Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

http://community.tuanvietnam.net/2010-03-07-viec-cua-dang-la-viec-cua-quoc-gia?print=1
Th hai, ngày 08 tháng 03 năm 2010 | 13:22 (GMT+7)
http://community.tuanvietnam.net/assets/advertisement/banner1.gif
http://community.tuanvietnam.net/assets/Uploads/ad.gif
http://community.tuanvietnam.net/assets/advertisement/banner3.gif
11028
229
/2010-03-07-viec-cua-dang-la-viec-cua-quoc-gia
Việc của Đảng là việc của quốc gia
Tác giả: Nguyễn Trung
Bài đã được xuất bản.: 7 giờ trước
Đại hội XI nhất thiết phải chọn được những hiền tài trong Đảng để giao những trọng trách, đúng với tinh thần vì việc mà chọn người. Mọi quan niệm hay cách làm cũ kỹ lâu nay như "cơ cấu vùng miền", "chia ghế", "tuần tự vi tiến", "đến hẹn lại lên", sự câu nệ vào "quá trình"... nhất thiết phải loại bỏ - Nguyễn Trung góp ý.

Đổi mới Đảng, nhiệm vụ trọng đại của ĐH XI
Trong hệ thống chính trị nước ta, Đảng Cộng Sản Việt Nam là lực lượng chính trị lớn nhất và là đảng duy nhất giữ quyền lãnh đạo quốc gia. Đảng ghi trong Cương lĩnh của mình "Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân". Điều lệ Đảng nói rõ: "Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân; dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; đoàn kết và lãnh đạo nhân dân tiến hành sự nghiệp cách mạng". Do đó mọi vấn đề, mọi hoạt động của Đảng liên quan mật thiết đến vận mệnh quốc gia. Chính vì lẽ này, mọi việc của Đảng trên thực tế và về nhiều mặt cũng là việc của quốc gia, Đại hội XI của Đảng cũng là việc trọng đại của quốc gia, với tinh thần:
-         Mọi việc của Đảng phải đặt lợi ích quốc gia lên trên hết.
-         Mọi việc của Đảng phải mang tầm vóc quốc gia.
-         Mọi việc của Đảng phải phát huy được vị thế của quốc gia.
-         Mọi việc của Đảng phải tranh thủ được sự đồng thuận cao nhất của trí tuệ và nhiệt tình yêu nước của nhân dân cả nước.
http://community.tuanvietnam.net/assets/images/vietbalo.vn1.jpg
Đất nước đòi hỏi phải chuyển sang một giai đoạn phát triển mới cao hơn. Ảnh: vietbao.vn
Đại hội XI diễn ra trong tình hình đất nước đòi hỏi phải chuyển sang một giai đoạn phát triển mới cao hơn, phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về nhiều mặt trong một thế giới đang thay đổi sâu sắc, đồng thời đất nước cũng đứng trước cơ hội lớn lao giành lấy những thành tựu mới và vị thế quốc tế mới.
Tựu trung lại, Đại hội XI đứng trước 3 nhiệm vụ khó nhất của đất nước: (1) Làm thế nào chuyển kinh tế nước ta chuyển sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu với hiệu quả cao hơn, bền vững hơn; (2) Giữ gìn toàn vẹn chủ quyền và lãnh thổ quốc gia; (3) Xử lý thành công mối quan hệ đối ngoại khó nhất của nước ta trong bối cảnh thế giới hiện nay là Trung Quốc , đúng với tinh thần 16 chữ mà lãnh đạo Trung Quốc đã cam kết.
Tình hình đòi hỏi hơn bao giờ hết phải phát huy dân chủ, phát huy sức mạnh dân tộc để chiến thắng mọi thách thức và giành thắng lợi cho đất nước. Đổi mới Đảng trên hai phương diện: đổi mới xây dựng Đảng,và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trở thành điều kiện tiên quyết để Đảng có thể hoàn thành trách nhiệm đối với đất nước. Như vậy tại Đại hội XI, đổi mới Đảng trở thành nhiệm vụ trọng đại thứ tư, thậm chí là nhiệm vụ quyết định vận mệnh của Đảng và của đất nước.
Từ mấy năm nay công việc chuẩn bị Đại hội XI đã được xúc tiến khẩn trương trên mọi phương diện, đặc biệt là các việc: dự thảo Báo cáo chính trị sẽ đưa ra Đại hội, dự thảo các nghị quyết của Đại hội, các việc chuẩn bị cho bầu cử Ban Chấp Hành Trung Ương và Bộ Chính trị...
Theo Điều lệ Đảng, việc chuẩn bị như vậy cho đến khi tiến hành Đại hội chỉ là tạo điều kiện làm việc ban đầu cho Đại hội. Với tư cách là cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng, Đại hội sẽ tự mình đánh giá tình hình và nhiệm vụ, Đại hội sẽ tự mình quyết định mọi vấn đề thuộc chức năng và nhiệm vụ của mình. Cũng theo Điều lệ Đảng, Đại hội XI không làm việc chỉ đơn thuần thông qua và chấp nhận những gì Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa X đã chuẩn bị cho mình.
Mọi quan niệm hay cách làm cũ kỹ lâu nay như “cơ cấu vùng miền”, “chia ghế”, “tuần tự vi tiến”, “đến hẹn lại lên”, sự câu nệ vào “quá trình” (thường áp dụng đối với những người được đề cử vào Bộ Chính trị và dự kiến Tổng bí thư), sự phân vai các chức vụ lãnh đạo chủ chốt (Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ) theo phân bổ vùng miền Bắc –Trung – Nam... và biết bao nhiêu hiện tượng tiêu cực khác nữa đều nhất thiết phải loại bỏ.
Đại hội XI được dự kiến họp tháng 1-2011. Từ nay tới đó là khoảng thời gian rất quý báu và có thể làm được nhiều việc thiết thực chuẩn bị cho Đại hội. Song song với việc chuẩn bị hiện nay của BCHTƯ khóa X, rất nên phát huy trí tuệ  trong toàn Đảng và cả nước lấy ý kiến:
Có phải 4 nhiệm vụ trình bầy trên là những nhiệm vụ trọng đại nhất của Đảng trong khóa XI này không? Làm gì và làm thế nào để toàn Đảng và cả nước thực hiện thắng lợi 4 nhiệm vụ trọng đại nhất ấy?
Xác định được như vậy, sẽ xác định được chương trình hành động.
Nói cụ thể hơn nữa, nếu 4 nhiệm vụ trọng đại nêu trên được xác định, thì mọi việc như dự thảo Báo cáo chính trị, dự thảo các Nghị quyết của Đại hội XI, các việc chuẩn bị chung quanh vấn đề nhân sự của Ban chấp hành trung ương và Bộ Chính trị khóa XI... cần được chuẩn bị và xây dựng sao cho đáp ứng tốt nhất yêu cầu hoàn thành 4 nhiệm vụ trọng đại này.
Với trách nhiệm Đại hội toàn  quốc là cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng, với tinh thần đổi mới Đảng là điều kiện tiên quyết, rất không nên câu nệ vào việc từ nay đến khi họp Đại hội XI có đủ thời gian sửa đổi hay bổ sung  các dự thảo các văn kiện và nghị quyết cũng như những đề nghị về vấn đề nhân sự theo tinh thần tập trung vào 4 nhiệm vụ trọng đại nhất hay không. Điều quan trọng duy nhất  là BCHTƯ khóa X làm việc hết mình chuẩn bị cho Đại hội XI, với tinh thần tất cả mọi việc đều xoáy vào 4 nhiệm vụ trọng đại nhất này. Ưu tiên duy nhất và tối thượng trong quá trình họp Đại hội XI cũng như sau khi Đại hội họp là: Tạo mọi điều kiện hoàn thành 4 nhiệm vụ trọng đại nhất.
Như vậy, vấn đề quan trọng nhất không phải là từ nay đến khi họp Đại hội XI là đủ hay không đủ thời gian sửa đổi, bổ sung, thậm chí thay đổi các dự thảo các văn kiện, các dự kiến về nhân sự... sẽ trình ra Đại hội theo tinh thần xoáy vào 4 nhiệm vụ trọng đại.
Vấn đề quan trọng nhất là thông qua việc phát huy trí tuệ và nhiệt tình yêu nước trong toàn Đảng và toàn dân, Đại hội XI sẽ quyết định xem có phải 4 nhiệm vụ trọng đại nhất nêu trên là mục tiêu và chương trình hành động của Đảng trong khóa XI hay không? Đại hội quyết định làm gì và làm thế nào để thực hiện tốt nhất 4 nhiệm vụ trọng đại ấy trong khóa XI? Đại hội sẽ sử dụng quyền lực cao nhất của mình mà Đảng giao cho để định đoạt.
Đặt vấn đề như trên, sự câu thúc về thời gian cho việc hoàn thành (hay không hoàn thành) các dự thảo các văn kiện trình Đại hội XI sau khi tiếp thu các ý kiến đóng góp của toàn Đảng và cả nước sẽ không thành trở ngại cho việc tiến hành Đại hội XI đúng thời gian đã định. Điều quyết định để Đại hội XI thành công là làm sao tiếp thu được các ý kiến đóng góp xác đáng, làm cho nguyện vọng của toàn Đảng và cả nước trở thành các nghị quyết, các quyết định của Đại hội XI.
Thậm chí trong tình hình, nếu các cuộc thảo luận dân chủ, công khai trong toàn Đảng và cả nước dẫn tới thực tế không đủ thời gian soạn thảo các văn kiện (dự thảo) mới, Đại hội XI hoàn toàn có quyền và có thể chỉ cần thông qua các nhiệm vụ chính phải làm trong khóa này - ví dụ xác định 4 nhiệm vụ trọng đại nhất như đã nêu trên - , các mục tiêu cụ thể cần đạt được cho 4 nhiệm vụ ấy trong khóa này, chương trình hành động; sau đó giao cho các Hội nghị BCHTƯ trong khóa tổ chức, đôn đốc, xúc tiến việc thực hiện.
Như vậy, điều quan trọng nhất sẽ không phải là hoàn tất các văn kiện đề đưa ra Đại hội XI thông qua như cách thường làm từ trước đến nay. Điều quan trọng nhất và có ý nghĩa sống còn nhất là: Đại hội XI quyết định  trong khóa XI này Đảng phải làm những nhiệm vụ gì, mục tiêu cần đạt được.
Phải loại bỏ những tập quán tiêu cực trong chọn lựa nhân sự
http://community.tuanvietnam.net/assets/images/tintuc.xalo.vn2.jpg
Đại hội XI được dự kiến họp tháng 1-2011. Ảnh: tintuc.xalo.vn
Đại hội X rất quan tâm đến yêu cầu cán bộ lãnh đạo phải có bản lĩnh, nghị lực sáng tạo, năng động, ý chí dám nghĩ dám làm. Vì lẽ này, Đại hội X đã đề ra định mức về tuổi – đặc biệt là đối với các đảng viên được đề cử vào Bộ Chính trị;  trong thực tế Đại hội X đã thực hiện nghiêm túc quy định này.
Đây là ưu điểm lớn của Đại hội khóa X, Đại hội khóa XI nên phát huy với mục đích tiếp tục đẩy mạnh trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng, một đòi hỏi bức thiết tăng cường sức sống của Đảng.
Vấn đề nhân sự BCHTƯ và BCT có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện các nghị quyết và quyết định của Đại hội XI. Tình hình trong Đảng và trong nước hiện nay đòi hỏi và cũng đồng thời cho phép hoàn toàn có thể tiến hành việc lựa chọn nhân sự cấp cao này cho nhiệm kỳ khóa XI theo tinh thần mới, cách làm mới, tất cả cũng phải xoáy vào yêu cầu bảo đảm thực hiện thành công 4 nhiệm vụ trọng đại nhất của Đảng và cũng là của đất nước.
Trong vấn đề chuẩn bị nhân sự cấp cao ở Đại hội XI cho đến nay có quá nhiều việc được tiến hành theo các quyết định hay quy định không thành văn đã trở thành những tập quán. Trên thực tế những tập quán ấy không có trong các quy định của Điều lệ Đảng, hoặc trái với Điều lệ Đảng. Đổi mới Đảng nhất thiết cần loại bỏ những điều trái nghịch này.
Nhân sự cấp lãnh đạo, đặc biệt là các nhân vật giữ trọng trách hàng đầu trong các bộ máy Đảng và Nhà nước của quốc gia, và trên hết là nhân vật Tổng bí thư,  phải là những người thực sự có đức có tài đúng tầm với trọng trách được giao, phải là ngọn cờ của Đảng và của đất nước, là đại diện tinh túy của đất nước.
Vì những lẽ này, Đại hội XI nhất thiết phải chọn được những hiền tài trong Đảng để giao những trọng trách, đúng với tinh thần vì việc mà chọn người. Mọi quan niệm hay cách làm cũ kỹ lâu nay như "cơ cấu vùng miền", "chia ghế", "tuần tự vi tiến", "đến hẹn lại lên", sự câu nệ vào "quá trình" (thường áp dụng đối với những người được đề cử vào Bộ Chính trị và dự kiến Tổng bí thư), sự phân vai các chức vụ lãnh đạo chủ chốt (Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ) theo phân bổ vùng miền Bắc -Trung - Nam... và biết bao nhiêu hiện tượng tiêu cực khác nữa đều nhất thiết phải loại bỏ.
Cần nhắc lại một lần nữa, hầu hết những cách làm như lâu nay về vấn đề nhân sự cấp cao đã trở thành những quy định không thành văn, những tập quán mang nặng dấu ấn tàn dư phong kiến và tư duy lạc hậu. Những tập quán này không được quy định trong điều lệ Đảng hiện hành, thậm chí có nhiều điều trái với Điều lệ Đảng hiện hành, trên thực tế là đang tha hóa và cản trở đổi mới Đảng. Đại hội XI nên quyết định dứt khoát bãi bỏ những tập quán này.
Nói riêng về chức vụ Tổng bí thư:
Trước khi tiến hành Đại hội X và trong suốt khóa Đại hội X, căn cứ vào những đòi hỏi mới của đất nước, vào yêu cầu hội nhập quốc tế, vào những kinh nghiệm tiên tiến trên thế giới, và trên hết cả là căn cứ vào yêu cầu đổi mới Đảng, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nhiều lần đề nghị với Bộ Chính trị và Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa X việc Đại hội Đảng trực tiếp bầu Tổng bí thư và đề nghị Tổng bí thư sẽ kiêm cả nhiệm vụ Chủ tịch nước.
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng đề xuất nên tổ chức tranh cử chức vụ Tổng bí thư để Đại hội có những điều kiện tốt nhất cho việc lựa chọn và bầu đúng người, không câu nệ vùng miền. Những người tự ứng cử hay được đề cử chức vụ Tổng bí thư phải báo cáo đầy đủ trước Đại hội - cũng có nghĩa là trước cả nước - lý lịch và quá trình công tác của mình, dự kiến chương trình hành động của bản thân đối với việc lãnh đạo toàn Đảng thực hiện những Nghị quyết và quyết định của Đại hội, mục tiêu chủ chốt đất nước cần đạt được trong nhiệm kỳ của mình...
Được biết là có sự giải thích rằng đề nghị của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt chưa thể thực hiện được, vì muốn thế phải thay đổi Điều lệ Đảng.
Thực tế hiện nay là: Điều lệ Đảng hiện hành do Đại hội khóa X thông qua ngày 25 tháng 4 năm 2006 không có quy định về cách bầu Tổng bí thư theo như đề nghị của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Trong các dự thảo các văn kiện cũng như trong các công việc khác chuẩn bị cho Đại hội XI, Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa X cho đến nay cũng không nêu vấn đề bầu chức vụ Tổng bí thư theo như cách cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đề nghị. Song tình hình và các nhiệm vụ đặt ra trong khóa XI này cho Đảng và cho đất nước rất cấp bách, không biết chờ đợi.
Trước tình hình trên xin đề nghị: Phát huy trí tuệ, thảo luận công khai, rộng rãi trong cả nước về mọi lẽ thiệt hơn, rồi lấy ý kiến trong toàn Đảng và trong cả nước về đề nghị của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Nếu nguyện vọng trong Đảng và trong cả nước tán thành đề nghị của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Đại hội khóa XI với tư cách là cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng hoàn toàn có đủ thẩm quyền quyết định bầu cử chức vụ Tổng bí thư theo cách mới; bởi lẽ Đại hội là cơ quan có quyền đặt ra các quy định cho Đảng, làm ra Điều lệ Đảng, hoàn toàn có quyền quyết định những vấn đề mới mà Điều lệ Đảng hiện hành chưa bao quát được. Tinh thần cốt lõi trong Cương lĩnh của Đảng cũng như trong Điều lệ Đảng hiện hành như đã trích dẫn trong phần mở đầu của bài viết này chẳng những cho phép, mà còn đòi hỏi Đại hội XI xem xét và quyết định tiến hành cách bầu cử mới chức vụ Tổng bí thư theo tinh thần đề nghị của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Đại hội X rất quan tâm đến yêu cầu cán bộ lãnh đạo phải có bản lĩnh, nghị lực sáng tạo, năng động, ý chí dám nghĩ dám làm. Vì lẽ này, Đại hội X đã đề ra định mức về tuổi - đặc biệt là đối với các đảng viên được đề cử vào Bộ Chính trị;  trong thực tế Đại hội X đã thực hiện nghiêm túc quy định này. Đây là ưu điểm lớn của Đại hội khóa X, Đại hội khóa XI nên phát huy với mục đích tiếp tục đẩy mạnh trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng, một đòi hỏi bức thiết tăng cường sức sống của Đảng.
Nhìn nhận việc của Đảng cũng là việc của quốc gia với tinh thần phát huy trí tuệ và nhiệt tình yêu nước trong toàn Đảng và trong cả nước, Đại hội XI sẽ có những quyết định đúng tầm với đất nước. Có thể tin chắc cách tiến hành Đại hội XI như trình bầy trên, nhất là cách bầu cử mới chức vụ Tổng bí thư, việc quy định Tổng bí thư kiêm chức vụ Chủ tịch Nước sẽ còn là bước đi đầu tiên có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đổi mới Đảng, là sự mở đầu quá trình dân chủ hóa hệ thống chính trị của đất nước.
© TUANVIETNAM.NET
Địa chỉ truy cập: www.tuanvietnam.net hoặc www.vietnamweek.net. Tổng Biên Tập: Nguyễn Anh Tuấn
Toà nhà VietNamNet - 141 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội - Điện thoại: 04 37722729, Fax: (04)37722734, Email: tuanvietnam@vietnamnet.vn.
Your browser does not support inline frames or is currently configured not to display inline frames.
X



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét