất cả. Chỉ còn mỗi niềm tin, em ơi... Chỉ còn niềm tin là lẽ sống của anh. Nếu em thất bại, thì có nghĩa chính là anh bị đánh bại! Em nói đúng đấy, cái chết không cướp được quyển hồi ký của Bảo, em càng không được thất bại em ạ. Tâm và Bách đã chia lửa với anh... Chiến tranh đi qua rồi, nhưng đúng là Tâm và Bách đã chia lửa với anh trong cuộc chiến này. Nếu em thất bại, cũng có nghĩa cả Tâm và Bách phải cùng anh chịu thất bại... Nhưng em đã thắng! Trong trận này chúng ta đã thắng...”

(tiểu thuyết Hiến Dâng, trích)
Nền kinh tế mới toàn cầu hoá
Cơ hội và thử thách đối với các nước đang phát triển

Trần Quốc Hùng
5/2000

I - Giới thiệu

Nền kinh tế toàn cầu (KKTC) cơ bản có nghĩa là tự do mậu dịch và tự do được diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Nói một cách chi tiết hơn, tiến trình tiết kiệm, đầu tư, sản xuất, phân phối và tiêu thụ diễn ra trên phạm vi toàn cầu, vượt ra biên giới quốc gia. Trong khoảng thời gian 40 năm trước Thế Chiến I, nền kinh tế thế giới tương đối tự do, ít kiểm soát, di dân cũng dễ dàng. Lượng thương mại và đầu tư thế giới cao so với GDP lúc ấy.
Tỷ lệ xuất khẩu hàng hoá trên GDP của toàn thế giới là 6% trong năm 1890; 9% trong năm 1913 so với 10% trong năm 1970 và 13% trong năm 1990. Tỷ lệ khối đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) trên GDP là 18.6% trong năm 1900 so với 17.7% năm 1980 và 56.8% trong năm 1995. Nói chung nền kinh tế thế giới lúc bấy giờ mang nhiều nét tiêu biểu cho khái niệm KTTC. Yếu tố làm KTTC cuối thế kỷ 20/ đầu thế kỷ 21 khác về lượng và phẩm đối với KTTC cuối thế kỷ 19, cũng như giúp phát huy hết tiềm năng của khái niệm này, là sự tiến bộ vượt bực và sử dụng phổ biến công nghệ thông tin (CNTT), đặc biệt là Internet; công nghệ viễn thông (CNVT); và nói chung trong lãnh vực giao thông vận tải. CNTT tăng khả năng và giảm thời gian trong việc tính toán và xử lý dữ liệu; vì thế nó giúp giảm giá thành trong các hoạt động kinh tế. Khi mạng Internet được nối trên khắp thế giới, thành mạng toàn cầu (World Wide We:WWW), nó đã thay đổi cách tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp, nâng cao năng suất và tính cạnh tranh của chúng. Hiện nay, với những tiến bộ về mọi mặt, CNTT/Internet và CNVT đã tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ và kỹ nghệ mới, cũng như đã thu nhỏ quả đất lại và thay đổi dần nếp sống, nếp nghĩ cũng như cách làm việc và giải trí của xã hội. Nó tăng sự cạnh tranh và tính trong suốt (transparency) của nền kinh tế; giúp quá trình khám phá giá được nhanh chóng và hữu hiệu hơn; giảm giá thực hiện dịch vụ (transaction cost – còn gọi là chi phí cơ hội). Nền kinh tế mới toàn cầu hoá (TCH) ngày càng được thể hiện rõ nét, và đã trở thành nhân tố tích cực nhất để cải cách nền kinh tế cũ.
Hoang tưởng và hiện thực
(Thư trao đổi ý kiến với anh Tống Văn Công,
đồng gởi anh Lữ Phương)

Nguyễn Trung

          Anh Tống Văn Công  và anh Lữ Phương thân mến,

          Có lẽ đây là lần đầu tiên tôi nhận được món quà từ người bạn quý mến của mình, anh Tống Văn Công,  bằng một câu hỏi choang ngay vào đầu:

Lũ ! Sao không vỡ bờ?

          Hình như bằng cách đó, anh Công muốn cho tôi một câu trả lời?
Cũng có thể anh muốn san sẻ cho tôi niềm hy vọng của mình?