Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

Chuyên đề nghiên cứu được giao
Dân chủ - Đoàn kết – Đồng thuận xã hội

Quan điểm và những giải pháp cơ bản nâng cao nhận thức về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân để thực hành tốt hơn vấn đề dân chủ, đoàn kết, đồng thuận xã hội trong giai đoạn hiện nay

Người thực hiện: Nguyễn Trung

Hà Nội tháng 9-2008.


Xác định mục tiêu của chuyên đề:
Trọng tâm của đề tài là làm rõ những quan điểm cơ bảnnhững giải pháp cho việc nâng cao nhận thức của công dân  cho thực hành tốt hơn vấn đề dân chủ, đoàn kết và đồng thuận xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Như vậy, chuyên đề này mang tính thực tiễn và thực hành là chủ yếu, phần nội dung mang tính hàn lâm hay học thuật chỉ giới hạn trong phạm vi đủ làm cơ sở cho những quan điểm và giải pháp được nêu ra.

Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

tiểu thuyết "Hiến dâng" - file A

 

 

 

 

 

Nguyên Nguyên

(tc Nguyễn Trung)






Hiến  dâng


Tiểu thuyết








Tác giả giữ bản quyền



thời đại mới
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN

Số 21  - Tháng 5/2011



“Tô-tem sói” ngày nay là con sói ngày càng hung dữ
Nguyễn Trung
Hà Nội

1. Kịch bản leo thang mới
          Trước hết, tôi xin mượn văn học để bàn chuyện chính trị, rất cảm tính, song đó lại là cảm nhận thật của tôi về Trung Quốc hiện đại.
          Đã nhiều năm trôi qua, khi tôi gấp quyển tiểu thuyết “Tô-tem sói” lại, mà hôm nay cảm giác ghê sợ đến buốt lạnh về khát vọng sói mà Khương Nhung để lại trong đầu tôi vẫn còn rõ lắm. Ngay trong cuộc họp của Trung tâm Văn hóa Đông-Tây năm ấy ở Hà Nội giới thiệu cuốn tiểu thuyết này, tôi đã nói rõ cảm nghĩ của mình: Vượt lên trên tất cả những gì Khương Nhung gửi gắm vào các con chữ mình viết ra, dù vô tình hay hữu ý, gần như là một bản năng trong tiềm thức, Khương Nhung đã tự hé lộ ra cho người đọc một bản năng sói - như một văn hóa, một lẽ sống, một đặc tính rất Hán của quốc gia Trung Quốc… Và hình như cái tự bộc lộ ra từ bản năng, từ tiềm thức như thế bao giờ cũng là thật nhất, đúng với bản chất nhất! Sự hưởng thụ trong tôi những cái hay mà một quyển tiểu thuyết có thể đem lại không đọng lại được bao nhiêu, nhường chỗ cho câu hỏi: Đứng cạnh một Trung Hoa đang lên như vậy, nước ta xử sự thế nào? 

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

tiểu thuyết "hiến dâng" - file B






Nguyên  Nguyên
(tức Nguyễn Trung)









Hiến dâng

Tiểu thuyết
(In lần thứ 3, có sửa chữa, bổ sung phần phụ trương)




 Tác giả giữ bản quyền
VSI 
Vài ý về sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Nguyễn Trung


 Ghi lại phát biểu trong cuộc họp bàn về sửa đổi Hiến pháp ngày 24-03-2012
 của viện Những Vấn Đề Phát Triển (VIDS),  Hanoi , 
có bổ sung để làm rõ thêm một số vấn đề mà thời gian trình bày có hạn, chưa đề cập đến được. 
                                                                   

Xin cảm ơn VIDS cho tôi cơ hội nói lên vài suy nghĩ trong buổi thảo luận hôm nay về đề tài quan trọng này. Sửa đổi Hiến pháp là việc hệ trọng của một quốc gia. Tôi không hiểu nhiều về Luật, chỉ xin có vài ý kiến về vấn đề này từ góc độ một công dân đảng viên, mà những điều tôi sẽ trình bày liên quan mật thiết đến Đảng. Xin nói rõ ra như thế, vì tất cả chúng ta ngồi đây đều là công dân đảng viên già, từ lâu đã đứng sang bên lề cuộc sống. 
Sách tham khảo

Về kinh tế trí thức
***
         
Lời phi lộ

Khoảng cuối năm 2000 chúng tôi được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia (NXB), Hà Nội, mời viết đôi điều suy nghĩ về kinh tế trí thức và liên hệ với Việt Nam. Chúng tôi lựa chọn các bài viết của mình đã trình bầy trong một số cuộc hội thảo trong nước về đề tài này biên soạn lại thành một cuốn sách nhỏ. Đầu năm 2001 bản thảo hoàn thành và đã gửi đến NXB, kèm theo cả “lời giới thiệu của Nhà xuất bản” mà chúng tôi được NXB yêu cầu chúng tôi soạn ra. NXB nói làm như thế cho tiện việc.

          Mọi việc đều xong xuôi, bản thảo đã gửi đến NXB, nhưng có lẽ vì không đủ tiêu chuẩn nào đó nên không được xuất bản.

          Hơn một thập kỷ đã trôi qua, nhiều cách nhìn và ý tứ trong bản thảo đã trở nên lạc hậu và cũ kỹ. Song bản thảo có nhiều thông tin còn dùng được, nêu ra được không ít những vấn đề lớn của đất nước có liên quan đến phát triển kinh tế trí thức ở nước ta nhưng đến hôm nay vẫn còn nằm nguyên vẹn trong các file lưu giữ của máy tính. Vì lý do này, nhân dịp lưu lại trên blog, xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.

Nguyễn Trung
Hà nội tháng 12 – 2013


Dưới đây là toàn văn bản thảo


Lời Nhà xuất bản


          Sự xuất hiện của kinh tế tri thức, trước hết với tính chất là một biểu hiện mới của phát triển lực lượng sản xuất trong kinh tế thế giới, đang tác động ngày càng mạnh vào mỗi quốc gia và vào quá trình toàn cầu hoá. Làm chủ được sự vận động này để xử lý có hiệu quả những thách thức mới và để có thể tranh thủ được những cơ hội mới - đấy là đòi hỏi bức thiết tự thân sự phát triển và vận động của kinh tế thế giới đề ra cho mỗi quốc gia trên hành tinh này. Chính vì vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ IX đề ra nhiệm vụ: “Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức.”ª

          Tuy nhiên, nhìn nhận kinh tế tri thức trước hết là một bước phát triển mới của lực lượng sản xuất - với đặc trưng là khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, đang là một vấn đề thời sự. Một mặt vì bản thân sự vật đang trong quá trình vận động, mặt khác vì nhận thức như thế nào thì cách ứng xử sẽ như thế nấy, liên quan mật thiết đến quyết sách và hành động của đất nước ta.

          Góp phần tìm hiểu bước phát triển mới này của lực lượng sản xuất, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia trân trọng giới thiệu với bạn đọc
-         Kinh tế tri thức, những vấn đề và sự lựa chọn” của Nguyên Nguyên (Nguyễn Trung), nguyên đại sứ nước ta tại Thái Lan.
-         Kinh tế tri thức và con đường hội nhập của Việt Nam” của G.s. tiến sỹ Phan Đình Diệu, Đại học Quốc gia Hà Nội. Và
-         Nền kinh tế mới toàn cầu hoá - cơ hội và thử thách đối với các nước đang phát triển” của tiến sỹ Trần Quốc Hùng, hiện nay là Giám đốc điều hành về nghiên cứu kinh tế và thị trường tài chính thế giới của Rabobank International, London.

          Ba tác giả nói trên làm việc và nghiên cứu trong các môi trường khác nhau. Những vấn đề được trình bày và những suy nghĩ riêng của ba tác giả được in chung trong cuốn sách này về kinh tế tri thức đưa ra những gợi ý rất đáng tham khảo. Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia rất mong những ý kiến thảo luận, đóng góp, bổ khuyết của bạn đọc.
         
                                                          Tháng 7 năm 2001
                                                          Nhà xuất bản Chính trị quốc gia







ª Đảng Cộng Sản Việt Nam: Văn kiện Dậi hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội 2001, tr. 25.


Phụ lục


***




Góp ý kiến về chiến lược giáo dục: chấn hưng,
 cải cách, hiện đại hoá là nhiệm vụ cấp bách nhất

Hoàng Tụy
Chung quanh cây mía và cân đường

Thu Thành, Trần Dũng, Ngọc Vinh
Báo Nhân Dân 19-6-2000

Hàng năm, Công ty đường Quảng Ngãi đầu tư hơn 10 tỷ đồng phát triển vùng nguyên liệu, đưa các loại mía năng xuất cao vào trồng đại trà ở địa phương.
Chương trình sản xuất một triệu tấn đường vào năm 2000 được thực hiện từ cuối năm 1994 đến nay đã thành hiện thực. Ngành mía đường đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, ổn định đời sống cho hơn một triệu người.

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

tiểu thuyết "Hiến dâng" - file C

Nhân sang dự hội thảo khoa học ở Viện chống lao Trung ương, Đông hỏi thăm  cô gái Mai Ngọc Bảo và được biết bệnh trạng cô đang diễn biến cấp tính, có biểu hiện kháng thuốc hoặc bệnh nhân mất khả năng đề kháng. Giờ nghỉ, anh đề nghị được đến thăm cô gái. Anh phát hoảng, mới chưa đầy ba tuần mà thấy Bảo chỉ còn da bọc xương, mắt nhắm nghiền, nằm không cử động trên giường bệnh. Bác sỹ và y tá trực cho biết Bảo vừa trải qua một cơn đau ngực dữ dội, cơn đau đầu tiên kể từ ngày vào đây. Anh hỏi kỹ bác sỹ trực. Ngay sau đó anh đọc lại các phim chụp phổi, đề nghị hội chẩn chớp nhoáng với các bác sỹ trực tiếp chữa bệnh cho Bảo.