Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Sự vận động của ngôn ngữ
qua đời sống hàng ngày
(phiếm đàm)
Nguyễn Trung


          Quan sát sự vận động của các từ ngữ có tính là dạng khái niệm có thể cung cấp cho chúng ta một cái nhìn khái quát bất ngờ. Để đơn giản hóa câu chuyện cho chủ đề này, xin tạm phân chia các giá trị trong đời sống thành 2 nhóm thiệnác.

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Nhìn lại, năm 2007 nước ta đứng trước ngã 3 đường, hoặc là thay đổi triệt để để bước vào con đường của dân chủ văn minh và cùng tiến bước với nhân loại tiến bộ, hoặc là chấp nhận bất lực trước ranh giới cuối cùng của phương thức phát triển theo chiều rộng để  tiếp tục bị động chìm sâu trong khủng hoảng toàn diện với những thách thức khôn lường. Rất tiếc là cảnh báo về ngã 3 đường này đã bị những người nắm trong tay vận mệnh đất nước - cụ thể ở đây là những người nắm quyền lực trong ĐCSVN - bỏ ngoài tai. Cái giá đất nước phải trả về kinh tế, đối nội và đối ngoại trong suốt những năm từ 2007 đến nay cho thấy rõ điều này. Vì vậy nên tham khảo bài này khi đọc "Viễn tưởng" (các bài 1, 2 và 3). Xin lưu ý bạn đọc. Nguyễn Trung./.

Đã đăng trên tạp chí Tia Sáng 12-2007 và 1-2008,
Vietnam Net 1-2008

Ngã ba 2007[1]
Nguyễn Trung

Năm 2007 có nhiều điểm rất đáng ghi nhớ đối với nước ta.
Nổi bật nhất có lẽ là mọi yếu tố phát triển bên trong sau 22 năm đổi mới của đất nước, những thành tựu mọi mặt đối nội và đối ngoại giành được, và những yếu tố do sự vận động của  tình hình thế giới và khu vực tác động từ bên ngoài vào nước ta – tất cả hợp thành một tình thế đặt ra yêu cầu bức thiết hơn bao giờ hết: Việt Nam phải vươn lên chuyển mình sang một giai đoạn phát triển mới.

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

Một nhiệm kỳ không đủ cải cách giáo dục

09:45' 08/01/2008 (GMT+7)
(VietNamNet) - Bàn về câu chuyện cải cách giáo dục, tác giả Nguyễn Trung khẳng định không có chuyện đánh nhanh thắng nhanh, càng không có chuyện cải cách giáo dục là công việc của nhiệm kỳ này, mà nó phải là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài vì "đất nước không có nhiệm kỳ".
VietNamNet giới thiệu bài viết của tác giả Nguyễn Trung về những trăn trở của giáo dục VN trong năm 2008. (Tựa bài và tiêu đề phụ do VietNamNet đặt).

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

Trấn áp chỉ đưa chế độ đi tới sụp đổ!

Nguyễn Trung


                Ông Hồ Ngọc Nhuận coi cách thức tiến hành vụ xử án Nguyễn Phương Uyên – Đinh Nguyên Kha ở Long An là một việc làm ô nhục. Luật sư Lê Hiếu Đằng coi bản án dành cho vụ này thể hiện xu hướng phát xít hóa của chế độ. Trong vòng chưa đầy 24 giờ hàng nghìn người có lương tri sống ở trong nước và ở nước ngoài đã ký tên vào Lời kêu gọi ngày 20-05-2013, nội dung: phản đối bản án đánh vào lòng yêu nước của hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha, và đòi trả lại tự do cho họ ngay tức khắc. Dư luận tiến bộ trên thế giới bầy tỏ sự bất bình về bản án, đồng thời cảnh báo việc xử án như vậy cho thấy sự vi phạm ngày càng nghiêm trọng Công ước về Quyền con người mà Chính phủ Việt Nam đã ký kết tham gia.

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013


Trấn áp chỉ đưa chế độ đi tới sụp đổ! 
Nguyễn Trung


               Ông Hồ Ngọc Nhuận coi cách thức tiến hành vụ xử án Nguyễn Phương Uyên – Đinh Nguyên Kha ở Long An là một việc làm ô nhục. Luật sư Lê Hiếu Đằng coi bản án dành cho vụ này thể hiện xu hướng phát xít hóa của chế độ. Trong vòng chưa đầy 24 giờ hàng nghìn người có lương tri sống ở trong nước và ở nước ngoài đã ký tên vào Lời kêu gọi ngày 20-05-2013, nội dung: phản đối bản án đánh vào lòng yêu nước của hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha, và đòi trả lại tự do cho họ ngay tức khắc. Dư luận tiến bộ trên thế giới bầy tỏ sự bất bình về bản án, đồng thời cảnh báo việc xử án như vậy cho thấy sự vi phạm ngày càng nghiêm trọng Công ước về Quyền con người mà Chính phủ Việt Nam đã ký kết tham gia. 
            Không thể nói khác, bản án Long An ngày 16-05-2013 kết tội tổng cộng 14 năm tù dành cho hai thanh niên yêu nước Uyên và Kha mang tính khủng bố. Bản án này là bước leo thang mới tiếp theo các bản án trước đó dành cho những người yêu nước có hành động biểu thị chính kiến một cách ôn hòa và đã bị kết án tù đày trong những năm vừa qua.  
Điều vô cùng tệ hại là bản án Long An ngày 16-05-2013 trên thực tế đã trực tiếp đánh vào khát vọng tự do và tinh thần yêu nước của của thanh niên cả nước ta.  
Đấy là bản án muốn khuất phục và nô dịch hóa giới trẻ, để phục vụ cho việc củng cố, bảo toàn chế độ hiện hành. Thử hỏi, trước những thách thức mất còn đất nước đang phải đối mặt, chúng ta không dựa vào thanh niên trong sự ngiệp xây dựng và bảo vệ đất nước thì sẽ dựa vào ai? Đánh vào thanh niên như thế không phải là trực tiếp đánh vào đất nước?
Tại Hội nghị Trung ương 7 khóa XI, lãnh đạo ĐCSVN coi “công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược…, - nhấn mạnh -  …đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận là rất cần thiết trong tình hình hiện nay…”, đồng thời  “hoan nghênh và cảm ơn đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài đã nhiệt tình hưởng ứng, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992… So với bản dự thảo được công bố, đã có rất nhiều ý kiến của nhân dân được tiếp thu, tập trung vào nhiều vấn đề quan trọng...  Trong bối cảnh như vậy, bản án Long An ngày 16-05-2013 bóc trần sự khác biệt đen/trắng đối chọi nhau giữa những lời nói tốt đẹp này và sự thật đầy không khí trấn áp của bản án Long An. Sự thật cũng cho nhân dân cả nước thấy: Ngày 17-05-2013 Ủy ban Dư thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã đưa ra phiên họp Quốc hội lần này bản dự thảo mới, với nội dung về cơ bản vẫn giữ nguyên như cũ những điều quan trọng nhất trong Hiến pháp 1992. Vân vân…
Không thể không đặt ra những câu hỏi:
-        Nói và làm đối nghịch nhau sống sượng như vậy, phải chăng những người nắm thực quyền trong ĐCSVN tin rằng có thể đánh lừa được nhân dân, để tiếp tục xiết chặt quyền lực mình đang nắm giữ?
-        Làm như thế, đất nước sẽ giữ vững được chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, đất nước sẽ tiếp tục phát triển?
-        Nói và làm đối nghịch nhau như thế, phải chăng những người có thực quyền trong ĐCSVN dứt khoát vứt bỏ con đường hòa bình cải cách thể chế chính trị đang được mở ra qua việc sửa đổi hiến pháp lần này?
-        
Không phải những gì Uyên và Kha đã làm và đã bị kết án một cách tàn bạo, mà là chính bản án Long An 16-05-2013, chính những bản án Long An như thế tiếp nối nhau trong suốt những năm vừa qua, cùng với sự bất nhất giữa nói và làm của những người có thực quyền trong ĐCSVN, đang từng ngày từng giờ uy hiếp sự tồn vong của đất nước!
Hiển nhiên, trấn áp như thế đang đấy chế độ hiện hành đi tiếp tới chỗ sụp đổ, hầu như chắc chắn với thảm kịch đẫm máu. Nhân dân cả nước hãy cảnh giác!
Các bậc cha mẹ trong cả nước, xin hãy cùng nhau bảo vệ và hậu thuẫn khát vọng tự do và tinh thần yêu nước của con em chúng ta!

Hà Nội, ngày 22-05-2013


Tác giả gửi cho viet-studies ngày 22-5-13

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013


55 năm vết thương dân tộc
Cảm nghĩ nhân 55 năm ngày ký
Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương

Nguyễn Thị Kim Cúc


          Ngày 21-07-1954 Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương được ký kết, kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp hồi đó tại các nước Việt Nam, Lào và Campuchia.

          Hơn một nửa thế kỷ đã qua, song còn biết bao nhiêu câu hỏi quên đi thì thôi, nếu nhớ đến lại quặn đau chín khúc ruột. Hơn nữa, cho đến ngày hôm nay, không phải bất kỳ một câu hỏi nào liên quan cũng đều tìm được câu trả lời.

Song tất cả những câu hỏi thắt ruột nói trên chẳng thấm tháp gì so với nỗi đau đất nước bị chia cắt kể từ cái ngày tổng tuyển cử thống nhất đất nước 20-07-1956 không bao giờ đến! Lấy gì ước lượng, cân đong đo đếm, hay so sánh được cái giá dân tộc ta phải trả cho sự nghiệp thống nhất đất nước hôm nay?  

          Hãy cùng nhau cố nén lòng, cố giữ cho cái đầu nguội lạnh để ôn nhớ lại sự kiện 21-07-1954 một cách khái quát.

          Ngày nay có thể khẳng định việc ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 đối với ta là tất yếu, vì so sánh lực lượng không cho phép làm khác được, hơn nữa cuộc chiến tranh nào cũng phải kết thúc. Thiết nghĩ điều này là rõ ràng.

Những câu hỏi còn lại đến nay chưa có câu trả lời cuối cùng – và có lẽ sẽ khó hay không bao giờ có thể có câu trả lời cuối cùng –  đại thể là những câu hỏi liên quan đến vấn đề ta ký như vậy thiệt/hơn đến đâu so với thành quả kháng chiến chống Pháp? sức ép của các nước lớn đến đâu? sự đánh đổi lợi ích giữa các nước lớn với nhau trên cơ sở hy sinh các lợi ích của nước ta đi xa tới mức nào? nhìn nhận con đường cách mạng của nước ta? vân... vân...

Điều chắc chắn có thể khẳng định được là nước ta có bị sức ép của các nước lớn, có bị thiệt, có sự đánh đổi lợi ích giữa các nước lớn với nhau trên cơ sở xâm phạm những lợi ích của nước ta. Điều chắc chắn không kém là sức mạnh vật chất và sức mạnh trí tuệ của ta đến đâu thì ta giành được đến nấy, trên đời này chẳng có nước nào tặng thưởng hay cho không nước ta điều gì.  Lịch sử không sửa chữa được, nhưng thiết nghĩ bài học thua thiệt này dạy chúng ta nhiều bài học khác cho hiện tại và tương lai.

-  Hiệp nghị Giơ-ne-vơ 1954 có phải là nguyên nhân chia cắt đất nước ta không?
-  Không phải vậy.

Có lẽ đúng hơn là Hiệp định này đánh dấu hay mở đầu quá trình chia cắt đất nước. Còn nguyên nhân đích thực chia cắt đất nước là mưu toan và những nỗ lực thuộc chiến lược toàn cầu của Mỹ nhằm đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản, đã được triển khai từ năm 1950 – lúc đầu dưới dạng tiếp sức cho cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp với ý đồ sẵn sàng thay thế Pháp. Khi ký Hiệp định này thì Mỹ nắm lấy cơ hội thay thế Pháp hoàn toàn và chính thức tạo dựng sự có mặt của mình ở Miền Nam Việt Nam. Chính vì lý do này, Mỹ cho rằng không bị Hiệp nghị Giơ-ne-vơ ràng buộc vì không tham gia ký kết, đồng thời Mỹ ủng hộ chính quyền Bảo Đại và sau đó là chính quyền Sài Gòn bác bỏ tổng tuyển cử 20-07-1956. Ngày 1-1-1955 Mỹ cử nhóm cố vấn quân sự đầu tiên (MAAG) vào Sài Gòn.

Ngay sau khi kết thúc  300 ngày tập kết (chính quyền và quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập trung về miền Bắc; Chính quyền và quân đội khối Liên hiệp Pháp[1] tập trung về miền Nam) cuộc đàn áp diệt cộng của chính quyền Sài Gòn bắt đầu và ngày càng đẫm máu, sự có mặt về quân sự của Mỹ ngày càng leo thang. Tháng 5-1961 Mỹ đưa 400 huấn luyện viên quân sự đầu tiên, gọi là “lính mũ nồi xanh” vào miền Nam, đến cuối năm quân số của Mỹ đã lên tới 20.000. Ngày 02-08-1964 Mỹ tự gây ra sự kiện chiến hạm Maddox tại Vịnh Bắc Bộ để mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam ra cả nước (tấn công miền Bắc bằng không quân). Năm 1968 cuộc chiến tranh này lên tới cao điểm, với sự tham chiến của 536.000 quân Mỹ, ngoài ra có sự tham gia của binh lính các nước Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Philippines, Thái Lan.

Như vậy, cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ được khởi đầu bằng cuộc chiến tranh trên chiến tuyến Bắc – Nam, giữa cộng sản và chống cộng đối kháng nhau quyết liệt. Cuộc chiến tranh trong lòng dân tộc này đã xuyên xuốt, trở thành một bộ phận hữu cơ của cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ, kéo dài tới ngày 30-04-1975 khi giải phóng được Sài Gòn và hoàn thành việc thống nhất đất nước. 

Bối cảnh lịch sử quốc tế còn tạo ra trong lòng cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống Mỹ xâm lược cuộc đụng đầu trực tiếp giữa phe xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa đế quốc với tất cả những rối rắm vô cùng phức tạp của nó. Và tất cả những yếu tố này đã làm cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước trở thành cao điểm nóng bỏng nhất suốt thời kỳ chiến tranh lạnh (1945 – 1991).

Chính các yếu tố vừa nêu trên là nguyên nhân dẫn đến sự chia cắt đất nước và khiến cho quá trình đấu tranh thống nhất đất nước của dân tộc ta kéo dài 21 năm, bắt đầu từ Hiệp nghị Giơ-ne-vơ 1954, với biết bao nhiêu máu và nước mắt khôn kể xiết.

Ai dám nói ngày nay vết thương đất nước chia cắt  đã hoàn toàn được hàn gắn? Ai dám nói sau 34 năm thống nhất đất nước mọi hậu quả của thời kỳ đất nước bị chia cắt đã được khắc phục? Ai dám nói đoàn kết, hòa hợp, hòa giải dân tộc ở nước ta bây giờ không thành vấn đề nữa? Còn những gì đang cản trở tiếp tục đẩy mạnh quá trình hòa hợp, hòa giải dân tộc?..

Còn rất nhiều câu hỏi chưa có câu trả lời, hầu như toàn là những câu hỏi vỡ đầu.

Song tất cả có lẽ chỉ làm tấy lên gay gắt hơn những câu hỏi của hôm nay:
-     Làm gì? Làm thế nào để mọi vết thương của thời kỳ lịch sử đầy máu và nước mắt này của dân tộc sớm hàn gắn hoàn toàn và vĩnh viễn không tái diễn?
-     Làm gì? Làm thế nào để lấy lại quãng thời gian lịch sử bị đánh mất này để đất nước ta sớm ra khỏi sự tụt hậu hôm nay so với bàn dân thiên hạ? - nhất là ngay bây giờ nguy cơ tụt hậu mới, nguy cơ bị lấn át lại đang lù lù thách thức nước ta một lần nữa!
-     Vân vân...

Trong khi tìm những câu trả lời, xin đừng quên một trong những bài học khác, có lẽ là bài học quan trọng nhất rất đáng rút ra từ Hiệp nghị Giơ-ne-vơ 1954, đó là: Phải hiểu rõ thế giới chúng ta đang sống, sức mạnh vật chất và sức mạnh trí tuệ của ta đến đâu thì thành quả giành được đến đấy.  Trong thời đại ngày nay sức mạnh ấy bắt nguồn từ dân chủ và sáng tạo. Thực tế những thành công đạt được trong 23 năm đổi mới chứng minh điều này. Mặt khác, những thất bại vấp phải trong 23 năm đổi mới hầu như đều có nguyên do từ thiếu vắng dân chủ và sáng tạo.

Cam chịu tiếp tục tụt hậu và bị lấn át, hay hiểu rõ thế giới chúng ta đang sống, quyết tìm đường nhân lên sức mạnh vật chất và sức mạnh trí tuệ dân tộc ta đang có trong tay? – đó là câu hỏi mỗi người Việt Nam có lương tri hôm nay, không phân biệt trong nước hay ngoài nước, không phân biệt địa vị xã hội, phải trả lời trước chính mình và trước đất nước./.                                                                                      

Thiên Cầm, ngày 18-07-2009

 

[1] “Khối Liên hiệp Pháp” là một trong các bên ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, bao gồm (1) Pháp và (2)chính quyền Việt Nam do Pháp dựng lên, thời đó ta gọi là chính quyền bù nhìn.


Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2012

Trích đoạn tiểu thuyết "Lũ", chương 23, VSI - 08-2012

Trích đoạn tiểu thuyết "Lũ", chương 23,
VSI - 08-2012 
23



          Sau cái rét Đông rất sâu kéo dài sang đến gần cuối xuân Nhâm Thìn là cái nóng đổ lửa đột ngột ập về. Lác đác vài vùng Tây Bắc có lúc nhiệt độ lên tới 45 độ C. Cháy rừng lớn đã xảy ra ở Sơn La, đèo Hải Vân, rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn, Đá Đen (Phú Yên)… Giữa trưa ở Hà Nội có ngày nhiệt độ lên tới 41 độ. Đã thế từ Tết đến giờ hầu như không thấy mưa. Nhiều sông suối trơ bãi. Đất ruộng nhiều nơi nẻ toác. Nhiều cánh đồng trồng mầu mọi năm vào buổi này xanh um, nhưng bây giờ chỉ dặt một mầu nâu của các luống đậu, luống lạc chết rạc. Trên vùng cao, nhiều nơi người khát, gia xúc khát, nhiều nương ngô chỉ cần một mồi lửa là bốc cháy… Tất cả có nghĩa sẽ mất mùa trông thấy cho những nơi bị hạn, người gieo trồng tại những nơi khô cằn này nắm chắc trong tay cái đói sẽ lại đến thăm trong một vài tháng tới…

Tin cuối cùng, quý một năm nay xuất khẩu gạo của Việt Nam vượt 5% so với cùng kỳ năm ngoái…