Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

1

Phải chặn đứng nguy cơ tái diễn kịch bản
Thành Đô 1990

Nguyễn Trung
Trong lịch sử ngoại giao Việt Nam kể từ sau khi đất nước đã hoàn thành sự
nghiệp độc lập thống nhất ngày 30-04-1975 cho đến hôm nay, sự kiện hội nghị bí
mật Thành Đô tháng 9-1990 giữa hai đoàn đại biểu cấp cao hai nước Việt – Trung
để bình thường hóa quan hệ là một thất bại nhục nhã của nước ta, bẻ ghi con đường
phát triển của nước ta dẫn đến tình hình đất nước như hôm nay: Một lần nữa Trung
Quốc lại trở thành mối uy hiếp trực tiếp và nguy hiểm nhất đối với độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ và con đường phát triển của nước ta.

Tóm tắt lịch sử đã xảy ra: Không thể nào chấp nhận được thắng lợi của Việt
Nam trong kháng chiến chống Mỹ, ngay sau 30-04-1975 Trung Quốc đã tạo ra cái
“bẫy Campuchia”, khuyến khích Khmer đỏ khiêu khích vũ trang đánh Việt Nam và
đến tháng 4-1977 Khmer đỏ đã tiến hành chiến tranh lớn tấn công diện rộng toàn
vùng biên giới Tây Nam nước ta giáp Campuchia; đồng thời ngày 17-02-1979
Trung Quốc huy động 60 vạn quân phát động cuộc chiến tranh quy mô lớn ồ ạt tiến
công toàn tuyến biên giới phía Bắc của Việt Nam, với cái đích kiêu ngạo “Dậy cho
Việt Nam một bài học”. Với chiến lược căng Việt Nam ra cả hai đầu mà đánh, hai
cuộc chiến tranh dã man này nhằm mục đích khuất phục nước ta, trên thực tế đến
1989 mới thực sự im tiếng súng ở biên giới phía Bắc và ở Campuchia. Song cả hai
cuộc chiến tranh này đã thất bại, vì Trung Quốc không thực hiện được mục tiêu
chiến lược của nó là khuất phục Việt Nam, hơn thế nữa Việt Nam đã đánh tan
Khmer đỏ và cứu được nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng. Bình
thường hóa quan hệ với Trung Quốc luôn là đòi hỏi chiến lược của Việt Nam, song
tình hình nêu trên cho thấy dù bị sức ép quyết liệt từ phía Trung Quốc và bị bao
vây cấm vận vì vấn đề Campuchia, Việt Nam không ở trong thế yếu. Song vào thời
điểm cuối những năm 1980 và đầu năm 1990 các nước Liên Xô Đông Âu sụp đổ.
Diễn biến này được lãnh đạo nước ta lúc ấy coi là hệ quả phản công của chủ nghĩa
đế quốc, và lo rằng nạn nhân kế tiếp có thể là Việt Nam. Với tư duy như vậy, sau
nhiều nỗ lực khác không thành vì bị Trung Quốc luôn gây sức ép, lãnh đạo nước ta
đã chấp nhận hai đòi hỏi quan trọng nhất của Trung Quốc là rút quân khỏi
Campuchia và loại bỏ Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch để mở đầu cho quá
trình bình thường hóa quan hệ. Ngày 3 và 4 tháng 9-1990 cuộc họp cấp cao Thành
đô được tiến hành, Việt Nam tham gia với mong muốn bình thường hóa quan hệ và
2
liên minh với Trung Quốc để cùng nhau bảo vệ chủ nghĩa xã hội, bất chấp việc
Trung Quốc tháng 3-1988 đánh chiếm thêm 7 đảo và bãi đá của ta ở Trường Sa,
bất chấp công cuộc đổi mới của nước ta bắt đầu từ năm 1986 mang lại thành quả
bất ngờ và nhanh chóng cải thiện tình hình kinh tế nước ta trong những năm ấy.
Sai lầm nghiêm trọng thứ nhất là tư duy ý thức hệ đã mù quáng không nhìn
ra sự sụp đổ của các nước LXĐÂ cũ tạo ra một cục diện quốc tế mới cho phép
nước ta thực hiện triệt để độc lập tự chủ, từ đây có thể đi cùng với cả trào lưu tiến
bộ thế giới để bảo vệ và phát triển đất nước mình, không cần phải gắn nước ta vào
phe nào hay nước lớn nào. Cơ hội này đã bị vứt bỏ, chẳng những thế mà còn bị
xem là nguy cơ lớn nhất đối với đất nước – thực ra là nguy cơ lớn nhất đối với chế
độ chính trị.
Sai lầm nghiêm trọng thứ hai là lẫn lộn hai thứ làm một giữa bình thường
hóa quan hệ quốc gia – quốc gia và liên minh ý thức hệ. Từ đó có ảo tưởng liên
minh ý thức hệ có thể giải quyết và vượt qua được những mâu thuẫn hay xung đột
lợi ích quốc gia, là cách tốt nhất để bảo vệ quốc gia và chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Tư duy như vậy, trên thực tế phía ta đã chấp nhận bình thường hóa quan hệ với
Trung Quốc trên thế yếu và gần như với bất cứ giá nào.
Bình thường hóa quan hệ Việt Trung kể từ Thành Đô 9-1990, Việt Nam
được hưởng một thời kỳ hòa hoãn nhất định với Trung Quốc, song đó là thời kỳ
hòa hoãn trên thế yếu và có nhiều sai lầm nghiêm trọng về ý thức hệ. Thực tế diễn
ra trong suốt thời gian này cho đến nay là phía Việt Nam đã làm tất cả có thể để
hòa hiếu, nhân nhượng, giữ gìn đại cục, với cái đích trung tâm là gìn giữ mối quan
hệ chiến lược số một với Trung Quốc. Nhưng toàn bộ thời gian này phía Trung
Quốc lại triệt để khai thác mối quan hệ hữu nghị như thế cho việc phát huy tối đa
sự can thiệp của quyền lực mềm vào toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội của Việt Nam, gây ra không ít khó khăn cho Việt Nam trên lĩnh vực đối
ngoại. Đặc biệt là Trung Quốc đã xuất khẩu ngoạn mục “nguy cơ diễn biến hòa
bình” vào Việt Nam, để chính Trung Quốc có điều kiện tốt nhất tác động, ảnh
hưởng và diễn biến Việt Nam về mọi mặt.
Nhìn lại hơn 20 năm qua, điểm lại toàn bộ những việc trong quan hệ hai
nước đã làm được, từ đàm phán biên giới trên bộ và dưới biển, phát triển quan hệ
kinh tế, việc Trung Quốc trúng thầu hàng trăm công trình kinh tế quốc gia quan
trọng của Việt Nam, thuê đất, thuê rừng, bô-ít Tây Nguyên, ti-tan ven biển miền
Trung, những hoạt động tăng cường quan hệ thực ra là nhằm tăng cường chi phối
nhân sự nước ta, những hoạt động tăng cường giao lưu.., tất cả đều chịu sự chi phối
sâu sắc của quyền lực mềm Trung Quốc.
3
Những sai lầm, yếu kém chủ quan của ta, do chính ta tự gây nên, cần phải
được nhìn nhận khách quan và phê phán nghiêm khắc, không thể đổ thừa cho bất
kỳ ai bên ngoài.
Dù khẳng định dứt khoát như thế, vẫn phải đánh giá nghiêm khắc: Tổng hợp
tình hình hơn 20 năm qua, thực tế đang diễn ra là quan hệ Việt – Trung càng phát
triển, thì Việt Nam càng lệ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc về kinh tế và chính
trị, bị uy hiếp nhiều hơn về đối ngoại và quốc phòng. Thực tế này, cùng với ảnh
hưởng chính trị nói chung của Trung Quốc vào đối nội của Việt Nam một mặt
đang kìm hãm nghiêm trọng toàn bộ sự phát triển của Việt Nam nói chung, mặt
khác gây ly tán đến mức nguy hiểm giữa nhân dân và lãnh đạo đất nước, khiến cho
trấn áp và mất dân chủ trong đối nội phải gia tăng, đồng thời thực tế này cũng
khuyến khích tham nhũng tiêu cực phát triển. Những vụ trấn áp biểu tình vừa qua
chống yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông nói lên nhiều điều và càng đổ dầu
thêm vào lửa bức xúc trong nhân dân.
Hiện nay, đất nước có rất nhiều yếu kém bên trong, lệ thuộc và hèn yếu về
đối ngoại, nguyên nhân của thực trạng này – ngoài cac lẫm lỗi chủ quan của ta – có
nguyên nhân chi phối rất nghiêm trọng của ảnh hưởng Trung Quốc.
Ngày nay, lợi ích quốc gia đòi hỏi phải lọai bỏ xu thế đang diễn ra là quan
hệ Việt – Trung càng phát triển thì Việt Nam càng lệ thuộc vào Trung Quốc và
tương lai phát triển của Việt Nam càng bị chặn đứng. Ngày nay quốc gia đang
đứng trước nguy cơ Trung Quốc tìm cách tiếp tục lấn chiếm biển đảo của đất nước
trên Biển Đông. Sau 37 năm độc lập thống nhất, đất nước đang lâm nguy.
Những yếu kém của ta trước đây đã dẫn đến Thành Đô 1990. Không loại trừ
nguy cơ những yếu kém hiện nay của nước ta có thể tái lập một Thành Đô 1990
đời mới, với hệ quả là vứt bỏ cả thế giới đang đứng về phía chính nghĩa của nước
ta, để quay lại hòa hiếu với Trung Quốc và để đẩy tiếp cả đất nước xuống bùn đen!
Cả nước phải đồng lòng nhất trí loại bỏ nguy cơ mới này. Muốn có được
quan hệ hữu nghị thực sự, hợp tác bình đẳng cùng có lợi giữa Việt Nam – Trung
Quốc, càng nhất thiết phải loại bỏ nguy cơ Thành Đô 1990 đời mới!
Để mỗi chúng ta có những căn cứ các đáng về mối lo nguy cơ mới, trong
phần phụ lục kèm theo bài này, xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc một số trích
dẫn trong tài liệu nghiên cứu của anh Dương Danh Dy về Hội nghị Thành Đô 9-
1990.
4
Phụ lục
Một số ý trích dẫn từ tài liệu nghiên cứu
Hội nghị Thành Đô, tháng 9 năm 1990
Dương Danh Dy, Hà Nội, tháng 10 -2011
“…Ngoài những nhân nhượng “vô nguyên tắc” về CPC như đã trình bày
trên, phía Việt Nam đã không hề(hay không dám) đề cập tới nguyên nhân tạo ra
bất đồng trong quan hệ Việt Trung trong hơn 10 năm qua nhất là cuộc chiến tranh
biên giới tháng 2 năm 1979 do Ban lãnh đạo Bắc Kinh cố tình, chủ động gây ra..
Phía Việt Nam đã hoàn toàn cho qua vấn đề sau khi nghe Giang Trạch Dân nói
trong diễn văn: quan hệ hai nước từ nay “hãy gác lại quá khứ, hướng tới tương
lai”…


Chúng ta không đòi Trung Quốc phải bồi thưòng chiến tranh(trong khi đã
nêu vấn đế Mỹ bồi thường chiến tranh là điều kiện tiên quyết để bình thưòng hoá
quan hệ hai nuớc) nhưng tại sao trong đàm phán bí mật lại không dám nói dù chỉ là
một lời với Trung Quốc về cuộc chiến tranh tàn ác đó và buộc họ chí ít phải nói ra
câu “lấy làm tiếc” về hành động phi nghĩa của mình? Nhượng bộ “vô nguyên tắc”
này của Việt Nam đã làm cho Trung Quốc dưòng như giành được “vị thế chính
nghĩa” trước dư luận quốc tế và nhất là trong đông đảo nhân dân Trung Quốc dù
họ mang hơn 60 vạn quân chính qui xâm lược, giết hại nhiều đồng bào ta, tàn phá
nhiều cơ sở vật chất của ta tại vùng 6 tỉnh biên giới Việt Nam. Làm cho một bộ
phận ngưòi trên thế giới cho rằng những vu cáo bịa đặt của Trung Quốc: “Việt
Nam xua đuổi nguời Hoa”, “Việt Nam xâm lược Cămpuchia”… là đúng, việc thế
giới “ lên án, bao vây cấm vận Việt Nam” là cần thiết, việc Trung Quốc “cho Việt
Nam một bài học” là phải đạo v.v.… trong khi chính chúng ta mới là ngườì có
công lớn trong việc đánh tan bọn Khơme đỏ, cứu nhân dân Cămpuchia khỏi nạn
diệt chủng. Tóm lại là đã làm cho khá nhiều người trong thời gian khá dài hiểu
lầm, ác cảm với Việt Nam.


5
…Cho tới khi đặt bút viết những dòng này mặc dù đã mất nhiều công sức
tìm hiểu, người viết vẫn chưa biết ai là người đề xuất chủ trương cấm không
được nói lại chuyện cũ với Trung Quốc, khiến cho trong hơn 20 năm qua, trên
các phương tiện truyền thông của Việt Nam không hề có một tin tức nào động
chạm tới Trung Quốc( ngay cả tên tuổi, nghĩa trang của các liệt sĩ hy sinh trong
cuộc đấu tranh yêu nước thần thánh trên cũng bị cố tình lảng tránh không dám
công khai nói tới, thậm chí bị lãng quên).


…Cần phải nói ra đây một sự thực là trong khi đó, báo, mạng chính thống
của Trung Quốc vẫn ra sức tung hoành, không hề bị một sự cấm đoán, hạn chế nào,
ngày ngày tìm hết cách để “bôi xấu, xuyên tạc” Việt Nam về mọi mặt, đến nỗi
phần lớn ngưòi dân Trung Quốc bình thường khi được hỏi về Việt nam cũng thốt
lên, Việt Nam là “kẻ vô ơn bội nghĩa, là kẻ ăn cháo đá bát..”. Theo tài liệu chính
thức của Trung Quốc trong một cuộc điều tra công khai, đã có tới “80% dân mạng
Trung Quốc(tức khoảng 300 triệu ngưòi-chủ yếu là thanh niên và người có học) tán
thành dùng biện pháp vũ lực với Việt Nam tại Biển Đông” Cảm tình, ấn tưọng tốt
đẹp của đa số nhân dân Trung Quốc về một nước Việt Nam anh dũng trong chiến
đấu, cần cù trong lao động, hữu nghị với Trung Quốc trước đây dường như không
còn nữa. Hậu quả tai hại này chưa biết bao giờ mới xoá bỏ được…


…Chấp nhận yêu sách trắng trợn của phía Trung Quốc “gạt bỏ mọi chức vụ
trong và ngoài đảng đồng chí Nguyễn Cơ Thạch, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ
tịch HĐBT kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam”, rồi lợi dụng mọi cơ hội đế đến
đại hội VII ĐCSVN chính thức làm được việc đó khi đồng chí là một trong số rất ít
người lãnh đạo có tư duy sáng tạo, am hiểu tình hình quốc tế, có sức khoẻ dồi
dào, có uy tín quốc tế, nhất là đối với các nước phương tây là một việc làm thể
hiện sự yếu kém về bản lĩnh và sự tha hoá về tình nghĩa cộng sản, là một việc làm
dại dột “vác đá tự ghè chân mình”…


…Có thể có ngưòi không đồng ý nhận định này, nhưng người viết bài này
luôn cho rằng rằng Nguyễn Cơ Thạch là số ngưòi hiếm có trong hàng ngũ lãnh đạo
đảng ta lúc đó, ông am hiểu sâu sắc tình hình quốc tế, có quan hệ tương đối tốt
với một số chính khách phương tây và đặc biệt là người sớm thấy rõ âm mưu ý đồ
đen tối của Trung Quốc đối với Việt Nam, đang tích cực vạch trần và ra sức chống
6
lại mọi ý đồ bành trướng bá quyền của họ khiến ban lãnh đạo Bắc Kinh thấy rằng
nếu không cương quyết ép ban lãnh đạo Việt Nam loại bỏ Nguyễn Cơ Thạch thì
Việt Nam sẽ “sớm thoát khỏi vòng tay của Trung Quốc”, sẽ nhanh chóng có “ vai
trò quan trọng trong khu vực và thế giới”, điều mà bất kỳ ban lãnh đạo Trung Quốc
thế hệ nào cũng đều không bao giờ muốn. Có thể nói mà không sợ quá mức rằng,
nếu Nguyễn Cơ Thạch còn trong ban lãnh đạo cấp cao Đảng ta một nhiệm kỳ nữa
thì việc bình thường hoá quan hệ Việt Mỹ và việc Việt Nam gia nhập Asean chắc
chắn không phải mãi đến năm 1995 mới thực hiện, chậm hơn việc bình thường hoá
quan hệ với Trung Quốc tới gần 5 năm….


…Ban lãnh đạo Bắc Kinh các thế hệ, lo sợ ảnh hưỏng của Nguyễn Cơ Thạch
tới mức, mặc dù ông buộc phải nghỉ hưu và mất đã khá lâu mà hơn hai mươi năm
sau ngày bình thưòng hoá quan hệ Việt Trung, tại Đại hội lần thứ XI ĐCSVN
tháng 1 năm 2011 họ còn không muốn để con trai ông làm Bộ trưởng Bộ Ngoại
giao Việt Nam ( lời nguời lãnh đạo đảng ta lúc đó nói, tôi được nguyên đại sứ Việt
Nam tại Trung Quốc Nguyễn Trọng Vĩnh trực tiếp cho biết)
Chỉ một ví dụ cụ thể này là đủ nói rõ vấn đề


…Không thể dùng các từ ngữ thông thưòng để đánh giá các hậu quả trên mà
phải dùng từ “ cái giá phải trả bằng xương máu” mới phản ánh đúng bản chất của
vấn đề. “Hội nghị Thành Đô” đã, đang và sẽ còn mang lại cho đất nước chúng
những hậu quả “to lớn”, “cay đắng” , “nhục nhã”…! Nếu những người có trách
nhiệm, không dám công khai toàn bộ tư liệu về hội nghị này và nghiêm chỉnh đánh
giá lại “kết quả”
…Vì vậy một vấn đề cũng quan trọng không kém mà ngưòi viết xin mạnh
dạn khởi đầu trước: từ những cái giá phải trả đó chúng ta cần rút ra những bài học
gì? Cần ghi nhớ những bài học nào?
(1)Những ngưòi lãnh đạo chủ chốt của Đảng ta lúc đó hầu như không nắm
được những thay đổi, những diễn biến lớn trên trường quốc tế, nhất là về các nước
xhcn Đông Âu, tình hình Liên Xô, tình hình Mỹ cũng như tình hình đối thủ trực tiếp
của mình lúc đó là Trung Quốc. Từ đó đã có những nhận định rất sai lầm để rồi
đưa ra những quyết định rất sai lầm.
7
Thắng lợi của Công đoàn Đoàn kết tại Ba Lan, sự kiện “bức tường Berlin” bị
nhân dân Đức xoá bỏ, việc Yelsin giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tại Cộng
hoà liên bang Nga, Goovachov từ bỏ chủ nghĩa xã hội và đảng cộng sản… đã
không làm cho một số ngưòi trong ban lãnh đạo chúng ta thấy rằng chủ nghĩa xã
hội đã không còn được nhân dân ở chính ngay những nước đó ưa thích, theo đuổi,
sự sụp đổ của họ là lẽ tất nhiên, Trong tình hình như thế mà lại chủ trương “bình
thường hoá quan hệ với Trung Quốc để bảo vệ chủ nghĩa xã hội, chống đế quốc”,
”Mỹ và phương tây muốn cơ hội này để xoá cộng sản. Nó đang xoá ở Đông Âu.
Nó tuyên bố là xoá cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng là nó là kẻ thù trực tiếp và
nguy hiểm. Ta phải tìm đồng minh. Đồng minh này là Trung Quốc”(Hồi ký Trần
Quang Cơ)
Không thấy hết những khó khăn trong ngoài nước của Trung Quốc lúc đó.
Trong nước họ vừa xẩy ra “sự kiện Thiên An Môn”, Triệu Tử Dương bị cách chức
Tổng Bí thư, nội bộ lãnh đạo cấp cao bất đồng sâu sắc, một bộ phận nhân dân bất
mãn với ĐCSTQ ... Do đàn áp đẫm máu học sinh sinh viên, Trung Quốc bị các
nước phương tây chủ yếu cấm vận về chính trị, kinh tế, quân sự(có hạng mục như
xuất khẩu kỹ thuật cao trong quân sự đến nay vẫn chưa huỷ bỏ)Họ ở vào thế không
có lợi nhiều mặt khi bình thường hoá quan hệ với ta, nhưng do mấy nhà lãnh đạo
chúng ta lúc đó đánh giá không đúng tình hình nên không những không sử dụng
được lợi thế của mình, mà còn bị Trung Quốc “dắt mũi” kéo theo, thiệt đơn thiệt
kép trong xử lý quan hệ cũ và trong giai đoạn bình thường quan hệ mới, cho tới tận
bây giờ và cả trong tương lai nữa.
(2)Bằng những thoả thuận tại Hội nghị Thành Đô, mấy nhà lãnh đạo chủ
yếu của Đảng ta lúc đó đã tự đánh mất bản lĩnh”kiên cường, bất khuất, không sợ
địch”mà nhiều thế hệ lãnh đạo đã nêu cao, để sẵn sàng nhận sai về phần mình
trước “kẻ thù”, tuỳ tiện đổ lỗi cho ngưòi tiền nhiệm. Người viết bài này không hiểu
vì sao, người đại diện cho Đảng ta, một nhân vật có tinh thần sáng tạo lớn với ý
chí kiên cường đã tích cực phát triển đường lối “cải cách và đổi mới” và chỉ đạo
toàn Đảng toàn dân thu được những thành tích to lớn rất quan trọng bước đầu,
thế nhưng trước đối thủ Trung Quốc hình như chỉ còn là chiếc bóng, mất hết cảnh
giác cách mạng gật đầu tin tưởng và làm theo mọi đề xuất mang đầy chất lừa bịp
“vì chủ nghĩa xã hội” “vì đại cục”… của Trung Quốc, thậm chí chấp nhận để họ
can thiệp vào công việc nhân sự cấp cao của đảng ta.
Bài học này, cần được phân tích sâu sắc trong toàn Đảng, toàn dân, một mặt
để thấy rõ sai lầm quá khứ, một mặt để ngăn chặn, phá tan những âm mưu, mánh
8
khoé mới của ngưòi “láng giềng 4 tốt” của “những đồng chí” luôn rêu rao “16 chữ
vàng” đang không ngừng vận dụng những “thành quả cũ” vào trong quan hệ với
Việt Nam chúng ta hiện nay và trong tưong lai….

…”
Hết
Võng Thị, Hà Nội, ngày 11 tháng 8 năm 2012

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét