Thứ tư, ngày 30 tháng 12 năm 2009 |
09:32 (GMT+7)
|
|
- Sự
kiện nóng
- Nhân vật trong
ngày
- Thông tin đa
chiều
- Tư liệu & suy
ngẫm
- Thế giới
truyền thông
- Nghe
xem đọc
- Harvard'S
- Trực
tuyến
- Người quan sát
"Lời
nguyền tài nguyên" và nguy cơ của một nước làm thuê
Tác giả: Nguyễn Trung
Bài đã được xuất bản.: 30/12/2009
06:00 GMT+7
25 năm vận hành nền kinh tế theo mô
hình tăng trưởng theo chiều rộng, chúng ta đang đứng trước nguy cơ trở thành
một nước đi làm thuê và đất nước cho thuê với cả nghĩa đen và nghĩa bóng -
Nguyễn Trung
LTS: Trong phần trước, nhà nghiên cứu Nguyễn Trung bàn về
ứng xử đối ngoại cần có của Việt Nam trong thập kỷ mới, trong đó bàn sâu về
quan hệ Việt - Trung. Từ đó, ông đi đến kết luận: để VN có vai trong thế giới
mà các nước lớn, trong đó có Trung Quốc cần, dân tộc VN cần phải tìm cách
thoát khỏi tình trạng tụt hậu về kinh tế.
Ở phần này, Nguyễn Trung phân tích những thách thức của mô hình phát triển hiện tại. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, trong đó có những vấn đề cần được tiếp tục tranh luận và làm sáng tỏ thêm. |
Phần trước:
25
năm chưa thấy rõ hình hài công nghiệp hoá
Trong
25 năm kể từ khi tiến hành Đổi Mới, kinh tế nước ta vận hành theo mô hình tăng
trưởng theo chiều rộng: chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế so sánh về giá lao
động rẻ (trình độ tay nghề thấp, ít hàm lượng kỹ thuật, thậm chí một bộ phận
đáng kể là lao động cơ bắp); khai thác tài nguyên thiên nhiên, (3)đẩy mạnh đầu
tư từ các nguồn trong nước và nước ngoài cho phát triển một nền kinh tế sử dụng
nhiều lao động giá rẻ và tiêu thụ nhiều tài nguyên thiên nhiên, (4)sử dụng lãng
phí đất đai và không thân thiện với môi trường.
Nhìn
chung trong suốt thời kỳ này nước ta đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế tương
đối cao, song chất lượng tăng trưởng kinh tế thấp so với công sức bỏ ra và so
với những cái giá phải trả. Đại hội X đã phê phán tình trạng yếu kém của mô
hình phát triển theo chiều rộng.
Mối
lo lớn nhất là sau ¼ thế kỷ tăng trưởng và phát triển kể từ khi đổi mới, nước
ta cho đến nay vẫn chỉ là người cung cấp lao động rẻ, nông phẩm thô, nguyên liệu
thô hoặc sơ chế thấp, sản phẩm gia công, sản phẩm chế tạo với hàm lượng công
nghệ thấp, đất đai và thị trường nội địa trở thành nơi thu hút FDI chủ yếu cho
công nghiệp có hàm lượng công nghệ thấp và gây nhiều gánh nặng cho môi trường
tự nhiên và xã hội...
Trong thập kỷ tới, sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ đất nước nhất thiết đòi hỏi phải có tầm nhìn thấu đáo cục diện thế giới -
với lý tưởng lợi ích dân tộc và lợi ích quốc gia là duy nhất và trên hết, để
có đủ trí tuệ và bản lĩnh tạo ra cho đất nước bên trong là sự đồng thuận
không gì phá vỡ được, bên ngoài là một bối cảnh hòa bình tối ưu cho phép.
|
Với
chiến lược phát triển dựa vào 4 yếu tố như vậy, thế mạnh lớn nhất và nguồn lực
nội tại lớn nhất của đất nước là con người Việt Nam không được phát huy. Trên
thực tế nước ta đang đứng trước nguy cơ trở thành một nước đi làm thuê
và đất nước cho thuê với cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
Với
GDP tính theo đầu người hiện nay đạt khoảng 1000 USD - tăng khoảng 10 lần so
với khi bước vào đổi mới, nước ta mới ra khỏi nhóm nước đang phát triển có thu
nhập thấp. Hiện tại nền kinh tế nước ta phát triển ở mức thấp trên các phương
diện: trình độ lao động, hàm lượng công nghệ, năng lực kinh doanh, năng lực
quản lý đất nước, hiệu quả kinh tế, sự phát triển của con người, của văn hóa,
xã hội và của toàn bộ hệ thống chính trị...
Nhìn
chung sau 25 năm vẫn chưa thấy hình hài của một nền kinh tế công nghiệp hóa,
càng chưa thể hình dung một quốc gia công nghiệp Việt Nam trong vòng một hai
thập kỷ tới sẽ ra sao. Điều này có nghĩa vào năm 2020, thời điểm hoàn thành mục
tiêu trở thành nước công nghiệp hóa, nước ta sẽ vẫn còn đứng cách rất xa các
chỉ tiêu của một nước được coi là hoàn thành giai đoạn công nghiệp hóa.
Một
quốc gia hoàn thành thời kỳ công nghiệp hóa còn phải được nhìn nhận theo các
tiêu chí của một xã hội công nghiệp. Trên phương diện này, phải nói nước ta còn
khá lạc hậu so với một nước công nghiệp hóa và so với thế giới chung quanh về
nhiều mặt: dân trí, tính công khai minh bạch, xã hội dân sự, năng lực, tính
trách nhiệm và tính tin cậy được (accountability) của bộ máy nhà nước, đặt Hiến
pháp và pháp luật lên trên hết, khả năng đề kháng hay khắc phục những tha hóa
mới về nhiều mặt nhiễm phải trong quá trình công nghiệp hóa và hội nhập, đặc
biệt nghiêm trọng là tình trạng lạc hậu và đi sai hướng của hệ thống giáo dục
với những hệ quả lâu dài và khó lường cho tương lai...
Nói
một cách hình ảnh: Đến năm 2010, sau ¼ thế kỷ đổi mới, nước ta có lẽ mới chỉ đi
được khoảng 1/3 hay một nửa đầu của toàn bộ chặng đường công nghiệp hóa mà thôi.
Từ
nay đến năm 2020 có cách nào "đi" hay "bay" nốt 2/3 hay một
nửa chặng đường còn lại không? Dứt khoát không! Thậm chí "đi" hay
"bay" tiếp tục như hiện nay, sẽ rất khó có một nước Việt Nam công
nghiệp hóa trong vòng ba bốn thập kỷ tới, hoặc không bao giờ!
Không
để bị ru ngủ mãi
Sau
25 năm công nghiệp hóa, nước ta có một nền kinh tế còn nhiều đặc tính manh mún,
bóc ngắn cắn dài, tranh thủ được cái gì thì làm cái nấy, và nhìn chung là ngày
càng có những mất cân đối lớn, ngày càng đi sâu vào một cơ cấu kinh tế lạc hậu
và ô nhiễm môi trường nặng nề! Hơn nữa tính mất cân đối, tính lạc hậu này
và tình trạng ô nhiễm môi trường đã tới ranh giới chịu đựng cuối cùng.
Xin
đơn cử một vài ví dụ:
o Xuất khẩu than, dầu,
gạo và nhiều sản phẩm khác đã tới đỉnh của khả năng cho phép, không thể vượt
qua được, thậm chí tiếp tục duy trì những cái "đỉnh" này có thể dẫn
tới thảm họa.
o
Ô nhiễm môi trường và sử dụng đất đai lãng phí đã tới mức nguy hiểm, trong khi
dân số tiếp tục tăng, ruộng đất ngày càng khan hiếm.
o Cơ
cấu kinh tế lạc hậu và nhiều chính sách kinh tế - xã hội hiện nay chẳng những
có thể lọai bỏ cơ may mà "cơ cấu dân số vàng" của chúng ta (tỷ lệ
người trong tuổi lao động chiếm quá nửa hoặc gần gấp đôi số người sống phụ
thuộc) có thể đem lại cho đất nước. Thậm chí "cơ cấu dân số vàng" này
có thể biến thành mối đe dọa lớn vì nạn thất nghiệp và sự xuống cấp của xã hội
đang trở nên nghiêm trọng.
o
Hiện nay vì những yếu kém về nhiều mặt trong thu hút FDI, nước ta hàng năm phải
tìm cách xuất khẩu một lượng lao động lớn, đang trở thành địa điểm cho nước
ngoài thuê để làm ra các sản phẩm tiêu hao nhiều tài nguyên, năng lượng và gây
ô nhiễm moi trường. Nói gắn gọn, nước ta về nhiều mặt thực chất đang là nước đi
làm thuê và là đất nước cho thuê.
o
Nhập siêu và thâm hụt ngân sách cứ tiếp tục như hiện này sẽ hứa hẹn những đổ vỡ
lớn trong tầm tay.
o
Càng nhiều đô thị hiện đại mọc lên do đầu tư nước ngoài, nhưng sự phát triển
những mặt khác nếu không phát triển đồng bộ (nhất là luật pháp, năng lực hành
chính, các chính sách kinh tế, các ngành dịch vụ, nguồn nhân lực, các ngành
cung ứng...) thì sẽ hoặc là thất bại lớn, hoặc biến thành các dự án treo, thành
đầu cơ đất đai và tạo ra nhiều nguy cơ khác nữa.
Xin đừng để những lời khen vàng ngọc
của nước ngoài về "tính năng động", về "triển vọng tốt đẹp"
của kinh tế Việt Nam, về "khả năng hấp dẫn" của thị trường Việt Nam,
"Việt Nam là nền kinh tế đang lên", về vân vân... ru ngủ chúng ta.
Cứ cho những lời khen ấy là thực
bụng, thì cũng đừng quên họ nhìn Việt Nam về nhiều mặt đang là thị trường tốt
nhất để đưa tới những thứ họ đang muốn loại bỏ ở nước họ hoặc những thứ các nơi
đang thừa ế và muốn tống khứ. Các dự án đóng tàu, dự án thép và xi-măng khổng
lồ là những ví dụ tiêu biểu, chưa nói đến hàng trăm sân golf...
Càng phát triển, càng ách tắc
Tóm lại, tình hình phát triển kinh
tế 25 năm qua cho thấy mô hình phát triển kinh tế theo chiều rộng đã đi trọn
vòng đời của nó. Điều này thể hiện tập trung nhất ở chỉ số lạm phát và chỉ số
ICOR của nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây liên tục tăng cao và thuộc
loại cao nhất ở châu Á, đồng thời lạm phát vượt xa mức tăng trưởng.
Nói
nôm na đấy là hiện tượng: Tiền của công sức bỏ ra ngày càng nhiều, hiệu quả
kinh tế thu được có tỷ lệ ngày càng thấp. Kéo dài tình trạng này sẽ kiệt sức.
|
Tăng trưởng GDP
|
Tỷ lệ lạm phát
|
Chỉ số ICOR
|
2006
|
8,17%
|
7,7%
|
5,0
|
2007
|
8,48
|
12,6
|
5,2
|
2008
|
6,23
|
19,89 (22,97)*
|
6,9
|
2009**
|
5,2
|
9,4
|
|
Nguồn: Tổng cục Thống kê *IMF & EIU **Dự báo
Càng phát triển, nền kinh tế càng
tích tụ nhiều ách tắc hay mất cân đối mới. Những hiện tượng ách tắc này được
đặt dưới cái tên gọi chung là những thắt cổ chai. Đó là những mất cân đối ngày
càng gay gắt:
- giữa khả năng đáp ứng của kết cấu hạ tầng và đòi hỏi
phát triển của nền kinh tế; giữa sự phát triển yếu kém nguồn nhân lực và
đòi hỏi của phát triển kinh tế - xã hội;
- giữa khả năng quản trị quốc gia và đòi hỏi phát triển
của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa và hội nhập, tình trạng quan
liêu và nạn tham nhũng, khả năng yếu kém trong thực thi pháp luật...;
- đặc biệt là tình trạng nhập siêu và tình trạng thâm hụt
ngân sách nghiêm trọng: Nhập siêu từ năm 2000 ngày càng lớn và được coi là
ở mức báo động. Kể từ năm 1995 đến 2005, nhập siêu của Việt Nam luôn
ở mức dưới 5 tỷ USD và ước khoảng 10% GDP; song đã tăng vọt lên trên
12 tỷ USD vào năm 2007 (gấp 2,4 lần so với năm 2006) và đến hết tháng
9/2008, tổng mức nhập siêu đã lên tới con số 15,8 tỷ USD (ước khoảng trên
20% GDP/năm)... Nếu phân tích các quốc gia ta nhập siêu, sẽ
thấy bức tranh trầm trọng hơn (chủ yếu từ Trung Quốc và các nước châu Á -
là các quốc gia có công nghệ thấp). Thâm hụt ngân sách từ năm 2000 trung
bình là 5-6% GDP/năm, riêng năm 2009 dự kiến là 8% GDP/năm.
- giữa một bên là năng lực và chất lượng trong việc hoạch
định chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển.., và một bên là đòi hỏi
phát triển mọi mặt đất nước.
Hệ quả lớn nhất của tình trạng càng
phát triển càng tích tụ ngày càng nhiều ách tắc và mất cân đối lớn là hầu như
cản trở mọi chiến lược hay chủ trương phát triển có tính dài hạn.
Mới dừng ở công nghiệp hóa "gặp
gì làm nấy"
Nội dung công nghiệp hóa trên thực
tế đã tiến hành 25 năm qua chủ yếu được xác định qua các chỉ số tăng trưởng đặt
ra cho các kế hoạch 5 năm theo các khu vực kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp,
dịch vụ), thiếu hẳn việc xác định nội dung cụ thể công nghiệp hóa về một số
ngành và sản phẩm kinh tế mà quá trình công nghiệp hóa phải từng bước giành
được cho các thị trường ngách hoặc thị trường mới. Nói một cách khác đấy là
cách hoạch định công cuộc công nghiệp hóa về mặt số lượng.
Việt Nam thiếu hẳn chiến lược, kế
hoạch và các quy hoạch cụ thể phát triển kết cấu hạ tầng đi song song hoặc đi
trước một bước mở đường cho sự tiến triển của công nghiệp hóa với nội dung khai
thác thị trường ngách và chiếm thị trường mới.
Chúng ta cũng thiếu hẳn chiến lược
phát triển nguồn nhân lực mà sự nghiệp công nghiệp hóa/ hiện đại hóa đất nước
đòi hỏi, thậm chí có thể nói hệ thống giáo dục và chính sách phát triển nguồn
nhân lực hiện nay là hoàn toàn bất cập, trực tiếp gia tăng sự tụt hậu của đất
nước và để lại nhiều hệ quả lâu dài.
Ta chỉ đề ra yêu cầu chuyển đổi cơ cấu
kinh tế và các chỉ số số lượng cần đạt được cho tỷ trọng các khu vực kinh tế
(nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ), song trong thực tế thiếu rất nhiều
chính sách vĩ mô hỗ trợ quá trình chuyển đổi này, những chính sách vĩ mô hiện
có không đáp ứng được đòi hỏi này. Các Đại hội đều phê phán là cơ cấu kinh tế
chuyển đổi rất chậm, nhưng đến nay chưa có kế sách gì đảo ngược tình hình này.
Đặc biệt nghiêm trọng là các Đại hội
Đảng đều thừa nhận cải cách chính trị không đi kịp với đòi hỏi của phát triển
kinh tế và xã hội, do đó chẳng những không thúc đẩy mạnh mẽ quá trình công
nghiệp hóa, không phát huy được cái mạnh và những thuận lợi của đất nước. Thậm
chí, nó làm cho quá trình này chậm lại. Trong quá trình thực hiện, các kế hoạch
5 năm thường bị thiên lệch, biến tướng khá xa.
Nói ngắn gọn, cho đến nay mới chỉ có
chủ trương hay mong muốn công nghiệp hóa với cái đích phải đạt được vào năm
2020; nghĩa là thiếu hẳn một chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa
đồng bộ, xuyên xuốt và có hiệu quả cho mục tiêu trở thành một nước công nghiệp
hóa.
Tất cả những điều vừa trình bày toát
lên một sự thật: Nước ta sau 25 năm trên thực tế vẫn chưa có một chiến lược
công nghiệp hóa đúng với cái tên gọi của nó. Quá trình công nghiệp hóa cho đến
nay diễn ra hầu như dưới dạng một chuỗi các kế hoạch 5 năm cộng lại, và rất khó
nói rằng những kế hoạch 5 năm này được thiết kế theo một quan điểm chiến lược
công nghiệp hóa xuyên xuốt.
Thực tế đã diễn ra chủ yếu là: tranh
thủ làm được gì làm nấy, gặp gì làm nấy, không ít tình trạng chồng chéo, trùng
lặp, giẫm đạp lên nhau - tỉnh anh có xi măng lò đứng, tỉnh tôi cũng có; tỉnh
anh có nhà máy mía đường, tỉnh tôi không kém tỉnh anh; tỉnh anh có khu công
nghiệp, tỉnh tôi cũng không thua...
Quá trình công nghiệp hóa 25 năm qua chủ yếu do sự lôi kéo, sức đẩy và sự dẫn dắt tự thân của cuộc sống và tác động của đầu tư và dòng vốn từ bên ngoài, nhiều hơn là do sự thúc đẩy theo một hướng chiến lược được xác lập của hệ thống chính trị và do sự giác ngộ với tầm nhìn sắc bén của những người lãnh đạo.
Quá trình công nghiệp hóa 25 năm qua chủ yếu do sự lôi kéo, sức đẩy và sự dẫn dắt tự thân của cuộc sống và tác động của đầu tư và dòng vốn từ bên ngoài, nhiều hơn là do sự thúc đẩy theo một hướng chiến lược được xác lập của hệ thống chính trị và do sự giác ngộ với tầm nhìn sắc bén của những người lãnh đạo.
Cần nói ngay, phát triển như thế
đang tạo ra nguy cơ lệ thuộc (chứ không phải phụ thuộc lẫn nhau, cũng không
phải "win-win") ngày càng nguy hiểm
Đổi
mới thể chế chưa theo kịp đổi mới kinh tế
Hơn
nữa, nội dung công nghiệp hóa 25 năm qua chưa đặt ra vấn đề phát huy lợi thế và
nguồn lực lớn nhất của nước ta là con người Việt Nam.
Các
Đại hội Đảng nhấn mạnh coi con người là trung tâm, song lại hiểu vấn đề này chủ
yếu theo những khía cạnh phát triển giáo dục, văn hóa, xã hội. Trên thực tế
triển khai, chưa thể nói con người đã trở thành trung tâm của mọi chính sách
phát triển kinh tế xã hội. Càng chưa thể nói con người là đối tượng trung tâm
được phục vụ của mọi nỗ lực của hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước.
Xin nhấn mạnh: quan điểm coi con người là trung tâm như vậy và quan điểm phát huy thế mạnh và nguồn lực lớn nhất của đất nước là con người cho sự nghiệp công nghiệp hóa là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.
Xin nhấn mạnh: quan điểm coi con người là trung tâm như vậy và quan điểm phát huy thế mạnh và nguồn lực lớn nhất của đất nước là con người cho sự nghiệp công nghiệp hóa là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.
Có
lẽ sự thiếu vắng một chiến lược công nghiệp hóa dựa trên phát huy thế mạnh và
nguồn lực lớn nhất này của đất nước là một trong các tác nhân chính khiến cho
quá trình và nội dung công nghiệp hóa 25 năm qua nặng về chạy theo số lượng,
chứ không phải là chất lượng.
Sự thiếu vắng quan điểm chiến lược cực kỳ hệ trọng này đã xô đẩy quá trình công nghiệp hóa chủ yếu chạy theo số lượng rất khó cưỡng lại; qua đó công nghiệp hóa rơi vào tình trạng bước trước không chuẩn bị được bao nhiêu cho bước tiếp theo, càng phát triển cơ cấu kinh tế càng khó chuyển dịch. Tình trạng này đồng thời cũng tăng thêm sự hụt hẫng và trì trệ trong đổi mới thể chế chính trị - xã hội theo yêu cầu phát huy thế mạnh và nguồn lực lớn nhất của đất nước là con người.
Sự thiếu vắng quan điểm chiến lược cực kỳ hệ trọng này đã xô đẩy quá trình công nghiệp hóa chủ yếu chạy theo số lượng rất khó cưỡng lại; qua đó công nghiệp hóa rơi vào tình trạng bước trước không chuẩn bị được bao nhiêu cho bước tiếp theo, càng phát triển cơ cấu kinh tế càng khó chuyển dịch. Tình trạng này đồng thời cũng tăng thêm sự hụt hẫng và trì trệ trong đổi mới thể chế chính trị - xã hội theo yêu cầu phát huy thế mạnh và nguồn lực lớn nhất của đất nước là con người.
"Lời nguyền tài nguyên"
Càng phát triển, quá trình công
nghiệp hóa 25 năm qua có khuynh hướng càng đi sâu vào kinh tế thượng nguồn:
khai thác khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên khác, phát triển sản phẩm
thô, giá trị gia tăng rất thấp, duy trì công nghệ lạc hậu, cái giá phải trả cho
hủy hoại môi trường tự nhiên và môi trường xã hội rất cao...
Đặc biệt là trong các "nền kinh
tế GDP tỉnh", hầu như tất cả các tỉnh có khoáng sản và tài nguyên thiên
nhiên thì đều coi đấy là thế mạnh của mình và ra sức khai thác bừa bãi; có nơi
Thủ tướng đã phải ra lệnh đình chỉ.
Phát triển kinh tế thượng nguồn là
điều khó tránh khỏi ban đầu đối với một nước nghèo và lạc hậu. Song sai lầm là
ở chỗ muốn lấy phát triển kinh tế thượng nguồn làm cú hích và nguồn tích tụ vốn
cho công nghiệp hóa, thậm chí coi kinh tế thượng nguồn là một nội dung quan
trọng của công nghiệp hóa, tại nhiều vùng trong nước đã và đang xảy ra phát
triển kinh tế thượng nguồn với bất kỳ giá nào.
Cũng phải nói rõ thêm, nhiều tỉnh bí
quá không biết làm gì thì bóc rừng và bóc khoáng sản để lãnh đạo tỉnh "thi
đua" trong việc tạo thành tích thay đổi tỷ trọng cơ cấu trong "nền
kinh tế GDP tỉnh" của mình, nhân dân tại chỗ chịu thêm nhiều thiệt hại và
nhà nước hầu như không được lợi gì song trên mặt nhiều báo cáo lại được coi đây
là thành tích!
Hạch toán chung của phát triển kinh
tế thượng nguồn theo kiểu như vậy trong 25 năm qua là lợi bất cập hại, cái giá
phải trả cho phát triển quá đắt so với mức tiến bộ đạt được, tiếp tục ghìm giữ
đất nước trong vòng lạc hậu cả về kinh tế, chính trị, xã hội. Chính điều này
góp phần giải thích tại sao 25 năm ban đầu của nước ta đi chậm hơn 25 năm đầu của
các NICs như Hàn Quốc và Đài Loan, thậm chí đang thúc đẩy đất nước rẽ vào ngả
đường trở thành một Philippines mới!
Trên thế giới người ta gọi hiện
tượng này là căn bệnh Hà Lan hay là "lời nguyền của tài nguyên", giải
thích căn nguyên hàng chục năm qua lấy xuất khẩu tài nguyên làm nguồn thu nhập
quan trọng song hiện nay vẫn ở trong vòng lạc hậu - đấy chính là căn bệnh kinh
tế Hà Lan đã mắc phải năm 1977, khi quá chú trọng xuất khẩu khí thiên nhiên và
qua đó làm trì trệ và suy sụp nhiều ngành kinh tế khác, Hà Lan buộc phải thay
đổi chiến lược phát triển của mình để tìm lối thoát.
Hãy thử xem xét một số vấn đề:
Các xí nghiệp xi-măng, luyện thép đã có, đang xây dựng, hoặc đã được cấp phép xây dựng sẽ dẫn tới tình hình nước ta vào năm 2020 thừa khoảng một chục triệu tấn xi măng/năm và khoảng 20 triệu tấn thép/năm trong tình trạng đất nước ngày càng thiếu năng lượng gay gắt. Phải chăng mục tiêu công nghiệp hóa của nước ta như vậy là để trở thành cường quốc xi-măng và thép trong thế kỷ 21 này?
Hãy thử xem xét một số vấn đề:
Các xí nghiệp xi-măng, luyện thép đã có, đang xây dựng, hoặc đã được cấp phép xây dựng sẽ dẫn tới tình hình nước ta vào năm 2020 thừa khoảng một chục triệu tấn xi măng/năm và khoảng 20 triệu tấn thép/năm trong tình trạng đất nước ngày càng thiếu năng lượng gay gắt. Phải chăng mục tiêu công nghiệp hóa của nước ta như vậy là để trở thành cường quốc xi-măng và thép trong thế kỷ 21 này?
Nếu điều này xảy ra, chắc chắn là
một thảm họa cho đất nước - trước hết vì cảnh quan môi trường tự nhiên của đất
nước sẽ bị "mặt trăng hóa" nhiều vùng, kinh tế nước ta sẽ đổ vỡ, vì
bị xi-măng và thép không có khả năng cạnh tranh của chúng ta đè bẹp..
Vào năm 2015 trở đi, nước ta sẽ
thiếu năng lượng trầm trọng và phải nhập khẩu, trong khi đó xuất khẩu than và
dầu của nước ta xuốt 25 năm qua hầu như bỏ qua tương lai của đất nước! Phát
triển thủy điện đã vượt qua cái ngưỡng cho phép.
Trong khi đó nhà nước lại thiếu hẳn
việc nghiêm khắc rà xoát, đánh giá lại chính sách năng lượng quốc gia hiện nay,
thiếu hẳn những nỗ lực xử lý nghiêm khắc và khắc phục tình trạng lãng phí và
thất thoát năng lượng quá lớn đang diễn ra hàng chục năm nay.
Nếu đánh giá nghiêm túc chi phí/lợi
ích (cost/benefit), bao gồm cả những việc như chi phí cho khắc phục những tác
động ngoại vi của việc khai thác than, hoàn trả môi trưởng tự nhiên nơi khai
thác, sự thất thoát hàng chục triệu tấn than lậu/năm, sự tàn phá môi trường tự
nhiên trong vùng, đánh giá cái được và cái mất so với đòi hỏi của chiến lược
năng lượng quốc gia, vân... vân... khó có thể coi việc khai thác mỗi năm khối
lượng càng lớn than ở Quảng Ninh là môt thành tựu kinh tế.
Đúng hơn nên coi đó là một thất bại
kinh tế lớn và một sai lầm về chiến lược năng lượng - không phải do chủ trương
khai thác than, mà do năng lực quản lý và hiệu quả kinh tế yếu kém; đặc biệt
quan trọng là do thiếu hẳn một chiến lược năng lượng quốc gia được xác định với
những luận chứng vững chắc làm cơ sở cho việc khai thác. Thậm chí còn có thể
coi việc khai thác than Quảng Ninh trong khi đất nước ngày càng khan hiếm năng
lượng là một trong các ví dụ rõ nét nhất của tình trạng "bóc ngắn cắn
dài", các thế hệ tương lai phải trả giá! Trong cả nước còn có nhiều công
trình khai thác titan, khai thác đồng, khai thác các khoáng sản khác để xuất
khẩu nguyên liệu với hệ quả xấu tương tự
Rừng phòng hộ và rừng tự nhiên ngày
càng bị trọc hóa và chỉ còn lại rất ít; đặc biệt là rừng đầu nguồn đã rất ít mà
còn đang tiếp tục bị xâm phạm nghiêm trọng. Lũ lụt ngày càng trở nên nghiêm
trọng hơn và khó khắc phục hơn. Đất đai bị xói mòn và sa mạc hóa cùng với tình
trạng chất lượng thổ nhưỡng ngày càng xuống cấp đang gia tăng với tốc độ rất
đáng lo ngại.
Xin hãy đến tận nơi các khu khai
thác này, dù là titan ở dọc bờ biển miền Trung, dù là những cánh rừng
nham nhở do khai thác quặng sắt ở Lào Cai để xuất khẩu sang Trung Quốc, các
vùng khai thác vàng bừa bãi ở Bắc Kạn, Quảng Nam, Bình Thuận... - mà chủ yếu là
khai thác lậu, những dòng sông chết, những con sông bị đổi dòng và đôi bờ
sụt lở do bán cát, những cánh đồng hoang do các dự án treo... để nhìn tận mắt
thực trạng này.
Xin hãy đối chiếu thực tế nêu trên
với quan điểm ghi trong nghị quyết Đại hội X: "Căn cứ vào nguồn lực và
hiệu quả, Nhà nước tập trung đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư để phát triển những sản
phẩm quan trọng của nền kinh tế như lọc hóa dầu, khai thác quặng và luyện thép,
phân bón, hóa chất, xi-măng, khai thác bô-xít và sản xuất alumin, bột giấy gắn
với trồng rừng và một số sản phẩm cơ khí chế tạo" (Văn kiện Đại hội đại
biểu toàn quốc khóa X, trang 197-198).
Học từ sai lầm của những nước đi
trước
Việt Nam là nước đi sau, có rất
nhiều cái bất lợi và cái lợi phải xử lý thỏa đáng - điều này có nghĩa phải tìm
ra con đường riêng của mình để không phải lặp lại những sai lầm của các nước đi
trước, tránh các nguy cơ trở thành "bãi thải công nghiệp" của các
nước khác, đồng thời tìm ra cho mình con đường thuận lợi hơn.
Thị trường thường chật cứng đối với
nước đi sau - vì vậy phải khai thác lợi thế nước đi sau trong việc chiếm lĩnh
các thị trường ngách (các "niches"), mà muốn thế phải có các chính
sách kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và chính sách đối ngoại cho phép liên
kết, chiếm lĩnh những khâu nào đó của các chuỗi cung - ứng trên thị trường thế
giới để có khả năng khai thác tốt nhất các thị trường ngách. Công nghiệp hóa vì
vậy cần có trọng tâm là chú trọng, tranh thủ khai thác các thị trường ngách,
đồng thời tìm đường chiếm lĩnh thị trường mới;.
Hiển nhiên 25 năm qua những đòi hỏi
này không được đặt ra hoặc không được đặt ra một cách đúng tầm để phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa của nước ta.
Trang chủ | Sự kiện nóng | Nhân vật trong ngày
| Thông tin đa
chiều | Tư liệu
& suy ngẫm | Thế giới truyền
thông | Nghe xem
đọc | Harvard'S | Trực tuyến | Người quan sát | Thư Thăng Long | Giới thiệu | RSS | Trợ giúp
©
TUANVIETNAM.NET
Địa
chỉ truy cập: www.tuanvietnam.net hoặc
www.vietnamweek.net. Tổng Biên Tập:
Nguyễn Anh Tuấn
Toà nhà VietNamNet - 141 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội - Điện thoại: 04 37722729, Fax: (04)37722734, Email: tuanvietnam@vietnamnet.vn.
Toà nhà VietNamNet - 141 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội - Điện thoại: 04 37722729, Fax: (04)37722734, Email: tuanvietnam@vietnamnet.vn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét