Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

TÀI SẢN ĐỂ LẠI CHO THẾ HỆ MAI SAU
KHÔNG THỂ LÀ SỰ NÔ DỊCH !
Nguyễn Chính
Nhân đọc tham luận của ông Nguyễn Trung
tại hội thảo về khai thác boxit 9/4/2009.
 
Tôi chưa được gặp ông Nguyễn Trung, cũng không biết học hàm, học vị của ông, nhưng qua những bài viết gần đây của ông Nguyễn Trung về những vấn đề hệ trọng của đất nước, tôi xin phép được gọi ông là NHÀ YÊU NƯỚC NGUYỄN TRUNG.
Sau khi đọc đi, đọc lại nhiều lần trên mạng, tham luận của ông tại Hội thảo về khai thác quặng boxit ở Tây nguyên, tôi đã được biết rõ thêm, cụ thể thêm rằng :
·     Thì ra, quy trình thực hiện dự án này là “quy trình lộn ngược”. Một việc bé bằng cái mắt cua như đào mấy củ mỳ (sắn) thôi, mà làm lộn xộn cũng sẽ cuốc vào chân ngay, huống chi là mở ra cả mấy đại công trường, triệt phá cả ngàn hec-ta rừng cao nguyên, bới lên hàng triệu triệu khối đất, xả ra hàng tỷ khối bùn đỏ độc hại, gây nguy cơ ô nhiễm cho nhiều thế hệ trên phạm vi gần một nửa đất nước, để lấy quặng boxit, kéo dài cho đến 2025, mà bước triển khai dự án lại “lộn ngược”, thì không biết có còn gì để nói nữa không ? Ngay như cái sự “hội thảo” này, mặc dù vô cùng cần thiết, nhưng lại “đi” sau bước triển khai tới hơn một năm, cũng là “ngược” mất rồi.
·     Thì ra, hiện tại ở ta cũng đang còn các dự án, mà ông Nguyễn Trung nêu ra những con số, xoay theo những “kịch bản” sẽ diễn ra, khiến nghe qua đã thấy mất hồn, đó là các dự án luyện thép đang trong tình cảnh dở giăng, dở đèn, lỗ chổng vó.
·     Thì ra, các điều kiện cần và đủ để khai thác quặng boxit và sản xuất nhôm ở Tây nguyên, không phải như các ông ở Tập đoàn Than – KS Việt Nam đưa ra.
·     Thì ra, các dự án thép đã đi từ lỗ đến lỗ rồi, còn dự án khai khoáng boxit, để làm ra nhôm với giá thành cao hơn giá bán, cũng sẽ không tránh khỏi lỗ chổng vó nữa, nguy cơ sẽ là hai sợi dây chủ yếu “thít cổ” nền kinh tế Quốc dân.
·     Thì ra, với cái quy trình dự án lộn ngược vô trách nhiệm với dân, với nước, hiệu quả “âm” về kinh tế, xã hội, môi sinh, an ninh v.v… này, sẽ là cái lực tai hại đẩy đất nước đã tụt hậu, càng giật lùi thêm nữa.
·     Thì ra và thì ra … vân vân và vân vân …

Bàn về đổi mới ĐCSVN

Bản thảo 9

Lời nói đầu:

Trong những năm cuối đời kể từ khi thôi nhiệm vụ cố vấn, đổi mới Đảng
có lẽ là vấn đề chính trị được đồng chí Võ Văn Kiệt quan tâm nhất.
Có thể nói ngày đêm đồng chí Võ Văn Kiệt đứng ngồi không yên với vấn đề này.
Những năm cuối đời đồng chí đã làm nhiều việc xả thân cho vấn đề trọng đại này,
thúc giục các đồng chí đảng viên chung quanh cùng chung tay góp sức.
Rút ra bao nhiêu kinh nghiệm từ cuộc đời chiến đấu của chính mình, đồng chí
Võ Văn Kiệt chẳng những chia sẻ cho chúng tôi những bài học quý báu
về xây dựng Đảng, mà còn tự khẳng định dứt khoát với niềm tin sắt đá: Giai đoạn
cách mạng mới, Đảng nhất thiết phải đổi mới chính mình; là Đảng của dân tộc,
của Hồ Chí Minh thì nhất định đổi mới được.

Trên cơ sở những ý nghĩ đã chia sẻ cho chúng tôi, thảo luận đi thảo luận
 lại nhiều lần, vào những tháng nửa sau năm 2007, đồng chí Võ Văn Kiệt
yêu cầu mỗi chúng tôi cân nhắc và nhận lấy một chuyên đề,
sớm phác thảo ra rồi sẽ cùng nhau thảo luận.

Bàn đi bàn lại, tôi nhận chuyên đề
“Đổi mới xây dựng Đảng trong giai đoạn phát triển mới của đất nước”.
Sự phân công và lựa chọn này dành cho tôi có nguyên nhân chính là:
Nội dung của chuyên đề đụng chạm đến nhiều khía cạnh đối ngoại – vốn là
“sở trường” mang tính nghề nghiệp của tôi.

Đôi lần tôi hỏi đồng chí Võ Văn Kiệt:    Nên viết đến mức nào?
Trả lời:     Võ Văn Kiệt sẵn sàng mang thẻ Đảng viên của mình ra chịu trận tất cả!

Tết Mậu Tý tôi hoàn thành bản thảo 1, những tháng sau đó là các bản thảo tiếp theo.
Tính tôi hay viết dài lê thê, viết xong còn nghĩ tiếp chưa dứt, nên tôi chỉ gửi cho đồng chí
Võ Văn Kiệt một hay hai bản thảo (có thể các bản từ số 3 số 5, tôi không nhớ kỹ).
Tôi được đặc ân: Khi nào tự tôi thấy chuyên đề viết ra đã hoàn chỉnh thì sẽ đem
ra thảo luận, nên tôi cứ soạn thảo mãi mà chưa xong.

            Trong buổi gặp chúng tôi lần cuối cùng khoảng đầu tháng 6-2008 tại khu biệt thự
Hồ Tây, không biết vì sao, tôi cảm nhận được sự bức xúc đến tột độ của đồng chí Võ Văn Kiệt:
“Các anh nói đi, cần làm gì nữa? Cần gặp ai nữa? Đi đến đâu tôi cũng sẵn sàng!..” –
trong buổi gặp này chúng tôi bàn đến nhiều vấn đề liên quan đến xây dựng Đảng và
đường lối của Đảng, nhiều vấn đề lớn khác của đất nước. Tôi thầm hiểu đấy cũng là lời
thúc giục chính tôi phải hoàn thành sớm công việc đang làm.

            Tôi viết xong bản thảo lần thứ 6 thì có tin sét đánh: Đồng chí Võ Văn Kiệt đã đi xa...
Tôi vô cùng ân hận vì chưa hoàn thành công việc của mình, trong lòng chỉ còn biết tự nhủ:
Phải cố động não viết lên được vấn đề!

            Trong quá trình viết, tôi luôn được anh Võ Văn Kiệt và các anh khác giúp đỡ
ý kiến và tư vấn. Song vấn đề quá lớn và quá khó so với trình độ mọi mặt của tôi,
không biết tôi còn phải viết đến bản thảo thứ bao nhiêu nữa thì mới được coi
là tàm tạm hoàn thành. Tuy nhiên, tôi hoàn toàn tự chịu trách nhiệm về tất cả những gì
đã viết ra thành giấy trắng mực đen trong bản thảo này.

Lời nói đầu này là viết cho bản thảo thứ 9, rồi sẽ tính tiếp. Nội dung chủ yếu của
bản thảo này được cô đọng lại trong phần tóm tắt và phần kết luận, để người đọc
ít thời giờ tiện theo dõi.

Góp ý vho Đại hội XI ĐCSVN

Kính gửi
Hội nghị lần thứ 10 của Ban Chấp hành Trung ương
ĐCSVV nhiêm kỳ khóa X

Thưa các Đồng chí,
Với trách nhiệm đảng viên đóng góp ý kiến vào Đại hội XI sắp tới,
ngày 04-06-2009 tôi đã có thư gửi Bộ Chính trị và BCHTƯ Đảng
kiến nghị thay đổi cách tiến hành Đại hội.
Hôm nay tôi xin trình bầy với các Đồng chí những suy nghĩ
về những vấn đề hệ trọng của đất nước đặt ra cho Đại hội XI
còn rất thô thiển và sơ thảo, dưới dạng những cảm nghĩ đầu tiên;
nghĩ, viết một mình, không có điều kiện học hỏi và trao đổi rộng,
nên có thể rất chủ quan và phiến diện.
Nghỉ hưu đã gần 15 năm, trí nhớ và hiểu biết có hạn, nghĩ gì nói nấy,
kính mong các Đồng chí tham khảo.

                                    Hà Nội, ngày 21-06-2009
Nguyễn Trung


Đại hội  ĐCSVN toàn quốc lần thứ XI
lựa chọn gì cho Việt Nam?
(Suy nghĩ về chuẩn bị Đại hội XI – bài số 2)


Nguyễn Trung
Biển Đông hòa bình hay nổi sóng?
Tham luận của Nguyễn Trung
tại hội thảo Yale – 18 tháng 11 năm 2009


I.                  Đặt vấn đề

Biển Đông (Eastern Sea) là tên gọi của Việt Nam cho “South China Sea” (tên gọi thông thường của tiếng Anh), là một biển phụ của Thái Bình Dương, rộng khoảng 3,5 triệu km2. Đấy cũng là biển lớn nhất sau 5 đại dương. Biển Đông được bao bọc bởi 10 nước và vùng lãnh thổ là Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Inđônêxia, Brunây, Malaixia, Xinhgapo, Thái Lan, Campuchia và Đài Loan.

Biển Đông có hàng trăm quần đảo, các đảo  nhỏ, các bãi đá ngầm,  giầu các tài nguyên khoáng sản và thủy sản. Biển Đông  có vị trí chiến lược ở Đông Á và Đông Nam Á,  có các tuyến thương mại quốc tế quan trọng giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương – trong đó đặc biệt eo Malacca - một trong các tuyến thương mại lớn nhất của thế giới. Ngoài ra cần lưu ý Biển Đông còn là vùng kinh tế trực tiếp của khoảng 300 triệu dân các nước tại đây.
Những bất lợi lớn trong các dự án
khai thác bô-xít ở Tây Nguyên
 Tham luận tai hội thảo ngày 09-04-2009 về chuyên đề bô-xite
do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì,
 
(embargo tới ngày 10-04-2009)

Nguyễn Trung

          Trong bài “Mất và được trong khai thác bô-xít ở Tây Nguyên” và bài “Triển vọng khai thác bô-xít ở Tây Nguyên – Tìm hiểu tại chỗ”[1], tôi đã trình bầy các khía cạnh “lợi và bất lợi”, “nên hay không nên” trong việc khai thác bô-xít ở Tây Nguyên qua hai dự án TKV đang triển khai là Nhân Cơ (Đắc Nông) và Tân Rai (Lâm Đồng) nói riêng và bình luận chương trình tổng thể khai thác Tây Nguyên đến năm 2025.

          Trước tình hình dư luận có nhiều ý kiến lo lắng và phản đối, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định tổ chức cuộc hội thảo hôm nay để tập hợp các ý kiến và đánh giá. Tôi hoan nghênh và đánh giá cao quyết định đúng đắn này. Xin trình bầy một số vấn đề dưới đây.

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013


NGUYỄN TRUNG







VẬN DỤNG
LỢI THẾ SO SÁNH
ĐỂ PHÁT TRIỂN
ĐẤT NƯỚC
(SÁCH THAM KHẢO)










NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI
 
 


VẬN DỤNG LỢI THẾ SO SÁNH
ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC


NGUYỄN TRUNG








VẬN DỤNG LỢI THẾ SO SÁNH
ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC
(Sách tham khảo)












NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI
HÀ NỘI - 1998



Lời giới thiệu
I.                   Đặt vấn đề
II.                Lợi thế so sánh luôn biến đổi theo xu thế phát triển của kinh tế thế giới
1.      Quá trình phá hoại sáng tạo không ngừng
2.      Vai trò của lợi thế so sánh
3.      Cấu trúc bản đồ thế giới đã thay đổi
4.      Lợi thế so sánh trong các loại sản phẩm
5.      Vài suy nghĩ về các yếu tố vô hình
III.             Một số gợi ý bàn về cái mạnh cái yếu của đất nước
  1. Bàn thêm về những cái mạnh tương đối
  2. Bàn thêm về những cái yếu tương đối
  3. Vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn
  4. Những cái mạnh đang có nhiều mặt yếu
IV.              Bàn về lựa chọn lợi thế so sánh của nước ta
1.      Vấn đề sống còn: Giá trị gia tăng
2.      Đi tìm con đường ngắn nhất
3.      Nguồn lực lớn nhất và vô giá: Con người và thời gian
a)      Xin bàn trước yếu tố thời gian
b)      Người là vốn quý nhất
c)      Còn một lý do nữa
4.      Vấn đề thay thế nhập khẩu và vấn đề hướng về xuất khẩu
5.      Vấn đề cây mía
V.                 Hướng lựa chọn của chúng ta
1.      Về ý tưởng đi tắt đón đầu
2.  Bàn thêm về việc lựa chọn sản phẩm
VI.              Buôn có bạn, bán có phường
1.      Chưa thực sự có bạn, có phường
2.  Đối tác nước ngoài
Kết luận
Phụ lục 1, 2, 3, 3b và 4
Tài liệu tham khảo
Một nhiệm kỳ không đủ cải cách giáo dục

09:45' 08/01/2008 (GMT+7)
(VietNamNet) - Bàn về câu chuyện cải cách giáo dục, tác giả Nguyễn Trung khẳng định không có chuyện đánh nhanh thắng nhanh, càng không có chuyện cải cách giáo dục là công việc của nhiệm kỳ này, mà nó phải là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài vì "đất nước không có nhiệm kỳ".
VietNamNet giới thiệu bài viết của tác giả Nguyễn Trung về những trăn trở của giáo dục VN trong năm 2008. (Tựa bài và tiêu đề phụ do VietNamNet đặt).
VNN: Li đi duy nht đ Vit Nam thoát nghèo 
24/10/2008 10:35 (GMT + 7) Nhìn về lâu dài, phải coi phát triển nền giáo dục tiên tiến là con đường vĩnh viễn đưa nước ta thoát khỏi số phận nước nghèo truyền kiếp, cần dồn hết công sức và tâm trí cho việc mở mang con đường này. Giáo dục, chứ không phải công nghiệp hóa – hiện đại hóa, sẽ quyết định số phận nước ta trong thế kỷ 21.

Không th tiếp tc "sng lm" vào tương lai 

04/11/2008 09:12 (GMT + 7) 20 người chết, thiệt hại nhiều nghìn tỷ đồng.. những thiệt hại về người và của trong cả nước qua trận mưa kéo dài trên diện rộng lần này còn lớn hơn thế nhiều. Ngoài thiên tai, trong các tổn thất xảy ra hôm nay có nguyên nhân chúng ta hôm qua đã sống lẹm vào hôm nay, quên mất việc sống hôm nay phải nghĩ đến ngày mai.