Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

VNN: Li đi duy nht đ Vit Nam thoát nghèo 
24/10/2008 10:35 (GMT + 7) Nhìn về lâu dài, phải coi phát triển nền giáo dục tiên tiến là con đường vĩnh viễn đưa nước ta thoát khỏi số phận nước nghèo truyền kiếp, cần dồn hết công sức và tâm trí cho việc mở mang con đường này. Giáo dục, chứ không phải công nghiệp hóa – hiện đại hóa, sẽ quyết định số phận nước ta trong thế kỷ 21.

http://www.tuanvietnam.net/Library/Images/69/2008/10/2410giaoduc1.jpg
Đứng trước thách thức, cuộc sống chỉ dành cho dân tộc ta một lối đi: Phải xây dựng được một nền giáo dục rèn luyện nên những con người Việt Nam kiên cường, giàu trí tuệ và giầu nghị lực sáng tạo.
 (Ảnh: VietNamNet)

Thời cơ và số phận
Đứng sát nách “cái công xưởng thế giới” với đủ mọi cái “nóng” rát mặt, lại là nước nghèo và tụt hậu rất xa phải tham gia vào cạnh tranh toàn cầu rất quyết liệt như ngày nay, ngoài ra phải đối mặt với sự tranh giành lẫn nhau giữa các thế lực mạnh trên thế giới,  cả 3 yếu tố này đặt ra cho nước ta thách thức thường trực và quyết liệt.
Ở vào vị trí địa kinh tế và địa chính trị rất khắc nghiệt như vậy của nước ta, kịch bản nguy hiểm nhất cho nước ta là trở thành một quốc gia èo uột. Bởi vì kịch bản này mang lại cho nước ta bất ổn và chia rẽ bên trong, thường xuyên tạo điều kiện cho bên ngoài can thiệp, tất yếu dẫn tới thường xuyên phải lệ thuộc vào bên ngoài. Một khi đã rơi vào kịch bản này, nước ta sẽ vĩnh viễn không sao ngóc đầu lên được.
Chống lại kịch bản này, nước ta không có gì hơn là phát huy con người Việt Nam ngoan cường và sáng tạo để trở thành một quốc gia giầu mạnh, có thể đứng trên hai chân của mình.  
Xin đừng nhầm lẫn thời cơ và số phận. Trước mắt, nước ta đang có may mắn là không có quốc gia kẻ thù nào về danh nghĩa, cần được ra sức tận dụng. Nhưng thời cơ này không phải là vĩnh hằng, không phải là bất biến.
http://www.tuanvietnam.net/Library/Images/69/2008/10/vnn-gd00.jpg
Phát triển nền giáo dục tiên tiến là con đường vĩnh viễn đưa nước ta thoát khỏi số phận nước nghèo.  
(Ảnh VietNamNet)
Thời cơ hiếm có này không được phép che khuất một sự thật khác là: Vì nghèo, nên về lâu dài số phận cay nghiệt dành cho nước ta vẫn cận kề, nhất là trong tình hình bàn cờ thế giới đang thay đổi nhanh chóng sau khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Mỹ hiện nay.   
Giáo dục: Lối mở duy nhất để thoát phận nước nghèo
Đứng trước thách thức trên, cuộc sống chỉ dành cho dân tộc ta một lối đi, một câu trả lời: Phải xây dựng được một nền giáo dục rèn luyện nên những con người Việt Nam kiên cường, giàu trí tuệ và giầu nghị lực sáng tạo mà sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước thời hội nhập ngày nay đòi hỏi.
Xin đừng quên: Không thể nào có một nền giáo dục tiên tiến trong một chế độ chính trị lạc hậu. Điều này có nghĩa là phải tiếp tục đổi mới hệ thống theo hướng phát huy những giá trị văn minh, nhân bản và cao đẹp, để trên cơ sở đó xây dựng bằng được một nền giáo dục tiên tiến, mặt khác lấy giáo dục tác động trở lại đẩy mạnh cải cách chế độ chính trị xã hội. Đó chính là động lực tạo ra phát triển năng động và bền vững cho đất nước.
Đồng thời, nhìn về lâu dài, phải coi phát triển nền giáo dục tiên tiến là con đường vĩnh viễn đưa nước ta thoát khỏi số phận nước nghèo truyền kiếp, cần dồn hết công sức và tâm trí cho việc mở mang con đường này.  
Giáo dục, chứ không phải công nghiệp hóa – hiện đại hóa, sẽ quyết định số phận nước ta trong thế kỷ 21. 
Đành rằng phát triển đòi hỏi phải hài hòa. Tuy nhiên, nên coi nhiệm vụ xây dựng một nền giáo dục tiên tiến là một trong những ưu tiên quan trọng nhất trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Thậm chí nếu là một quốc gia có bản lĩnh thì nên có gan coi đó là ưu tiên số một, dồn mọi cố gắng có thể cho nhiệm vụ này – với tinh thần: có con người sẽ có tất cả. 
Hiện nay cả nước đang bàn luận sôi nổi về cải cách giáo dục, có nhiều ý kiến khác nhau - nhất là giữa một bên là cơ quan quản lý, một bên là các trường, những cá nhân hay hóm nghiên cứu độc lập về công tác giáo dục.
Cải cách giáo dục là sự nghiệp lớn, lâu dài, không thể làm xong trong một sớm một chiều, nhưng cũng không thể biến trường học và học sinh của chúng ta thành đối tượng của các “thí nghiệm” như đã từng xảy ra.
Cải cách giáo dục đã trở thành bức xúc, phải làm ngay, nhưng không thể vì thế mà nóng vội, thiếu quan tâm đến thực chất. Cải cách giáo dục nhất thiết phải chia thành nhiều bước trước sau theo một chương trình được cân nhắc thấu đáo, khả thi trong điều kiện đất nước hiện nay, không thể cầu toàn.
Hơn nữa, cải cách giáo dục không thể và không phải chỉ là nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo; nó phải là nhiệm vụ của cả nước, của toàn bộ hệ thống chính trị; trên hết cả đấy là nhiệm vụ trọng đại của lãnh đạo Đảng và Nhà nước.  
Việc khó mấy, nhưng có lãnh đạo bàn bạc dân chủ, sẽ tìm được lối ra tối ưu nhất. Có lẽ đây là bước đi đầu tiên tiếp cận nhiệm vụ trọng đại này, với tinh thần xây dựng được con người đất nước sẽ có tất cả.
·     Nguyễn Trung

Phản hồi:
  • ai ma khong biet giao duc co chat luong de theo kip voi khu vuc thi phai lam nhung buoc?nhung ban co biet khong con nguoi bay gio bi hong het ,di hoc nghi dut lot co diem cao,them vao do la nhung khoan dong gop bien tuong vao dau nam,thu hoi nhung nha giao bay gio lam ji con dung nghia,vân de o day xa hoisuy thoai ve dao duc tram trong.co ai do tam huyet voi giao duc nuoc nha voi co che nay cung chiu bo tay ban oi.dung tat ca la do con nguoi o day muon noi la hong het tu tren xuong duoi ca he thong roi.dan ta cu chap nhan ngheo truyen kiep thi quan tham moi co duong song

dao
Địa chỉ 
Email
light_river84@yahoo.com
  • muốn thực sự phát triển thì phải tự nhìn nhận lại mình cho đúng và phải sửa chữa ngay chứ ko phải để từ từ. Dân ta đnag mắc phải căn bệnh vô phương cứu chữa đó là làm ngơ trước mọi việc của đất nước, của nhân dân dẫu việc đó xấu hay tốt cũng mặc. Tại sao thế? Vì chính trịo ta như vậy, trên bảo dưới không nghe, thậm chí còn làm sai chờ trên xử lý, mà khi xử lý mấy người làm sai có việc gì đâu, cất chỗ này sang chỗ khác, dân biết vậy thì cần gì phải lên tiếng nữa chỉ thiệt thân thôi. Giáo dục cũng thế, chán rồi nói nhiều cũng thành chán rồi. Ước muốn đất nước phát triển hưng thịnh trường tồn sao mà khó thế?
Nguyễn Thăng Long

Địa chỉ 
Email
Thanglong1010asia@yahoo.com
  • Trong nửa thế kỷ sống dưới sự lãnh đạo của một Đảng theo học thuyết Mác Lê, tôi luôn luôn được nhắc nhở phải tôn trọng quần chúng, sức mạnh của quần chúng có thể thay đổi dòng chảy của lịch sử và số phận của nhiều cá nhân. Nhưng cũng thật trớ trêu, không có một chế độ cộng hoà nào ở thế kỷ 20 lại dám coi thường quần chúng như tại các nước xã hội chủ nghĩa. Người ta (nhà cầm quyền cộng sản) tự cho phép làm những việc không thể tưởng tượng được, bách hại dã man, điên rồ bỉ ổi. Không ai dám nhìn vào bên trong cái hỏa ngục, trong đó diễn ra những tội ác chỉ có trong thời kỳ thế mạt, làm mất hết nhân phẩm, nhân tính.
    Cái lớn nhất bị mất, đó là đạo đức. Chúng ta sống trong một xã hội mà chúng ta phải tự nói dối với nhau để sống. Nói dối hằng ngày nên thành thói quen.
HoTac

Địa chỉ 
Email
TacHoMinh@cinex.vn
  • Tôi chia xẻ một phần với ông Nguyễn Trung về quan điểm :"Giáo dục, chứ không phải công nghiệp hóa – hiện đại hóa, sẽ quyết định số phận nước ta trong thế kỷ 21". Toàn diện hơn phải nói rằng : cách đi công nghiệp hóa – hiện đại hóa vừa qua không phải là một sự lựa chọn đúng của một Việt nam-Đại Việt . Nên chăng cần đặt vấn đề để suy nghĩ : tại sao một dân tộc muốn hạnh phúc - văn minh chỉ có con đường công nghiệp hoá kiểu Chủ nghĩa Tư bản - một con đường đã đầy nước mắt với đa số các dân tộc đó sao ?
Hoài Phương

Địa chỉ 
Hà nội
Email
hphuong128@yahoo.com
  • ai cũng biết như thế nhưng đã ai làm như thế? Thử hỏi biết bao nhiêu bài báo viết với nội dung tương tự như thế này đã được đăng. Có thể coi đây là vấn nạn giáo dục... Mấy năm gần đây tuy có một số chuyển biến có thể nói là tích cực nhưng điểm bắt đầu nên làm từ đâu? từ vấn đề trình độ, từ điều kiện, từ xu hướng của luồng xã hội bây giờ... Cũng chẳng phải, cái cốt lõi là chưa ai dám làm hay nói đúng hơn là đã làm quyết liệt và triệt để. Theo tôi nghĩ, điều đó bắt nguồn từ hệ thống tư duy của cả những người cốt cán nhất. Hi vọng và luôn mong muốn nền giáo dục nước ta đi dần về thực chất. Muốn phát triển đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn thì giáo dục là con đường quyết định. Câu nói này hoàn toàn đúng.
Vũ Anh Tuấn

Địa chỉ 
Phương mai
Email
anhtuan8520042000@yahoo.com
  • Đọc bài báo tôi cảm thấy nhà báo Nguyễn Trung viết hết sức sâu sắc.Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, đó là trách nhiệm cả toàn xã hội tham gia nhằm phát triển nguồn nhân lực quốc gia. Thiết nghĩ cải cách giáo dục cần có lộ trình và những bước đi thích hợp và thực hiện một số việc sau đây:
    1. Trước hết, cần nâng cao chất lượng dạy và học của khối các trường sư phạm, nhằm đạo tạo ra đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu cải cách giáo dục;chuẩn hoá chất lượng, sàng lọc đội ngũ giáo viên đang dạy học và quản lý giáo dục để đáp ứng yêu cầu việc dạy học.
    2. Về phương pháp dạy và học
    - Xác định kết qủa "trồng người" phải giáo dục và đào tạo ra nguồn nhân lực: có nhân cách, có tinh thần yêu nước; có sức khoẻ, nghị lực và kỹ năng thích ứng với nền sản xuất hiện đại;có trí tuệ để làm chủ khoa học - công nghệ;

    - Công tác giáo dục phải "tiên học lễ, hậu học văn". Cần có phương pháp truyền thụ để cho người học nắm được kiến thức cơ bản ngay trên lớp; giảm khối lượng học lý thuyết, tăng thực hành và học ngoaị khoá. Tạo cho người học cảm nhận nhu cầu đi học là một điều thú vị chứ không phải là một áp lực nặng nề;
    - Xác định việc học tập là hoạt động tự giác, gắn việc tự học với liên kết học theo nhóm. Học theo chương trình của nhà trường kết hợp với việc học tập nghiên cứu tiếp thu kiến thức từ các kênh thông tin khác;
    - Gắn việc học văn hoá, chuyên môn với rèn luyện thể lực và hoàn thiện nhân cách;
    - Đánh giá người dạy, người học là kết quả của sự sáng tạo, tránh gò ép máy móc hạn chế sự tư duy của người dạy cụng như người học.
    Như vậy, chất lượng dạy và học có khả năng sẽ được nâng lên một bước./-
Nguyễn Văn Dương

Địa chỉ 
Phú Hội - Đức Trọng - Lâm Đồng
Email
tuduysangtao_nd@yahoo.com.vn
  • Mình rất đông tình với nhận đinh trên nhưng thực tế các trường ĐH cứ mọc lên nhiều ma chất lượng đào tạo có kiểm soát như mông đợi ko? hay chỉ là chạy theo tính chất của Quốc Gia.theo tôi nên có nhiều mối liên kết với các nhà Giao Dục, nhu cầu việc làm và phải tạo điều kiện cho SV phát huy tinh thần sáng tạo hơn nữa, thực hành nhiều hơn ,nên chuyên sâu hơn.Không nên quá nhiều lý thuyết mà phải tăng giờ thựch hành, phải có trang thiết bi cần thiết để học tập hơn, cơ sở tiện nghi thoải máy hơn
Nguyễn Văn Trí

Địa chỉ 
61/17B Lý Tự Trọng Ninh Kiều Cần Thơ
Email
taitudangyeu85@yahoo.com
  • "Hơn nữa, cải cách giáo dục không thể và không phải chỉ là nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo; nó phải là nhiệm vụ của cả nước, của toàn bộ hệ thống chính trị; trên hết cả đấy là nhiệm vụ trọng đại của lãnh đạo Đảng và Nhà nước": Tôi không tin, Đảng CS VN có thể làm nổi. Đến lúc này, măm 2008, mà vẫn: Chỉ có thế Đảng CS VN là lãnh đạo cả hành pháp, lập pháp và tư pháp, không có ai là người không là Đảng viên CS VN, đang là lãnh đạo
  • phucu@gmail.com
  • Theo bản thân tôi giáo dục hiện nay cần thay đổi một cách căn bản. Học sinh ngày nay học quá nhiều kể cả hoạc sinh tiểu học(sáng, chiều, thậm chí học thêm cả buổi tối) nhung chúng ta thử nhìn lại chất lượng giáo dục hiện nay của nước ta là rất thấp so với khu vực
Nguyen van Ly

Địa chỉ 
Thành phố Ninh bình
Email
Anh_lynb@yahoo.com.vn
  • Tôi tán thành những ý kiến của tác giả bài báo . Có lẽ việc đầu cho giáo dục và thay đổi một bộ mặt quá khó . Phải chăng cái gì khó quá chúng ta vẫn thường có thói quen để đó cho nó tự mình trở dậy . Giáo dục về kiến thức , về nhân cách , về hồn dân tộc ngay từ nhỏ .. có lẽ chúng ta vẫn nể các bạn Trung Quốc dù giới doanh nhân của họ có đi đâu trên thế giới họ vẫn mang theo một hồn dân tộc .. nhưng chúng ta vẫn còn một điều gì đó khúc mắc hay sao ấy ... khúc mắc vì ngay từ nhỏ người ta đã không thổi được ý thức tự tôn dân tộc , lòng tự hào dân tộc vào tâm hồn non trẻ .... khó quá ... Nhưng rồi cũng chỉ có một con đuờng đó thôi ... Mong có một ngày nào đó sẽ có sự thay đổi . Hy vọng có một vĩ nhân nào đó có tài có đức có tâm đứng ra vực dậy nền giáo dục cho nước nhà .. Mong muốn quá ... rồi sẽ có một ngày như vậy .....
Nguyễn Công Sơn

Địa chỉ 
Đống Đa HN
Email
smv_manager@yahoo.com
Số điện thoại
0913723085
  • Tôi thấy bài này rất thú vị và hấp dãn. Đúng là chỉ có giáo dục mới giúp chúng ta thoát nghèo được
  • --
  • Ông Nguyễn Trung nói rất đúng. Giáo dục, chứ không phải công nghiệp hóa – hiện đại hóa, sẽ quyết định số phận nước ta trong thế kỷ 21. Chỉ những người ấu trĩ, ngây thơ mới nghĩ rằng công nghiệp hóa – hiện đại hóa là quan trọng hàng đầu, là “chiếc đũa thần” làm thay đổi bộ mặt và vị thế nước ta. Không hiểu tại sao giáo dục nườc ta bao nhiêu năm nay vẫn cứ loanh quanh trong lạc hậu, cổ hủ, không lối ra. Tất cả mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề sẽ vẫn cứ tình trạng lạc hậu, cổ hủ ấy, một khi giáo dục không được tổ chức lại. Đất nước khó có nhân tài thật sự, bởi nhân tài do giáo dục tạo nên, mà nền giáo dục lạc hậu, cổ hủ thế này đào tạo sao ra nhân tài ??? nếu có cũng khó sử dụng được, vì tất cả đều vẫn trong tình trạng ấy. Sản phẩm nền giáo dục này là những người như thế nào ? Học vẹt, thiếu năng động sáng tạo, yếu phương pháp, thiếu kĩ năng, xa rời thực tế… Hãy lấy ngành kiến trúc làm ví dụ. Hãy lấy những văn bản “được làm từ trên mây trên gió” như của ngành Y tế làm ví dụ.
    TanHung
Tấn Hưng

Địa chỉ 
Ẹo OT
Email
tanhued@yahoo.com.vn
  • Tôi xin bàn thêm một ý vào nội dung bài viết trên: Bố của Lã Bất Vi nói với con " Buôn người lãi gấp vạn". Tôi thấy điều này quả là rất đúng, và nên hiều " Buôn Người" tức là " Đầu tư vào Con Người hay đầu tư vào tri thức". Đầu tư vào phần cứng là kiến thức cơ bản được hoc trong nhàn trường như Khổng Minh nói là " Học sách có chữ" và đầu tư vào kỹ năng phần mềm mà Khổng Minh nói là " Sách Không chữ" như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, ngoại ngữ, quản lý thời gian, tác phong công việc, phương pháp tư duy hiệu quả...
Nguyễn Mạnh Hùng

Địa chỉ 
Số 31/226 Tân Mai, Hà Nội
Email
hunglinh151@gmail.com
Số điện thoại
0983236484
  • Đọc xong bài viết trên tôi thấy rất đồng tình với quan diểm cua Tac giả. Có lẽ chúng ta không cần nghỉ sâu xa gì nhiều cho mệt đầu, chỉ cần quan sát thấy thực tế trong xã hội hiện tại hầu hết các gia đình đều giành những gì tốt đẹp nhất cho Con Trẻ và điều Họ quan tâm nhất la việc học hành của Con Họ. Đó chính là Giáo Dục. và mục đích chính của điều đó là nhằm tạo dựng cho thế Hệ tương lai của HỌ có một cuộc sống tốt. Vậy tại sao chúng ta không hành động từ bây giờ trước khi muộn.
Lê Gia Bách

Địa chỉ 
Hà Nội
Email
xuangia2002@yahoo.com
Số điện thoại
0944915082
  • Giáo dục là con đường duy nhất để thoát nghèo, nhưng giáo dục như thế nào?

    Đó là bài toán mà nước ta cứ quanh quẩn quẩn quanh mãi.

    Tôi đang sống ở nước ngoài, ở một nước phát triển hơn VN tối thiểu là 60năm. Giáo dục đối với họ rất quan trọng và đó là con đường duy nhất để nâng cao đất nước, xã hội và con người.

    Nhưng ở ta, giáo dục sai, sai từ cái gốc. Buồn quá.
Nguyễn Văn Quang

Địa chỉ 
HàNội
Email
wwinquang2003@yahoo.com
  • Tôi rất tán thành bài viết của tác giả Nguyễn Trung. Sau Cách mạng Tháng Tám, Bác Hồ đã gửi thư cho các em học sinh, Người đã khẳng định rằng : Non sông đất nước Việt Nam có sánh vai được với các cường quốc Năm châu hay không, đó chính là nhờ công lao học tập của các cháu. Dân tộc ta có cái may mắn là rất hiếu học và biết tôn sư trọng đạo. Tuy nhiên, tôi thấy truyền thống này nay đã mất dần, thay vào đó là những lệch lạc trong giáo dục. Giáo dục của VN đang dạy học sinh học vẹt, thiếu tính sáng tạo, thiếu bản lĩnh vươn lên. Giáo dục VN cần phải thay đổi rất nhiều, có vậy mới đào tạo ra được những con người thật sự làm chủ đất nước .
Vinh Hòa

Địa chỉ 
Nha Trang
  • Nền giáo dục của ta hiện nay đã suy thoái đến tận cùng, Thầy giáo biến chất về đạo đức, học hàm học vị của các thầy không có thực chất. Vậy thì cải cách thế nào đây?? ai cũng biết con đường duy nhất thoát nghèo là đi học. Nhưng lấy tiền đâu đi học? học trường nào? thầy nào? không khéo tiền mất tật mang.
    Có một bài hát về trường Việt nam mà hồi bé ai cũng thuộc, trong đó có câu : "Chúng em thi nhau viết, thật đẹp tên Bác Hồ. Chúng em thi nhau vẽ, ngôi sao trên lá cờ" ngoài ra chả thấy câu hát nào về học khoa học kỹ thuật cả. Qua câu hát, ta thấy trường của Vn chỉ chủ yếu học về chính trị, lịch sử Đảng CSVN, đạo đức Bác Hồ thôi.
thanh thanh

Địa chỉ 
Ha noi
Email
thanhtrung58@yahoo.com
  • Bài báo viết rất đúng. Con đường duy nhất để Việt Nam thoát nghèo là phải xây dựng nền giáo dục tiên tiến. hãy nhìn lại hơn 30 năm trước, khi thực dân Pháp còn đang xâm lược Việt Nam, chúng đã xây dựng các trường học đào tạo về Văn hoá Tây học. Chúng ta thường nói đó là chiêu bài đồng hoá. Nhưng phải nhìn nhận một điều rằng hiện nay các giáo sư hàng đầu của Việt Nam như cột trụ giáo sư Lâm, Lê, Tấn, cố giáo sư Vượng đều được đào tạo trong thời kỳ đó. Đó là thời kỳ gian khổ, nhưng chất lượng là học thật, không phải tiêu cực như hiện nay. Bản thân tôi thấy rằng hiện nay một bộ phận các em học sinh học quá lười biếng, ăn chơi, đua đòi, chỉ một số rất ít là học thật, tài năng thật. Các loại bằng giả nhan nhản, tiến sỹ giấy cũng nhan nhản. Phải chăng chính vì các cơ quan tuyển dụng đều yêu cầu phải có bằng khá, phải có kinh nghiệm nên mới sinh ra các loại bằng giởm, sinh ra tiêu cực như vậy. Đó là yêu cầu chính đáng, nhưng mặt trái là khi các sinh viên vừa đi học vừa làm thêm để có kinh nghiệm thì tất yếu việc học không thể giỏi thực thụ được, nhưng họ có kinh nghiệm làm việc. còn có những sinh viên chơi là chính, đua đòi là chính nhưng cuối năm bằng mọi giá phải có bằng khá, giỏi trở lên để hy vọng xin được một công việc như ý, vì vậy sinh viên, phụ huynh đã góp phần làm hư thầy cô giáo, Vẫn biết xu thế phát triển của xã hội là vậy, song nếu ta không quản lý chặt thì chất lượng giáo dục ảo viẫn sẽ tiếp diễn như vậy. Khi tuyển dụng không nên nhìn vào tấm bằng tốt nghiệp mà nên nhìn nhận vào năng lực làm việc, nếu bằng giỏi mà vào một thời gian không làm được việc thì nên đào thải. Có một giáo sư người Pháp đã nói rằng: Điểm học trên trường hơn kém nhau không phản ánh được điều gì lớn cả, quan trọng là sau khi ra trường vào thực tế anh làm được gì. Vì thế nền giáo dục của họ coi trọng thực hành hơn là lý thuyết, coi trọng chuyên sâu hơn là mở rộng. cái gì cũng có nguyên nhân và hệ quả của nó. Giáo dục nước ta cứ đi theo một lối mòn, học thuộc nhiều, sáng tạo ít, lý thuyết giỏi, thực hành kém.Khi ra trường phải mất ít nhất hai năm học lại mới làm việc được. Thật lãng phí. Hãy học hỏi các nước xung quanh như Singapo, Nhật Bản chẳng hạn. đó là một quốc gia đi đầu trong vấn đề tuyển dụng nhân tài, nên từ một nước nghèo mà trở thành cường quốc như ngày hôm nay. Vì thế nền giáo dục Việt Nam cần phải cải tiến cho phù hợp, làm quyết liệt, xoá sạch tiêu cực, có như vậy mới mong có nền giáo dục vững chắc, tiên tiến.
Ma Phương Thao

Địa chỉ 
Văn phòng Huyện uỷ Yên Sơn
Email
phuongthao9184_tq@yahoo.com
  • Nhiệt liệt tán thành và NHẤT TRÍ CAO với nội dung bài báo trên. Đảng ta phải là đảng tiên tiến thì mới mong có một nền giáo dục tiên tiến.Chỉ có giáo dục tiên tiến mới ra lò những công dân tiên tiến. Có các thế hệ công dân tiên tiến thì sẽ có xã hội tiên tiến :" Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh". Ngược lại là một xã hội thối nát. Vậy, làm thế nào để Đảng ta trở thành một Đảng tiên tiến ! Khi mà giới lãnh đạo cao nhất còn tư lợi, cục bộ bè phái, đạo đức tha hóa, mất lòng dân...Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển dài lâu , cho đất nước. Điều trước nhất cầm làm ngay là : Hãy kêu gọi lòng nhân từ của các vị lái con tàu quốc gia, không nên kiếm tỷ lệ % từ các khỏan đầu tư cho giáo dục ! Thực tế những năm qua, Nghị quyết về giáo dục thì rất rõ, nhưng đầu tư cho giáo dục thì ...ôi thôi ! Bởi lẽ, các vị giữ quyền cấp phát chẳng " xơi " được mấy hào từ đầu tư phát triển giáo dục. Có chăng xơi được là từ vụ biên sọan lại SGK, nên chất lượng SGK như hiện nay. Hỡi các " đồng chí" vì dân, hãy hy sinh tỷ lệ % trong các khỏan đầu tư cho giáo dục, vì mục tiêu cao cả của Đảng !
Bình Dương

Địa chỉ 
Email
qlgtbd@yahoo.com
  • Tôi thật sự tâm đắc với bài viết này,"Thời cơ không phải là vĩnh hằng và bất biến" quá đúng. Nguy cơ về xung đột vũ trang trong tương lai không phải là không có, mặc dù chúng ta cố sức tránh, muốn có một nền quốc phòng mạnh thì kinh tế phải giàu có, điều đó là dĩ nhiên nếu chúng ta không muốn phụ thuộc vào quốc gia khác, mà củ cà rốt thường đi kèm theo cây gậy, miếng pho mát cho không chỉ có ở bẫy chuột. Muốn đất nước hùng mạnh về kinh tế và quốc phòng ,thì chỉ có con đường duy nhất cho chúng ta, đó là cải cách giáo dục, nhưng cải cách như trước đến giờ chúng ta đã, đang làm thì thật đáng lo, đến lúc các nhà hoạch định chính sách giáo dụcnên lắng nghe một cách nghiêm túc các nhà khoa học tâm huyết, để chúng ta có một nền giáo dục tiên tiến đất nước ta mau chóng đuổi kịp các nước trong khu vực./.

Khúc Ngọc Dũng
Địa chỉ 
Tp. Buôn Ma Thuột-Đắk Lăk
Email
khucngocdungktr3@gmail.com
  • Tôi nghĩ nếu đề cao giáo duc mà không đi kèm với thực tiễn thì cũng chẳng giúp được ích gì trong công cuộc thoát nghèo cả.Nếu để ý xem,chương trình giáo dục các cấp từ bao nhiêu năm nay,trải qua biết bao kỳ cải cách nhưng nhân tố người học vẫn y tình trạng cũ.Ví dụ điển hình nhất là vụ tín chỉ ở ĐHBK Đà Nẵng,hơn 1000 SV bị đuổi học chỉ vì tín chỉ,trong khi ấy,mục tiêu của tín chỉ đề ra là lấy người học làm trung tâm.Nếu cứ chăm lo vào giáo dục,thì mọi người đều biét,VN ta có hơn 1000 tiến sĩ,thạc sĩ đủ loại,nhưng có bao giờ được vinh danh trên thế giới không.Còn nếu học hỏi,tôi thấy những quyết định của người Nhật là thông minh và sáng suốt nhất.Sau năm 45,họ là con số 0,nhưng đên nay,họ là một trong những cường quốc trên thế giới mặc dù học ko có lấy một tài nguyên thiên nhiên gì?Tại sao họ làm được vậy?Thử nhìn lại họ mà xem,họ không bao giờ cạnh tranh vào những khía cạnh kinh tế đã được phát triển lâu dài,họ ko cạnh tranh vào phát triển máy bay mặc dù học đã thành công trong việc phất triển mây bay chiến đấu vì họ nghĩ,có cạnh tranh cũng ko bằng các hãng có uy tín lâu đời trên thế giới như Boeing...Cứ theo đó mà học tập thì tôi tin chắc VN sẽ chắc mấy chốc mà lớn mạnh.Tuy nhiên,phát triển cũng phải đi kèm với đời sống của nhân dân,mọi đường lối đề ra phải phù hợp với nghuyện vọng tâm tư của người dân,thì trên dưới hợp lòng tôi tin chăc sngười VN ta sẽ ko còn mang danh nghèo trên thế giới nữa
Kieu_Sa

Địa chỉ 
Email
giuseson2000@yahoo.com
  • Tôi chỉ là một công dân bình thường,sau khi đọc bài"l Lối đi duy nhất dể Việt Nam thoat nghèo" của tác giã Nguyễn Trung.Đó:Phát triễn giáo dục.
    Tôi thiết nghĩ hầu như mọi nhà nghèo ai cũng nghĩ như thế,nếu có điều kiện thuận lợi cho một hoàn cảnh cụ thể không ai bỏ qua.
    Tôi thiết nghĩ chính phủ cũng đang nát óc về việc này.Cần có chiến lược,phải chăng cơ chế chính trị đã hạn chế những nhà hoạch định chính sách giáo dục. Nếu đúng vậy thì cũng cần phải phân tích tìm cho ra chổ vướng để nhanh chóng khắc phục.
    Sự nghiệp giáo dục ở mổi quốc gia có đặc thù riêng,không quốc gia nào giống quốc gia nào.Kính mong tác giã Nguyễn Trung đóng góp cụ thể về đường hướng giáo dục phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam ,đã có sự trăn trở lâu dài về giáo dục chắc sẽ có ý kiến hay.
Huỳnh Hoàng Ân

Địa chỉ 
128/2a Lê hồng Phong,Nha Trang
Email
Hoangnhu56@gmail.com
Số điện thoại
0916226450
  • Tôi hoàn toàn ủng hộ tác giả Nguyễn Trung. Giáo dục là bước đột phá duy nhất để đưa nước ta tháo nghèo nàn và lạc hậu. Phải để cho các em học sinh và sinh viên biết VN là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Tôi cũng đồng ý với tác giả: muốn có nền giáo dục tiên tiến phải có hệ thống chính trị tiên tiến. Vậy hệ thống chính trị , pháp luật của VN hiện nay có tiên tiến không? Hãy nhìn vụ Vedan thì rõ: Bộ TNMT bảo tỉnh ĐN phải đóng cửa nhà máy, tỉnh bảo không đủ thẩm quyền phải xin ý kiến TTg. Theo tôi, nên miễn nhiệm chức Bộ trưởng TNMT và Chủ tịch tỉnh ĐN. ý các nị thế nào?
Nguyễn Quốc Tuấn

Địa chỉ 
Email
Tuan71dat@yahoo.com
  • Tôi rất tâm đắc với vấn đề ông Nguyễn Trung nói: Không thể nào có một nền giáo dục tiên tiến nếu đi kèm với nó không có một hệ thống chính trị tiên tiến.Cần fải thay đổi cách nhìn nhận từ những nhà lãnh đạo, chứ cứ như hiện nay thì không có gì sáng sủa hơn. Cần có cách nhìn như ông Lý Quang Diệu.
Trần Hùng

Địa chỉ 
Email
Tranhung@Yahoo.com.vn
  • Cải cách giáo theo tôi là một khái niệm còn khá rộng, vấn đề chúng ta phải làm rõ là phải cải cách cái gì và giữ lại cái gì trong cái khái niệm chung đó.
    - Điều kiện cơ sở vật chất ?
    - Đội ngũ giảng viên, giáo viên ?
    - Chế độ tiền lương
    - Chương trình, giáo trình
    - .....

    Vì điều kiện đất nước chúng ta còn nghèo, không thể triển khai một cách ồ ạt, vậy vấn đề cần phải xác định mục tiêu đầu tư để có chiến lượt lâu dài.
    Bộ giáo dục có thể lên một kế hoạch tổng thể về mục tiêu phát triển của ngành giáo dục trong tương lai.

Nguyễn Trọng Tùng
Địa chỉ 
Email
tungntda@gmail.com
  • Giáo dục là cần thiết. Vì sao lại cần thiết? Điều này thì tác giả Nguyễn Trung chưa đi sâu cho lắm. Một nền giáo dục tốt đồng nghĩa với con người tốt, có khả năng sản xuất cao. Nói về con người VN thì không ai có thể phủ nhận là người VN rất thông minh, nếu đem so chất xấm với công dân Trung Quốc thì VN không kém, so với người HÀn quốc thì VN cũng không thua. Nhưng tại sao công suất, hiệu suất sản xuất của người VN thấp hơn Hàn quốc. Nên nhớ là VN tăng trưởng kinh tế với 8%, đồng nghĩa với công suất sản xuất của nguời Vn cũng tăng lên 8%.
    Một nên giáo dục tốt là một nền giáo dục sản xuất ra người làm việc có công suất cao.! Nhưng thữ nghĩ, nuớc VN có một nền pháp luật có thể nói là lạc hậu nhất. Luật pháp phải khuyến khích công dân làm việc cải thiện đời sống, tư tưỡng. Nhưng luật pháp hiện nay còn nhiều bất cập. Một ví dụ là: VN đưa ra đề nghị sẽ cấm người nặng dưới 40kg không dược lái xe. Thử hỏi trong luật của VN có bao nhiêu nghìn luật không phù hợp!? Một nền pháp luật và chính trị chậm phát triễn sẽ ảnh hưỡng đến sự phát triễn của đất nước, và cũng đồng nghĩa với sự thụt lùi trong giáo dục khi mà hiện nay nhà nước quản lý tất cả nền giáo dục. Nhà nước trong kinh tế, xã hội, và tất cả mọi lĩnh vực là rào cản cho sự phát triễn. VÍ dụ trong kinh tế, nhà nước càng chi phối kinh tế thì kinh tế sẽ đi xuống, như hiện nay, vì VN có nhiều doanh nghiệp quản lí không tốt nên làm cho VN đi xuống. Đó cũng là lí do người Mỹ không thích nhà nước của họ nhúng tay vào kinh tế.
    Khi mà nhà nước đễ cho các tập đoàn đầu tư vào nền giáo dục VN, VN sẽ có bước tiến mới, thay vì bị chỉ huy bởi nhà nhà nưóc với không mấy người xuất sắc trong quốc hội, tại sao nhà nước không đễ cho tập đoàn giáo dục quản lí các trường đại học trên luật định?
    Với môt nền luật pháp chậm mỡ cữa như VN, trong vòng 20 năm nữa Campuchia, và Lào ( 2 nước được quốc tế coi là mỡ cữa chính trị nhanh) sẽ vượt qua VN trong giáo dục.

trần tấn tài
Địa chỉ 
HN
Email
trantantai@yahoo.com
  • Xin cám ơn tác giả đả nói lên những điều mà tôi cũng như người dân Việt Nam ta đang trăn trở.
    Theo tôi để có một nền giáo dục tốt chúng ta cần phải làm sạch nó từ các bộ máy quản lý, từ trên bục giảng.
    Còn việc cải cách thì nên cải cachs trình độ giáo viên, phương thức truyền đạt kiến thức chứ ko nên quá nặng nề về cải cách chưng trình nó chỉ làm khó cho giáo viên và học sinh mà thôi.
    Xin cám ơn
L V H

Địa chỉ 
D. H. Q .B
Email
dcxqbhd@gmail.com
  • Con đường duy nhất để Việt nam thoát nghèo là thực thi một nền DÂN CHỦ ĐÍCH THỰC cho nhân dân Việt Nam.
TAV

Địa chỉ 
Email
huyminh@yahoo.com
  • Đây là cái nhìn có tầm chiến lược để bảo toàn trọn ven lãnh thổ Việt Nam trong tương lai.Bác Hồ đã nói với chúng ta trước lúc Người đi xa về vấn đề "giáo dục quyết định cho sự tồn vong của đất nước khi không còn chiến tranh".Tôi hoàn toàn đồng ý với lập luận của Nguyễn Trung về bài viết này. Mong rằng các nhà hoạch định chính sách của nước ta đừng quá say sưa với đồng tiền trôi nổi từ nước ngoài rót vào Việt Nam, để cơn địa chấn toàn cầu về lạm phát sẽ nhấn chìm Việt Nam xuống đáy cuộc sống của thế giới Tư bản, để trở lại cuộc đời thậm tệ hơn là làm nô lệ như trước năm 1945.Từ 1976 đến nay chúng ta hô hào về Chủ Nghỉa Xã Hội với nền sản xuất hiện đại lấy Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá, Điện khí hoá, Cơ giới hoá và nhiều thứ hoá nửa đi đầu. Nhưng nền kinh tế nước ta vẫn ì ạch so với các nước cũng được gọi là chậm phát triển như nước ta.Tám giải pháp của Chính phủ đưa ra để chống lạm phát, có kết quả bước đầu, nhưng đấy cũng chỉ là giải pháp tình thế mà thôi.Đã đến lúc cần phải định hướng lại sự phát triển bền vững của đất nước, để bảo tồn dân tộc độc lập, tự chủ là điều mà đời đời Cha Ông ta hằng mong ước.
    mthong@yahoo.com
Minh Thông

Địa chỉ 
Da Nang
Email
pham_mthong38@yahoo.com
  • bao quan tam den hoc ma van de cac truong long hanh thu loan cac loai hoc pham va bao nhieu cac khoan vo co
  • ...
  • Theo tôi đây là bài thuốc bổ đại bổ. Nhưng trước khi bồi bổ cho một cơ thể ốm yếu cần phải chữa khỏi bệnh hiểm nghèo. Phải thanh trừ hết viuss đang chiếm lĩnh hầu hết các cơ quan trong cỏ thể bệnh hoạn để cho cơ thể có được nguồn sinh khí mới .
Han Quoc

Địa chỉ 
Vietnam
Email
hanvuonggia@yahoo
  • Kính gởi quý bồi bút của cộng đảng mafia VN,

    Lối đi duy nhất để VN ta thoát khỏi cảnh nghèo là chúng ta nên giải thể chế độ cộng sản, một tập đoàn mafia khủng bố độc ác đang cai trị người dân VN, một tay sai đắc lực cho bọn tàu cộng phương bắc, ngay lập tức. Chúng ta phải cổ súy cho một nền chính trị đa đảng, một chính quyền thực sự cho dân, do dân bầu lên. Muốn cho đất nước thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu, chúng ta cần phải chống tham nhũng thật sự, diệt trừ tận gốc. Muốn diệt trừ tận gốc, chúng ta phải dẹp bỏ đảng cộng sản VN ra khỏi lòng dân tộc. Từ đó đất nước ta mới đi lên, dân ta mới thật sự ấm no và hạnh phúc.
Nguyễn Thành Thật

Địa chỉ 
Hà Nội
Email
thanhthatlatrenhet@yahoo.com
  • Tác giả không đưa ra được các phân tích, dẫn chứng cụ thể, đây chỉ là bài báo mang tính lý thuyết đơn thuần, không có khoa học
  • Bài báo vẫn chỉ là tập hợp của những lới nói sáo rỗng, nó có khuynh hướng như một bài viết về tuyên truyền cổ động hơn là một viết xã luận. Chính vì thế nên giá trị không cao, không có tính ứng dụng thực tế. Xin đơn cử một điểm thế này: nếu chỉ tập trung vào giáo dục, hay cho giáo dục là trọng tâm phát triển, nước ta sẽ nhận được gì. Một đất nước với 100% dân số hoàn tất đại học, dân chúng sử dụng ngoại ngữ tin học thành thạo, hay mức cao hơn nữa là đất nước có vài vị giáo sư đáng kính được giải nobel. Vâng thật tự hào khi nước ta có những thành tựu đó. Thế nhưng nế chỉ vậy thì nước ta làm thế nào để thoát nghèo, con người ta cứ có giáo dục vào là thành giầu có ư, mọi người đều có trình độ đại học nhưng họ áp dụng những thứ họ học như thế nào. Lẽ nào học tích phân để tính xem con trâu trong nhà hôm nay cày được bao nhiêu mét vuông ruộng ư? Nếu không tập trung vào kinh tế, nếu không thay đổi có sở hạ tầng, nếu không biết phát triển công nghiệp dịch vụ mà chỉ chúi đầu vào lám sao để có được vài cái giải thưởng Olympics hay Nobels thì nước ta vẫn chẳng thay đổi là mấy, có chăng thì được oai hơn tí do có mấy giải thưởng này nọ. Thế nhưng các cụ đã dạy: chỉ có tiếng mà không có miếng. Vâng, nếu chúng ta chỉ tập trung vào giáo dục thì dân Việt sau này cũng chỉ là những thợ tay nghề cao cho các nước mà thôi. Không có môt con đường nào gọi là duy nhất để phát triển Việt Nam. Cái chúng ta nên có là một định hướng chung để rồi dựa vào từng thời điểm để lựa chọn những con đường phù hợp để phát triển đất nước. Trong tương lai gấn, con đường đó là phát triển công nghiệp và nâng cấp có sở hạ tầng.

    Vài ý kiến cho bài báo.
Dũng

Địa chỉ 
Hanoi
Email
duaconcuaquydu@gmail.com
  • trong giáo dục đại học hiện nay tình trạng mua điểm diễn ra một cách phổ biến. tại các trường mà đòi hỏi chất lượng cao cũng xảy ra tình trạng này ,đây thực sự là một vấn nạn của đất nước, không những thế chính những con người đứng trên mục giảng cũng coi việc này là bình thường,họ đã bán đứng chính mình mà không cần quan tâm. đất nước ta sẽ thụt lùi so với thế giới nếu để tình trạng này tiếp diễn.
dương đức quỳnh

Địa chỉ 
hànội
Email
duc_quynh318@yahoo.com
  • Tôi chỉ xin trích ra đây câu nói của tác giả Nguyễn Trung mà tôi thấy hết sức xác đáng và tâm đắc:
    "Xin đừng quên: Không thể nào có một nền giáo dục tiên tiến nếu đi kèm với nó không có một hệ thống chính trị tiên tiến."
Xuân Vinh

Địa chỉ 
Việt Nam
  • Thật mạo muội khi một trí thức bình dân tham gia vào việc trọng đại của đất nước, nhưng là Công dân của Việt nam, với tấm lòng của người làm Bố, làm Mẹ thực sự chúng tôi rất mong muốn Con Cháu mình có nền giáo dục tốt, Các Cụ nói " Con hơn Cha Nhà có phúc " mong sao, những điều Ông Nguyễn Trung viết sớm trở thành hiện thực. Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nền kinh tế đất nước là ý chí của Toàn Đảng toàn Dân, nhưng không có Con người có tri thức Công nghiệp & hiện đại thì e rằng ý chí đó khó trở thành hiện thực, Tôi chia sẻ ý kiến này với Ông Nguyễn Trung: Hãy đặt nền giáo dục Con người lên " ưu tiên số một "và nó phải được ưu tiên thực sự chứ không phải trong ý chí: Đó là chủ trương, là chính sách là những bước đi và hành động cụ thể của toàn xã hội chứ không thể là của cá nhân hay cơ quan, tổ chức.
    Chúng ta " Bàn " nhiều, " cải cách " nhiều rồi nhưng kết quả mang lại thì quá"khiêm tốn" mà quĩ thời gian cho nước ta trở thành " Một nước công nghiệp" thì không còn nhiều, nên chăng phải coi đây cũng là "cuộc cách mạng " để Đảng kêu gọi toàn dân hưởng ứng, thực hiện; Dân tộc ta có "tài sản" vô giá: Yêu nước; Đoàn kết; luôn theo Đảng; hiếu học & thông minh...Đảng lãnh đạo nhân dân làm nên cuộc cách mạng giải phóng dân tộc từ cái cày, cái cuốc thì sao không thể làm thành công cuộc cách mạng giáo dục trong điều kiện đất nước như hiện nay, dân cơ bản đã đủ no đủ ấm?
  • Nguyễn Hải
  • Tôi đồng ý với một số nội dung quan điểm trong bài viết của Nguyễn Trung đó là :Cải cách giáo dục là sự nghiệp lớn,là nhiệm vụ trọng đại,là nhiệm vụ của cả nước,Cải cách giáo dục đã trở thành bức xúc, phải làm ngay.Đặc biệt ông nhắc nhở xin đừng quên:Không thể nào có một nền giáo dục tiên tiến nếu đi kèm với nó không có một hệ thống chính trị tiên tiến. Điều này có nghĩa là chúng ta phải tiếp tục đổi mới hệ thống theo hướng phát huy những giá trị văn minh, nhân bản và cao đẹp, để trên cơ sở đó xây dựng bằng được một nền giáo dục tiên tiến, mặt khác lấy giáo dục tác động trở lại đẩy mạnh cải cách chế độ chính trị xã hội. Đó chính là động lực tạo ra phát triển năng động và bền vững cho đất nước.
    Cái hay là qua cách viết của ông lại thể hiện đặc trưng phần nào phương pháp giáo dục của chúng ta hiện nay là nặng về lý thuyết mà yếu về thực hành.
    Theo tôi chúng ta ai đều biết, cũng chẳng quên, ngưòi muốn làm thì không làm được, người làm được thì chưa làm mà thôi.
Cường Việt

Địa chỉ 
Hà Nội
Email
vietnamlan@yahoo.com
  • Bắt đầu từ đâu và làm như thế nào mới là quan trong. còn ai cung biêt đó là con đường duy nhất và bền vững nhất.và ai có thể đủ sức kêu gọi mọi người cùng làm.đó mới là Khó.chỉ nói suông thôi chưa đủ.Kẻ thù của chúng ta chính là sức ì và thất học.đây chính là kẻ thù đáng sợ nhất.
  • duc141082@yahoo.com
  • Với nguồn ngân sách chiếm hơn 19% tổng chi ngân sách cho giáo duc cho thấy Đảng và nhà nước thực sự coi trọng công tác giáo dục của đất nước.Vì thế giáo duc nước ta đă có những bước tiến rõ rệt,với tỷ lệ mù chữ gần như không còn,tỷ lệ sinh viên đại học cao đẳng tăng nhanh.Trong tình hinh hiên nay tuy lao động có trình độ cao của chúng ta chưa nhiều nhưng so với măt bằng chung của khu vực thì trình độ lao động của chúng ta không phải thua kém họ tuy nhiên khả năng làm viec hiệu quả theo nhóm họ lai hơn mình.Do nguyên nhân gì đây?Theo tôi đó chinh là sự cố gắng trong công việc,sự đoàn kết của nhóm lam viec chưa cao hay nói cách khác sự ích kỷ,đề cao lợi ích cá nhân quá cao làm giảm hiệu quả làm việc.Vậy theo tôi vấn đề trong giáo duc của chung ta hiện nay:ngay từ lớp một chúng ta phải giáo dục cho học sinh hiểu về sự đoàn kết,lòng tự hào dân tôc và chương trinhf đó phải xuyên suốt quá trình học,phải làm cho hai vấn đề đó ăn sâu vào tiềm thức của mỗi con người Việt Nam khi lớn lên.Ta thấy thời kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm đặc biệt là kháng chiến chống Pháp,Mỹ tuy hồi đó giáo dục nước ta hơn 90% dân số mù chữ tuy nhiên ta vẫn có những cách đánh,những sáng chế,sáng tạo trong cách đánh,trong vũ khí mà một nước có nền giáo dục tiên tiến như Pháp,Mỹ không thể nghĩ ra...ở đây Pháp,Mỹ không thua ta về mặt vũ khí hay nền giáo dục tiên tiến mà họ thua ta ở sự đoàn kết,tinh thần làm việc vì cái chung...Và một diển hình ngày nay là của Trung Quốc có thể nói tinh thần đoàn kết trong công việc,lòng tự tôn dân tộc của họ rất được dề cao.Một điều dễ thấy nhất trong các bộ phim của Trung Quốc,dù là tinh cảm,hanh f động thì điều luôn có trong phim họ chính là sự đoàn kết của người hoa và họ luôn đề cao con người họ.Điều đó đã chứng tỏ được phong cách làm việc của người hoa và đó là một nguyên nhân quan trọng làm cho kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh vậy.
    Tuy ngoài giáo dục sự đoàn kết ,lòng tự tôn còn những vấn đề khác nữa nhưng theo tôi đó là một vấn đề cốt lõi chúng ta cần làm ngay và không chỉ làm ở ghế nhà trường mà ở mọi nơi,mọi phương tiện thông tin đại chúng,mọi thời điểm.
PHAN ĐÌNH TUẤN

Địa chỉ 
lớp 47TC-ĐẠI HỌC NHA TRNG
  • Rõ ràng cái cơ chế "hành là chính" hiện nay là một rào cản rất lớn cho phát triển kinh tế và giáo dục. Khi khuyến khích con em học thật chăm, thật giỏi để rồi khi tham gia vào bộ máy hành chính chỉ để bưng bê rót nước cho những ông sếp với cái đầu trống rỗng, chỉ mong lợi dụng chức quyền để chuộc lợi và bắt nạt lính mới, thì thử hỏi ai còn muốn học hành để làm gì? Thà rằng đi buôn còn hơn. Và rõ ràng những người đã "trót" theo con đường học tập rồi thì cũng sẽ "đầu quân" cho công ty nước ngoài và mong sớm trở thành công dân nước ngoài mà thôi.
Nguyễn Tiến Cường

Địa chỉ 
Mai Dịch - Cầu Giấy - HN
Email
cuongnt_k47ca@yahoo.com
  • Nói cho cùng, giáo dục chính là con đường vĩnh cửu và nhanh nhất đưa dân tộc ta thăng hoa. Thực tế về mặt chính trị thì có nhiều, tuy nhiên Thế giới đã chứng minh hộ chúng ta và chúng ta cũng chỉ có mỗi một con đường là giáo dục. Nhưng chúng ta đang cố gắng làm ngưọc lại tức là: Du nhập các sản phẩm công nghệ ( sử dụng chúng) nhưng lại không học cách làm ra chúng, nhưng nếu các sản phẩm ấy nếu có các cái đầu được đào tạo tốt thì chắc chắn chúng ta dễ dàng chế tạo ra các sản phẩm công nghệ này mà không phải nhập khẩu, tất nhiên trong giai đoạn khủng hoảng thừa về nhân tài ( nếu có) do việc hạ tầng của chúng ta còn thiếu thì chúng ta tạm thời " xuất khẩu" ra nước có cơ sỏ hạ tầng tốt sau đó chúng ta sẽ "tái nhập" và như vậy chúng ta làm một mà đưọc hai (Có được công nghệ và người nắm chắc công nghệ)mà không tốn nhiều tiền vì nói cho cùng tất cả đều do con ngưòi mà ra.
Hải Ánh

Địa chỉ 
Hà Nội
  • Cải cách giáo dục trong những năm gần đây đang được tiến hành mạnh mẽ tuy nhiên tôi thấy còn nhiều điều bất cập như:
    Hệ thống giáo dục đại học mới chỉ đổi mới được về số lượng, chúng ta mới chỉ mở rộng chứ chưa chuyên sâu. Chủ trương giáo dục đáp ứng nhu cầu của người dân là hoàn toàn đúng đắn, nhưng không phải mở rộng tất cả, có những trường không cần tăng chỉ tiêu để lấy được các sinh viên thực sự giỏi, thay vào đó là đầu tư nâng cấp trường lớp. Thực tế cho thấy các trường đại học lớn như Bách khoa, Kinh tế, Xây dựng, Quốc gia ..v.v trong những năm gần đây liên tục tăng chỉ tiêu nhưng cơ sở vật chất gần như không đáp ứng kịp, như vậy đến bao giớ mới tiến kịp khu vực.
    Phân cấp chưa rõ, việc các trường top 2 có nhiệm vụ đào tạo phần lớn kĩ sư, chuyên gia làm giảm tải cho các trường "mũi nhọn" trong điều kiện kinh phí hạn hẹp thì cơ cấu chưa hợp lí, không thể lấy đủ sinh viên khi các trường top 1 cũng đua theo mở rộng chỉ tiêu.
Trần Hoàn

Địa chỉ 
Email
hoanx6@gmail.com
  • Nền giáo dục tiên tiến nào cũng bắt đầu từ giáo dục cơ bản. Nền giáo dục cơ bản nào cũng bắt đầu từ giáo duc con người. Để giáo duc con người thì phái xác lập được như thế nào là một người trong đó các quyền cơ bản phải được đặt lên hàng đầu. Nên nhớ rằng cuộc CM Tư sản là kết quả của cuọc đấu tranh để xác lập thế nào là một công dân của chế độ Tư Bản. Việt nam chưa thể và sẽ không thể có nền giáo giuc tiên tiến nếu Quyền tối thiểu của con người không được tôn trọng. Về mặt tự do thì VN ta hiện nay con kém cả thời pháp thuộc. Tôi xác định chúng ta vẫn còn là một dân tôc nô lệ. Nô nệ về ý thúc hệ trước đây giò chuyển thành nô lệ của Tư bản tài chính. Muốn vượt qua điều này để phát triển thì chỉ có một cách là trao cho nhân dân quyền tự do chính đáng. Vói quyền này thì một kẻ nô-lệ hôm nay, nếu nỗ lưc, có thể trở thành chủ tịch nước trong tương lai! Tôi kiến nghị nhà nưóc không chỉ thành lập các khu mậu dich tự do mà nên thí điểm thành lập các "thành phố" chính trị tự do, hoặc "hòn đảo" tự do, ở đó con người có thể được trao rộng rãi các quyền tự do cơ bản (tương tự như một nước hai chế độ của TQ) đây sẽ là một trong những động lực giúp xã hội VN tiến tối độc lập và đoàn kết.
Nguyễn Ái Quốc II

Địa chỉ 
Hà Nội
Email
VietQuoc08@yahoo.com
  • chu chut vao dao tao nganh nghe chuyen mon

    2 la sang loc nhung ca nhan noi troi de dua vao nang cao kip thoi boi duong
     
Bài viết về chủ đề giáo dục này rất hay, và tôi rất có tâm huyết về vấn đề này, chỉ có con đường giáo dục mới đưa đất nước Việt Nam thoát khỏi đối nghèo và lạc hậu.
  • Trần Minh Dương
  • chào các anh(chị) em hiện đang làm việc tại nước ngoài công việc cũng rất bình thường.nhưng tình cờ em đọc dc bài báo trên hay và thấm thoát quá thưc ra em cung rất là hạn chế về thông minh vì vậy khi làm vc bên nc bạn đôi lúc cũng thấy ngủi lòng.vì vậy em cũng mong muốn những bạn trẻ hãy cố gắng học và giữ lấy bản sắc cua dân tộc vn đừng xa ngã vào những cái xấu xa để rồi hận mình thì đã muộn hãy xây dựng cho mình một môi trường sống đầy văn minh và trong sáng cảm ơn
nguyễn văn BỘ

Địa chỉ 
xóm giữa-hoàng tây- kim bảng-hà nam
  • 1/ Phát triển giáo dục ư ?????????nước ta có quá nhiều Giáo sư,Tiến sĩ,thạc sĩ......không tin bạn cứ vào đám đông,giao lưu thử xem,chỉ một lúc thôi,ta gặp không biết bao nhiêu nhân tài có học vị rất cao.Ra đường là gặp kỹ sư,Tiến sĩ......thậm chí chúng ta còn định khắc tên bao nhiêu nghìn Tiến sĩ vào......đá ...để kỷ niệm và khoe là ....ta có nhiều nhân tài .....như vậy thì chứng tỏ nền giáo dục của nước ta đâu có thấp kém ??????????.Vậy vấn đề của ta phải chăng là sử dụng nhân tài như thế nào để thoát nghèo mà thôi
    2/ nước ta có nhiều nhân tài làm giầu một cách rất nhanh chóng,nhất là hàng ngũ quan chức,chỉ trong một thời gian ngắn,Họ đã thoát nghèo và trở lên giầu có một cách rất nhanh chóng,ngoạn mục.Dĩ nhiên là họ có tài,và có bí quyết.Mà các quan chức VIETNAM thì rất thương dân,quý dân,nhất là thương những người nghèo khổ.Vậy mong những nhà Lãnh Đạo Cao cấp hãy chỉ thị cho các Cán Bộ của mình là hãy phổ biến,dậy bảo cho những người nghèo cách thức kiếm tiền như thế nào để họ nhanh chóng thoát khỏi nghèo khổ.Đó là một trong những cách thoát nghèo hữu hiệu.
Đỗ-quang-Điệp

Địa chỉ 
LONDON,ENGLAND
Email
diep_do39@yahoo.co.uk
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
Trần Thế Hiền

Địa chỉ 
lớp oto k49 dhbkhn
Email
magiao1986@yahoo.com
  •  
  •  
  •  
  •  


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét