Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013


                         LỜI GIỚI THIỆU (đã in trên sách)

Một ngôi sao không làm nên bầu trời, nhưng nó vẫy gọi những chân trời, hấp dẫn những ánh mắt muốn hướng đến những khát vọng tìm tòi, khám phá.
Trên tay bạn là cuốn sách của một người muốn trình bày những suy tư của mình về những vấn đề bức xúc, hướng tới khát vọng cháy bỏng thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước trong giai đoạn phát triển mới khi cả thế giới bước vào thế kỷ 21. Yêu lý tưởng vĩ đại đã dẫn dắt dân tộc ta đi qua những chặng đường vẻ vang , mang lại cho tổ quốc ta vị thế ngày nay trong cộng đồng các quốc gia trên thế giới, tác giả càng cháy bỏng tình yêu đất nước mình, dân tộc mình. Thật cảm động khi anh gợi đến câu thơ của Heinrich Heine  "yêu là chết trong lòng"để biểu đạt lòng mình đối với  những vấn đề hệ trọng của đất nước. 

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

(Bản thảo 1.7.)


Việt Nam định hướng xã hội chủ nghĩa
trong
thế giới toàn cầu hoá?


Nguyên Nguyên



I. Khoảng cách một giai đoạn phát triển


          Công cuộc đổi mới ở nước ta mở ra một bước ngoặt đáng ghi nhớ trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Biến nguy cơ mất còn thành thời cơ phát triển, nhân dân ta và Đảng ta trong 15 năm đổi mới, với tất cả ý chí cách mạng và nghị lực sáng tạo, đã làm nên những thành tựu xây dựng kinh tế và phát triển đất nước  chưa từng có kể từ khi nước Việt Nam Dân Chủ cộng Hoà ra đời. Nhờ vậy đời sống của nhân dân được nâng cao rõ rệt, nền kinh tế đất nước thay da đổi thịt, chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa của đất nước đứng vững trước mọi sóng gió, đất nước giành được vị thế quốc tế chưa từng có. Đặc biệt trong những năm 1990 – 1995 kinh tế nước ta lần đầu tiên vượt rất cao mọi chỉ tiêu phấn đấu. Trong khoảng thời gian này tăng trưởng hàng năm của GDP đạt khoảng 8,5 đến 9,5%, tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 20-25%. Riêng về xuất khẩu tổng giá trị kim ngạch năm 1999 bằng 5 lần năm 1991... Nhìn lại, ai quên được những lời dự đoán từ đâu đâu tới  trong những năm tháng ấy: Cộng Hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam sẽ đi vào vết xe đổ của các nước Liên Xô Đông Âu chăng?...

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

III. toàn cầu hoá và chúng ta


1.     Đôi điều về toàn cầu hoá

Rất may đây là vấn đề nhân dân ta quan tâm. Cũng rất may phương tiện báo chí truyền thông có nhiều bài nhiều tin về đề tài này; sách báo trong nước và nước ngoài (đã được dịch sang tiếng Việt) về đề tài này không ít. Xin miễn cho tôi việc bàn nhiều về toàn cầu hoá, bởi vì tôi sẽ chỉ lặp lại, hoặc không nói không viết hay hơn được những gì các bạn đã được nghe, được đọc.

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Đã đăng trên tạp chí Tia Sáng 12-2007 và 1-2008,
Vietnam Net 1-2008

Ngã ba 2007[1]
Nguyễn Trung

Năm 2007 có nhiều điểm rất đáng ghi nhớ đối với nước ta.
Nổi bật nhất có lẽ là mọi yếu tố phát triển bên trong sau 22 năm đổi mới của đất nước, những thành tựu mọi mặt đối nội và đối ngoại giành được, và những yếu tố do sự vận động của  tình hình thế giới và khu vực tác động từ bên ngoài vào nước ta – tất cả hợp thành một tình thế đặt ra yêu cầu bức thiết hơn bao giờ hết: Việt Nam phải vươn lên chuyển mình sang một giai đoạn phát triển mới.

Viễn tưởng

Nguyễn Trung



Lời nói đầu

Trong khi viết bài “Việt Nam và vấn đề sử dụng người tài trong giai đoạn hiện nay” (Thời Đại Mới – số 22, tháng 8 – 2011), như một tất yếu khách quan, tôi đụng chạm phải nhiều vấn đề nóng bỏng trong bối cảnh đất nước đang đứng trước ngã ba đường, hoặc là.., hay sẽ là…. Ngay lập tức tôi bị thôi thúc: Phải nói suy nghĩ của mình về những câu hỏi tự mình đặt ra trong bài viết này. Lẽ đơn giản tôi không được phép chỉ đóng vai “người bình luận”.  

Tôi dự định sẽ tìm cách trình bày tập trung những suy nghĩ của mình liên quan đến những câu hỏi đề ra vào 3 bài viết tiếp theo:
  • “Đất nước đang đứng trước bước ngoặt bất khả kháng như một định mệnh”
  • “Suy nghĩ về sự nghiệp duy tân đất nước”
  • “Đảng Cộng Sản Việt Nam phải giành lại vai trò lãnh đạo bị đánh mất”
Với tất cả nỗ lực, tôi cố bám sát thực tế nghiệt ngã, chỉ để tìm ra những khả năng khả thi tối thiểu có thể có trong tình hình hiện nay cho việc giải quyết một số vấn đề hệ trọng đất nước. Tuy nhiên với nhiều lý do xác đáng, sẽ có những câu hỏi khó hoặc đến nay tôi chưa thể trả lời được. Vì những lẽ này, cả ba bài dự định viết này sẽ có cái tựa đề chung là Viễn tưởng.

Sự thôi thúc trong thâm tâm khiến tôi bỏ qua mọi hạn chế và ngần ngại của bản thân, liều lĩnh viết ra 3 bài viết này với hy vọng sẽ nhận được sự trao đổi rộng rãi trong dư luận.

Tất cả vì tổ quốc yêu dấu của chúng ta.


Bài 1

Đất nước đang đứng trước bước ngoặt mới
bất khả kháng như một định mệnh

         
          Trong bài “Việt Nam và vấn đề sử dụng người tài…”, tôi căn cứ vào (1) những thay đổi sâu sắc đang diễn ra trên thế giới, (2) hiện tượng Trung Quốc đang trên đường ngoi lên thành siêu cường mà Việt Nam không may trở thành chướng ngại vật tự nhiên số 1 cần khắc phục, và (3) Việt Nam đã hoàn tất thời kỳ phát triển ban đầu có tên gọi là “đổi mới”, nay bắt buộc phải chuyển sang một  thời kỳ phát triển mới trong bối cảnh mới của thế giới, tôi đi đến kết luận: Việt Nam phải triệt để tự thay đổi chính mình để trụ được và phát triển được trong thế giới quyết liệt ngày nay.

Viễn tưởng
Nguyễn Trung

Lời nói đầu
Trong khi viết bài “Việt Nam và vấn đề sử dụng người tài trong giai đoạn hiện nay” (Thời Đại Mới – số 22, tháng 8 – 2011), như một tất yếu khách quan, tôi đụng chạm phải nhiều vấn đề nóng bỏng trong bối cảnh đất nước đang đứng trước ngã ba đường, hoặc là.., hay sẽ là…. Ngay lập tức tôi bị thôi thúc: Phải nói suy nghĩ của mình về những câu hỏi tự mình đặt ra trong bài viết này. Lẽ đơn giản tôi không được phép chỉ đóng vai “người bình luận”.   
Tôi dự định sẽ tìm cách trình bày tập trung những suy nghĩ của mình liên quan đến những câu hỏi đề ra vào 3 bài viết tiếp theo:
  • “Đất nước đang đứng trước bước ngoặt bất khả kháng như một định mệnh”
  • “Suy nghĩ về sự nghiệp duy tân đất nước”
  • “Đảng Cộng Sản Việt Nam phải giành lại vai trò lãnh đạo bị đánh mất”
Với tất cả nỗ lực, tôi cố bám sát thực tế nghiệt ngã, chỉ để tìm ra những khả năng khả thi tối thiểu có thể có trong tình hình hiện nay cho việc giải quyết một số vấn đề hệ trọng đất nước. Tuy nhiên với nhiều lý do xác đáng, sẽ có những câu hỏi khó hoặc đến nay tôi chưa thể trả lời được. Vì những lẽ này, cả ba bài dự định viết này sẽ có cái tựa đề chung là Viễn tưởng.  
Sự thôi thúc trong thâm tâm khiến tôi bỏ qua mọi hạn chế và ngần ngại của bản thân, liều lĩnh viết ra 3 bài viết này với hy vọng sẽ nhận được sự trao đổi rộng rãi trong dư luận. 
Tất cả vì tổ quốc yêu dấu của chúng ta.


Bài 2 
Suy nghĩ về sự nghiệp duy tân đất nước
Hay là ảo tưởng?

Viễn tưởng
Nguyễn Trung

Lời nói đầu
Trong khi viết bài “Việt Nam và vấn đề sử dụng người tài trong giai đoạn hiện nay” (Thời Đại Mới – số 22, tháng 8 – 2011), như một tất yếu khách quan, tôi đụng chạm phải nhiều vấn đề nóng bỏng trong bối cảnh đất nước đang đứng trước ngã ba đường, hoặc là.., hay sẽ là…. Ngay lập tức tôi bị thôi thúc: Phải nói suy nghĩ của mình về những câu hỏi tự mình đặt ra trong bài viết này. Lẽ đơn giản tôi không được phép chỉ đóng vai “người bình luận”.   
Tôi dự định sẽ tìm cách trình bày tập trung những suy nghĩ của mình liên quan đến những câu hỏi đề ra vào 3 bài viết tiếp theo:
  • “Đất nước đang đứng trước bước ngoặt bất khả kháng như một định mệnh”
  • “Suy nghĩ về sự nghiệp duy tân đất nước”
  • “Đảng Cộng Sản Việt Nam phải giành lại vai trò lãnh đạo bị đánh mất”
Với tất cả nỗ lực, tôi cố bám sát thực tế nghiệt ngã, chỉ để tìm ra những khả năng khả thi tối thiểu có thể có trong tình hình hiện nay cho việc giải quyết một số vấn đề hệ trọng đất nước. Tuy nhiên với nhiều lý do xác đáng, sẽ có những câu hỏi khó hoặc đến nay tôi chưa thể trả lời được. Vì những lẽ này, cả ba bài dự định viết này sẽ có cái tựa đề chung là Viễn tưởng.  
Sự thôi thúc trong thâm tâm khiến tôi bỏ qua mọi hạn chế và ngần ngại của bản thân, liều lĩnh viết ra 3 bài viết này với hy vọng sẽ nhận được sự trao đổi rộng rãi trong dư luận. 
Tất cả vì tổ quốc yêu dấu của chúng ta.


 Bài 3


Đảng Cộng Sản Việt Nam phải giành lại
vai trò lãnh đạo bị đánh mất - 
hay là
Hoang tưởng?
Suy nghĩ về phát triển nguồn nhân lực
ở nước ta
Nguyễn Trung
(Bản chỉnh sửa để đăng trong kỷ yếu)

          I. Đặt vấn đề:

          Hiện nay cả nước đang quan tâm đến vấn đề giáo dục, với mong muốn nước ta sớm có được một nền giáo dục tiên tiến, đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của đất nước. Hơn nữa, phát triển nguồn nhân lực đang trở thành đòi hỏi bức thiết hàng đầu trên chặng đường công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay của đất nước, chặng đường nước rút – vì thời gian từ nay đến năm 2020 không phải là dài.  Bài viết này cố gắng nêu lên một số suy nghĩ ban đầu với cách nhìn như vậy§.

Bản gốc bài viết cho Tia Sáng, số Tết Nhâm Thìn


Đố vui ngày Tết: 
Bước vào năm mới 2012,
trên thế giới này nhân dân nước nào
có niềm mơ ước hiện thực nhất?

Nguyễn Trung 


            Khoảng thời gian của năm mới đến gần, thường là lúc để nghĩ về những mơ ước sắp tới. Khát khao những mong ước cho đất nước mình, tôi nảy ra ý nghĩ tìm hiểu xem trên thế giới này bước vào năm 2012, nhân dân nước nào có niềm mơ ước hiện thực nhất? Tôi muốn biến điều này thành câu đố Tết, mong được nhiều người tham gia. 
          Câu trả lời của tôi là: - Có thể là nhân dân Myanma! 
          Lý lẽ của tôi thật đơn giản: Những thay đổi ở Myanma trong những tháng vừa qua khiến cả thế giới ngạc nhiên đến sững sờ, nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới không thể không chia vui với nhân dân Myanma.  
 Ngay sau khi nhậm chức tháng 3-2011, tổng thống Thein Sein có những quyết định làm nhiều người ngỡ ngàng.