Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

"Chàng trai 22 tui không th sng trong qun áo thiếu niên" 31/10/2008 10:11 (GMT + 7) Sự giảm sụt thứ hạng cạnh tranh nói lên cái ngưỡng không thể vượt qua được của một phương thức phát triển kinh tế theo chiều rộng Việt Nam đã theo đuổi trong suốt 22 năm Đổi mới. Đã đến lúc Việt Nam cần chuyển giai đoạn nếu không muốn tụt hậu - Nguyễn Trung nói.
Trên diễn đàn Quốc hội, những vấn đề kinh tế nóng bỏng đang được các đại biểu mổ xẻ, phân tích để chung tay cùng với Chính phủ đưa kinh tế Việt Nam phục hồi và phát triển sau "bão". Chuyên gia Nguyễn Trung chia sẻ góc nhìn của ông về tình hình kinh tế Việt Nam và những vấn đề cần được đặt ra và giải quyết thấu đáo.
http://www.tuanvietnam.net/Library/Images/69/2008/10/TVN-NgTrung-1.jpg
Chuyên gia Nguyễn Trung. Ảnh VNN
Đến lúc phải đụng vào "gốc" của lạm phát

1. Nhìn vào những chỉ số CPI, nhập siêu mới nhất, lạc quan hay bi quan lúc này không thích hợp lắm. Bình tĩnh nhận xét, tôi cho rằng những chỉ số CPI và nhập siêu đang giảm là những kết quả tốt đầu tiên trong quá trình thực hiện 8 biện pháp chống lạm phát.
Điều này cho thấy VN có thể chống được lạm phát trong tình hình rất phức tạp hiện nay, nhắc nhở chúng ta nên tiếp tục làm những việc đúng đắn. Nghĩa là VN cần cố gắng hơn nữa trong những việc làm chưa tốt: hiệu quả đầu tư công và DNNN, chống lãng phí, chống tham nhũng...
Các giải pháp thắt chặt đầu tư, chi tiêu công Chính phủ đưa ra nhưng thực hiện còn chậm bởi 2 loại nguyên nhân chính. Một là, thắt chặt đầu tư trong khu vực kinh tế quốc doanh - nhất là đầu tư từ ngân sách nhà nước, và trong chi tiêu công là những công việc khó; không thể nói là làm ngay được, mà đòi hỏi phải có sự cân nhắc, tính toán, sắp xếp lại rất nhiều thứ một cách thấu đáo, nhưng phải khẩn trương như cứu hỏa.
Công việc này rất phức tạp, thường là "dứt dây động rừng" - nghĩa là cắt giảm một khoản này sẽ kéo theo sự hy sinh hay đổ vỡ của những khoản mục khác, việc khác; và sự cắt giảm này bao giờ cũng rất đau đớn - vì không hiếm trường hợp là cắt luôn cả những “lợi” và “ ích” này khác, hoặc nếu vụng về là gây thêm tổn thất không đáng có. Ví dụ, cắt giảm chi tiêu công mà chỉ chằm chằm vào cắt giảm khoản mục chi tiêu thường xuyên của một cơ quan thì dễ rơi vào nguy cơ làm tê liệt cơ quan ấy.
Nguyên nhân thứ hai có thể mô tả bằng hình ảnh: Giả thử trên thân thể mình có khuyết tật, như một nốt ruồi to hay một cục thịt thừa, ít ai dám tự tay đốt hoặc cắt bỏ nó đi - với biện minh trước xã hội, hoặc tự biện minh cho chính mình: “Liệu hồn, đụng vào là dính ung thư đấy!”
Việc xử lý loại nguyên nhân thứ hai có thể được dùng làm thước đo sự sáng suốt và bản lĩnh của người cầm quyền, bởi sự tự giác của các Bộ, ngành hay tập đoàn thường thấp hơn đòi hỏi của 8 biện pháp.
Có thể nói, những vấn đề thuộc tầng “ngọn” của lạm phát - trước hết là những vấn đề tài chính tiền tệ - đang được giải quyết đúng hướng. Đã đến lúc ta phải thực sự bắt tay vào giải quyết những vấn đề thuộc tầng “gốc”: tập đoàn và DNNN, cơ cấu kinh tế, hệ thống tài chính - ngân hàng, chính sách phát triển và đầu tư...
Chất lượng tăng trưởng mới là vấn đề nóng bỏng
2. Nhiều người vẫn loay hoay với câu hỏi, liệu VN có thể đạt con số tăng trưởng là bao nhiêu, có thể đạt mức 7% như Chính phủ kỳ vọng và đặt mục tiêu. Theo tôi, tăng trưởng là quan trọng, cần phấn đấu, nhưng cũng không nên quan tâm nhiều đến chỉ số tăng trưởng cao. Đạt 5,5% hay 7% không phải là điều tôi lo lắng. Nếu vì những lý do nhất định - ví dụ như cần giữ ổn định vĩ mô trong tình hình cả thế giới sóng gió vì khủng hoảng tài chính, chỉ số tăng trưởng có phải giảm cũng không sao.
http://www.tuanvietnam.net/Library/Images/69/2008/10/QH12.jpg
Giải quyết các vấn đề gốc của lạm phát hiện nay đã phải tính đến trong bước chuyển của nền kinh tế. Trong ảnh: ĐBQH trong giờ giải lao. Ảnh: Lê Anh Dũng

Chất lượng tăng trưởng kinh tế lâu nay vẫn là vấn đề nóng bỏng của nước ta.
Những thách thức VN đang phải đối mặt và sự cạnh tranh gay gắt trong hội nhập không cho phép kéo dài tình trạng chất lượng tăng trưởng thấp nữa.
Việt Nam đã kịch trần phát triển kinh tế theo chiều rộng
Chất lượng kinh tế gắn với năng lực cạnh tranh. Trong khi đó, những xếp hạng mới đây đều cho thấy VN đang tụt hạng: Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới WEF, năng lực cạnh tranh của kinh tế VN 3 năm liền tụt hạng từ thứ bậc 64 năm 2006, xuống thứ bậc 68 năm 2007 và thứ bậc 70 năm 2008. Đó là cảnh báo nghiêm trọng từ bên ngoài, nhắc nhở chúng ta: Không thể tiếp tục duy trì phương thức phát triển chủ yếu dựa vào tăng đầu tư, khai thác lao động rẻ, bán tài nguyên và cách thu hút FDI như hiện nay.
Riêng về FDI, “Vedan” và hạt “nix” là những ví dụ điển hình nói lên nhiều điều. Thu hút FDI như vậy trên thực tế là cho thuê đất để làm ra những sản phẩm hàm lượng công nghệ thấp nhưng sức tàn phá môi trường cao... Như thế là quá đủ rồi.
Sự thật là kinh tế nước ta, nhất là từ 10 năm nay, đạt tốc độ tăng trưởng cao, song chậm phát triển - biểu hiện dễ thấy nhất là càng tăng trưởng càng mất cân đối trên cả 3 phương diện quyết định: kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, năng lực quản trị quốc gia.
Tiếp tục xu thế này có nghĩa VN sẽ đi sâu hơn vào con đường đi làm thuê và sẽ chỉ có thể trở thành đất nước cho thuê, với những mất cân đối lớn kinh niên. Đây sẽ là kịch bản đầy ác mộng.
Năng lực cạnh tranh của ta hiện giảm sụt liên tục, không đơn thuần chỉ là chuyện thua kém của một sản phẩm, một DN hay một ngành kinh tế nào nữa. Sự giảm sụt này nói lên cái ngưỡng không thể vượt qua được của một phương thức phát triển kinh tế theo chiều rộng nước ta đã theo đuổi trong suốt 22 năm Đổi mới.
Có thể nói, phương thức này đã làm xong nhiệm vụ của nó, thậm chí có thể nói là xuất sắc. Vả lại, 22 năm đi theo phương thức phát triển như thế là quá đủ rồi, kịch trần rồi, không còn nhiều “dư địa” để cứ tiếp tục đi mãi theo hướng này - về bất kể phương diện nào: tài nguyên, môi trường, đất đai, sức lao động rẻ, huy động vốn nước ngoài theo cách hiện nay, năng lực quản trị quốc gia hiện nay...
Chuyển giai đoạn?

Tôi nghĩ tình hình đã chín muồi phải tìm đường chuyển bằng được sang một phương thức phát triển khác cao hơn. Không nhận thức được yêu cầu bức bách này sẽ là tự gây ra hiểm họa.
 Tuy nhiên, dù sốt ruột đến mấy về tình trạng tụt hậu cũng không thể phát triển đất nước ào ào một cách nóng vội theo kiểu tư duy đào tạo hai vạn tiến sỹ, khai thác bauxite ở Tây Nguyên, làm một lúc 4 nhà máy điện hạt nhân... Lại càng không nên khai thác bauxite Tây Nguyên hôm nay để sẽ có một “Vedan” toàn diện và khổng lồ mai sau.

Khác với trước, giai đoạn phát triển mới cần phải dựa trên phát huy nguồn lực con người và xu thế hội nhập. Chính đặc điểm này đòi hỏi cải cách thể chế, hệ thống quản lý, cơ chế quản lý quốc gia, nói cách khác là cải cách hệ thống chính trị, phải đi trước cải cách kinh tế một bước.
Bởi vì làm sao phát huy được nguồn lực con người nếu không có một thể chế chính trị phát huy được nguồn lực sáng tạo của con người? Đất nước làm sao hội nhập thắng lợi nếu thiếu một thể chế chính trị phát huy được sự sáng tạo của mọi công dân, thiếu một nhà nước thao lược hậu thuẫn đắc lực cho công dân của mình?
Có con người và nhà nước như vậy, mới có thể có công nghiệp hóa - hiện đại hóa với đúng nghĩa của khái niệm này - nếu không, xin nhắc lại, sẽ chỉ có người đi làm thuê và trở thành đất nước cho thuê mà thôi. Lâu nay ta nói nhiều về CNH-HĐH, song thật sự là chưa quan tâm được như thế về con người và về nhà nước với nội dung mới này. CNH-HĐH không bao giờ chỉ là vấn đề kinh tế.

Giai đoạn phát triển vừa qua ở mức độ nào đó còn cho phép, còn có thể chấp nhận sự chậm trễ nào đó của cải cách thể chế; và đất nước đã trả giá cho sự khập khiễng này. Bây giờ, nếu cải cách thể chế không đi trước được một bước, hoặc thậm chí còn duy trì sự khập khiễng đang có, việc chuyển đất nước đi vào giai đoạn phát triển mới có lẽ sẽ chỉ là không tưởng.
Cuộc cải cách nào cũng chỉ có thể bắt đầu từ nhận thức và từ cải cách thể chế đi trước một bước. Đổi mới từ năm 1986 bắt đầu từ nhận thức phải xóa bỏ thể chế kinh tế kế hoạch hóa theo kiểu bao cấp, đã từng bước làm được các việc xóa bỏ thể chế này.
22 năm đổi mới đủ nói lên cải cách thể chế không làm sụp đổ chế độ chính trị của đất nước. Song 22 năm Đổi mới cũng cho thấy rõ ràng phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế để tiếp tục phát triển đất nước về mọi mặt, kể cả phát triển hệ thống chính trị. Đó là một tất yếu, cả nước phải bắt tay vào thực hiện bằng được.
Khi tiến hành Đại hội X, đã có nhiều ý kiến về chuyển giai đoạn của công cuộc Đổi mới, song chưa được đưa vào nghị quyết Đại hội. Bây giờ là giữa nhiệm kỳ Đại hội, tình hình hiện nay càng thúc bách phải đặt vấn đề “chuyển giai đoạn” lên bàn nghị sự, với một nội hàm rộng hơn.
Có người sẽ đặt câu hỏi: đang khủng hoảng lạm phát 2 con số mà ông nói đến “chuyển giai đoạn” thì có thích hợp không? Theo tôi, khủng hoảng chỉ là vấn đề tạm thời, trước mắt và cần khắc phục sớm. Ngay từ bây giờ đã phải phải tính đến xử lý những nguyên nhân gốc dẫn tới khủng hoảng, để tránh tình trạng yên ổn được vài năm rồi lại khủng hoảng tiếp. Nếu vậy, không thể không tính đến việc chuyển giai đoạn.
Nói một cách khác: Ngay từ bây giờ, việc khắc phục những nguyên nhân gốc phải tính theo hướng chuyển giai đoạn.
Nhà nước thao lược làm chủ tình hình để tránh đổ vỡ
3. Nhiều đêm tôi khắc khoải với mong muốn: Phải chi vào lúc này GDP kinh tế Viêt Nam đã đạt được mức 3 - 4 nghìn USD/người sẽ đỡ bị o ép biết bao  trong tình hình thế giới ngày nay! Lẽ đời thường là mạnh được yếu thua, càng yếu càng dễ bị bắt nạt! Vì thế, trong mọi nỗi lo, không có nỗi lo nào lớn hơn nỗi lo tụt hậu. Vào lúc kinh tế thế giới chao đảo như thế này, tụt hậu như đang có thêm nanh vuốt mới gằm ghè...    
Khủng hoảng tài chính thế giới hiện nay thôi thúc ta phải mau sớm ra khỏi tụt hậu! Có nhiều điều cần học hỏi từ những kinh nghiệm đổ vỡ của khủng hoảng tài chính thế giới hiện nay.
 
http://www.tuanvietnam.net/Library/Images/69/2008/10/TVN-Det-ANTD.bmp
Tăng trưởng là quan trọng, cần phấn đấu, nhưng cũng không nên quan tâm nhiều đến chỉ số tăng trưởng cao. Ảnh: ANTĐ

Các chuyên gia người Việt trong nước hoặc đang sống ở nước ngoài... gần đây nêu nhiều kinh nghiệm và bài học cụ thể rất có ích cho nước ta - nhất là trong các vấn đề liên quan đến hệ thống tài chính - ngân hàng của nước ta, cơ cấu đầu tư, cơ cấu kinh tế, tập đoàn quốc doanh... Xin miễn cho tôi việc nhắc lại.
Tựu chung lại, tôi thấy: Không có kinh tế thị trường phát triển cao thì không phát triển năng động được; nhưng không có nhà nước thao lược làm chủ được quá trình phát triển này thì đổ vỡ - đến nỗi giỏi như Mỹ và nhiều nước tư bản phát triển khác cũng khó thoát được khủng hoảng.
Tôi khao khát cho nước mình có được nhà nước thao lược cho quốc gia và đảm bảo dân chủ của dân. Tôi mong Đảng lãnh đạo phát huy được trí tuệ và ý chí của nhân dân xây dựng bằng được một nhà nước như vậy. Đây là cái nước ta đang cần nhất, chứ không phải là FDI hay công nghệ cao hay bất cứ cái gì khác!
Xây dựng được một thiết chế như vậy, dân tộc Việt Nam sẽ tự đổi mới chính mình và sẽ có tất cả.
Chàng trai 22 tuổi không thể sống mãi trong bộ quần áo thiếu niên
Phải chờ đến lúc có khó khăn mới có cơ hội nhìn nhận lại mình là chuyện bất đắc dĩ, nhưng trong khó khăn mà còn không chịu nghiêm túc nhìn nhận lại mình thì còn tệ hơn nhiều lần. Nói thế, để thấy rằng bây giờ bắt buộc phải nhìn nhận lại mình, nhìn nhận một cách tỉnh táo - như một thời Đại hội VI của ĐCSVN đã làm việc này.
Bản thân những thành tựu đạt được trong 22 năm đổi mới đặt ra đòi hỏi này - giống như chàng trai 22 tuổi không thể cứ sống mãi trong bộ quần áo thiếu niên. Những đòi hỏi mới của phát triển và những thách thức trong hội nhập từ khi là thành viên WTO cũng đặt ra đòi hỏi mới này.
Hãy khoan nói đến chuyện bài toán nào cho cải cách; vấn đề trước tiên là cần nhận thức sâu sắc thực tế bức xúc là phải đi vào một thời kỳ cải cách cao hơn, sâu rộng hơn, triệt để hơn. Nhận thức đã ghi được trên nhiều văn bản chính thống - các báo cáo chính trị của các kỳ Đại hội Đảng CSVN, các báo cáo của Thủ tướng chính phủ trước Quốc hội, là sự chậm trễ của cải cách thể chế (trong đó cải cách hành chính chỉ là một bộ phận) đang kìm hãm sự phát triển mọi mặt của đất nước. Bây giờ là lúc phải hành động khắc phục sự chậm trễ này.

Thích nghi và phát triển
Trong khủng hoảng, các quốc gia trên thế giới đều phải tự thay đổi chính mình để ứng phó, thay đổi để thích nghi và phát triển được trong tình hình mới. Ngay ở Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, người ta cũng phải tính đến thay đổi rất nhiều trên 2 hướng: vai trò của nhà nước phải làm tốt hơn nữa điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện cho người lao động Mỹ thích ứng được với tình hình cơ cấu kinh tế và do đó cơ cấu lao động ở Mỹ đang có nhiều thay đổi lớn ở nấc thang hiện tại của quá trình toàn cầu hóa. Nhiều học giả Mỹ cho rằng chính nước Mỹ cũng chưa thích nghi tốt quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới ngày nay.
Thực tế này càng nhắc nhở chúng ta phải nỗ lực làm cho kinh tế nước ta thích nghi và phát triển được trong tình hình mới.
Có hai vấn đề lớn cần đặc biệt quan tâm, đó là (a) dứt khoát phải chuyển sang phát triển chủ yếu dựa trên phát huy nguồn lực con người và hội nhập; (b) cần quan tâm đúng mức phát huy lợi thế Việt Nam là một nền kinh tế lớn, một thị trường lớn của một quốc gia có dân số đứng thứ 13 trên thế giới.
Đó cũng là hai điều kiện để kinh tế nước ta có thể thích nghi và phát triển được trong thế giới ngày nay.
Xin lưu ý: phát triển mà không thích nghi được, hoặc thích nghi được mà không phát triển được, kiểu gì nước ta cũng thua trong hội nhập và cạnh tranh toàn cầu ngày nay; bởi vì so sánh lực lượng sẽ quyết định kết cục như vậy. Do đó tôi nghĩ rằng thành hay bại trong những điều tôi vừa trình bầy sẽ chi phối rất sâu sắc tình hình phát triển kinh tế xã hội nước ta trong một hai thập kỷ tới.

Thư gi Bác Trung
Cám ơn Bác.
Bài của Bác có sức gợi mở rất hay. Nên có một chủ đề như vậy để giúp Đảng và CP hoạch định đường lối.
Ảnh bác cũng đẹp lão lắm.
Cháu hoàn toàn ủng hộ và nhận thức sâu sắc quan điểm của Bác: Việt Nam không thể phát triển bằng cách khai thác tài nguyên khoáng sản thiên nhiên và dựa trên quan điểm "có nguồn lao động rẻ tiền".
Là người học ngành mỏ, cháu biết, tài nguyên khoáng sản của VN chỉ giống như sạp hàng xén bầy ngoài chợ trời. Cái gì cũng có, nhưng chẳng cái gì ra tấm ra miếng cả (kể cả than, dầu, khí).
Có lẽ chỉ bauxite và đá vôi là hai khoáng sản chúng ta có nhiều nhất. Nhưng cả hai loại khoáng sản này đều không dễ khai thác vì điều kiện tự nhiên không cho phép (hoặc không nên khai thác- như bauxite, hoặc không thể khai thác- như đá vôi).
Điều Bác nhắc đến các tập đoàn kinh tế cũng rất quan trọng. Có lẽ đây cũng là một trong những yếu tố đã dẫn đến sự phát triển lệch lạc của nền kinh tế. Nếu không cẩn thận, các tập đoàn kinh tế Nhà nước của VN cũng giống như các Chebol của Hàn Quốc, sẽ đẩy nền kinh tế đến chỗ nguy hiểm hơn.
Có thể lấy TKV làm ví dụ:
Là người công tác hơn 30 năm trong ngành than, cháu rất quan ngại về sự phát triển càng ngày càng không bền vững của TKV. Từng là Trưởng Ban Chiến lược phát triển của TKV, cháu thấy chiến lược của TKV thì manh mún chỉ mang tính "nhiệm kỳ", giải pháp chỉ mang tính đối phó, điều hành thì chạy theo thành tích, mục tiêu kinh doanh chỉ để nhằm bán tài nguyên (than, đồng, sắt) cho nước ngoài, hiệu quả kinh doanh thì thấp (lãi thu được do không tính đúng, tính đủ).
Đối với TKV, điều còn đáng quan tâm nữa là yếu tố con người. Trước hết, với một bộ máy cán bộ quản lý với tư duy và trình độ như hiện nay sẽ chỉ có thể biến ngành than-khoáng sản của VN thành "sân sau" chuyên cung cấp tài nguyên khoáng sản cho các công ty nước ngoài. Lực lượng lao động được đào tạo rất không bài bản, chất lượng kém lắm. Lực lượng cán bộ khoa học công nghệ ngày càng giảm (về hưu, chuyển công tác), số còn lại chỉ biết "đánh quả".
v.v.
Kính
NTS.
Họ và tên: Lê S Hi
Địa chỉ: Minh Khai - Hà Nội
Email: lesyhai1977@yahoo.com
Là một người trẻ tuổi và luôn quan tâm tới sợ thịnh suy của đất nước tôi nhận thấy bài viết là sự chắt lọc cao về tri thức và trách nhiệm của công dân. Xin các nhà quản lý hãy coi đây là một kế sách của bậc hiền sỹ.
Họ và tên: tam nhu
Địa chỉ: ha noi
Email: maidaochuaco@yahoo.com
tôi thấy bài viết này sâu sắc và cũng nói nên được dường như là những tâm tư của nhiều người Việt Nam ta trong giai đoạn hiện nay.Tôi rất mong bài viết này nhận được sự quan tâm của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước.Tôi vô cùng tâm đắc câu:CNH-HĐH không bao giờ chỉ là vấn đề kinh tế
Họ và tên: Phạm Uyên Thâm
Địa chỉ:
Email: dongphamvan@ymail.com
Theo tôi các vị lãnh đạo cần ngồi lại rà soát toàn bộ quá trình phát triển của nước ta để có những bước đi thích hợp. Và chúng ta cần thận trọng tránh những lối mòn của tư duy, những " cạm bẫy tư duy".
Họ và tên: Nguyễn văn Khoa
Địa chỉ: BMT
Email: khoa250@gmail.com
Tôi phải đọc hai lần bài viết này quả thực đây là một tác giả tâm huyết . Mong các vị lãnh đạo quan tâm nghiên cứu .Cám ơn Tác giả đã cho chúng tôi lời giải đáp mà lâu nay chúng tôi đang băn khoăn .
Họ và tên: Mai Quốc Việt
Địa chỉ: TP.HCM
Email: maiquocvietpn@yahoo.com.vn
Bài viết rất hay, xin cảm ơn chuyên gia
Họ và tên: Kim Ngọc Cương
Địa chỉ: Tổng cục Thống kê
Email: thucuong51@yahoo.com
Trong cách lập luận của tác giả Nguyễn Trung đã có những điểm mâu thuẫn: tác giả nói rằng tác giả không quan tâm tới tốc độ tăng trưởng nhưng tác giả lại ao ước phải chi lúc này bình quân GDP của Việt Nam đạt được 3000-4000usd/ người. Nếu không có tốc độ tăng trưởng cao thì làm sao có thể có mức GDP/ người cao được?
Tuy nhiên, tôi đồng ý với tác giả là trong hơn 20 năm qua tăng trưởng của Việt Nam chủ yếu nhờ vào mức đầu tư tăng cao và nếu cứ tăng trưởng như vậy thì không thể có sự phát triển vững chắc, bền vững được. Tăng trưởng như vậy sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy như tác giả đã phân tích. Vì vậy, ngay từ bây giờ phải thay đổi chiến lược phát triển. Muốn phát triển vững chắc, bền vững vẫn phải coi trọng yếu tố đầu tư nhưng phải sử dụng đầu tư có hiệu quả, có mục đích tránh dàn trải, lãng phí nhất là trong đầu tư công. Bên cạnh đó, phải coi trong yếu tố con người (nguồn nhân lực) mới là yếu tố quyết định cho phát triển. Nhưng trước hết, phải coi cuộc sống của người dân là mục đích của phát triển; thành quả của phát triển phải đến tay từng người dân và chỉ có thể đạt được mục đích đó khi người dân được phát huy dân chủ, ý thức trách nhiệm và năng lực lao động, sáng tạo. Muốn làm được điều này phải đẩy mạnh cải cách thể chế và đẩy mạnh cải cách giáo dục-đào tạo.

Tôi cũng đồng ý với tác giả Nguyễn Trung là để có một nguồn nhân lực cao không phải là đào tạo cho có được 2 vạn tiến sĩ nếu như trình độ nhận thức, quyền dân chủ của hơn 80 triệu dân không được thay đổi và ngay cả trong giáo dục, đào tạo cũng cần phải có một cuộc cách mạng sâu rộng để đào tạo ra những thế hệ mới cho đất nước. Những thế hệ này phải hơn hẳn các thế hệ cha anh cả về trình độ, năng lực làm việc, phong cách sống, có trách nhiệm với bản thân và xã hội.
Họ và tên: Đặng Văn Phúc
Địa chỉ:
Email: phucdv@yahoo.com
Bài của Chuyên gia Nguyễn Trung thật hay và tâm huyết. Nhìn sang các nước láng giềng tài nguyên thiên nhiên đâu có giàu có hơn ta nhưng phát triển hơn ta về nhiều mặt. Đảng lãnh đạo nhân dân thống nhất đất nước và hôm nay cần phải mạnh dạn hơn nữa trong công cuộc xây dựng đất nước: Trọng dụng nhân tài, xem xét lại cơ chế bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, phát huy dân chủ tạo cơ chế lành mạnh. Làm được như vậy Đảng ta sẽ ngày một lớn mạnh kinh tế phát triển tránh được hiểm họa cá lớn nuốt cá bé. Chúng ta cần mạnh dạn học hỏi mô hình của Singapo. Bài viết này theo tôi phải được đăng trên tất cả các báo của chúng ta
Họ và tên: Thanh Tùng
Địa chỉ: Hạ Long, QN
Email: tungtv2008@yahoo.com
Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của Ông Nguyễn Trung, ông đã chỉ ra (cũng rất nhiều người đã biết) chúng ta phần lớn là những người làm thuê, một đất nước (mảnh đất) cho thuê. Vấn đề cốt lõi là thể chế chính trị (thể chế hành chính) cần phải đổi mới triệt để, cụ thể là phải thay đổi về cách bầu, bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo từ TƯ đến địa phương, các cơ quan ban ngành; thay đổi về phương pháp làm việc, nguyên tắc làm việc, lấy hiệu quả công việc cụ thể, hữu hình làm thước đo đánh giá con người, đánh giá bộ máy. Về công tác cán bộ có thể phải thực hiện tổ chức thi tuyển vào các vị trí lãnh đạo thay cho thủ tục bổ nhiệm như hiện nay, phân phối thu nhập (trả lương, kể cả trong cơ quan hành chính) phải thực hiện theo khối lượng, hiệu quả công việc (theo năng suát LĐ). Về phương pháp làm việc là phải công khai, minh bạch, quy rõ trách nhiệm cá nhân của từng CBCC, người đứng đầu.
Tôi thấy, chúng ta mới chỉ làm được một việc rõ nhất là thường xuyên nói: phải làm việc này, việc kia thật tốt, thật hiệu quả. Tuy nhiên làm như thế nào thì chúng ta lại không biết, rất tiếc sự thật là như vậy.
Báo chí cũng vậy, tôi mong báo chí hãy mạnh dạn nói rõ sự thật về vị trí của VN hiện nay, chúng ta đang lạc hậu cỡ nào để nhân dân còn biết, biết để còn làm việc, để biết đối xử, để xử sự cho đúng trong mọi tình huống. Nghèo, dốt mà còn kênh kiệu, tỏ ra ta đây là hiểu biết, là đã đầy đủ mọi thứ thì chỉ tổ người ta coi thường mà thôi.
Cuói cùng, tôi đề nghị Tuanvietnam.net hãy mạnh dạn đăng tất cả các ý kiến của độc giả, miễn sao ý kiến đó không phải là phản bội tổ quốc, ngược lại với lợi ích nhân dân VN.
Họ và tên: dang ngoc chinh
Địa chỉ: TP HCM
Email: ngocchinh9@yahoo.com.vn
Bài viết của tác giả đầy tâm huyết và trách nhiệm,trước những khó khăn của nền kinh tế nước ta hiên nay ,đặc biệt lại trong thời điểm này ,tôi mong sao thông qua bài viết này nhận thêm được rất nhiều bài viết của các chuyên gia,các nhà hiến kế sách lược khác trong nước cũng như ở nước ngoài nhằm tạo thành tiéng nói kế sách mạnh mẽ thu hút đọc giả,thu hut sự quan tâm mãnh liệt của người dân Việt nam,cùng chính phủ ,đề ra và thực hiện tốt các nhóm giải pháp để vượt qua những giai đoạn khó khăn,vững bước đi lên.
Họ và tên: Nhật Minh Hà tĩnh
Địa chỉ:
Email:
Là một công dân tôi không thể không băn khoăn khi một quốc gia có chủi quyền, có đủ nhà nước, vậy mà một việc sờ sờ như vụ Vê dan thì chính nười nhà chúng ta lại đi cãi nhau. Người dân chúng tôi trông chờ "Cuộc chiến pháp lý" giữa Bộ Tài nguyên Môi trường và UBND tỉnh Đồng Nai bao giờ kết thúc. Các nhà làm luật nghĩ gì trước vụ việc này để đất nước chúng ta đến bao giờ được sống trong môi trường an toàn trong đó có cả môi trường pháp lý?


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét