7
G
|
iá
săng đột ngột tăng một bước lên 36%, đạt mức 19 nghìn đồng/lít, nguyên nhân
chính được nói là ngân sách Chính phủ bù lỗ chịu không thấu để giữ nguyên mức
giá như ba tháng trước đây, với hy vọng góp phần kiềm chế tâm lý dao động thời
lạm phát. Đã thế càng ghìm giá, lượng săng leo qua rừng núi hoặc lội ruộng vượt
sông xuất lậu sang các nước lân cận ngày càng lớn. Tại nhiều nơi người ta còn bỏ
cả việc làm trong xí nghiệp hay cơ quan để đi buôn lậu săng qua biên giới. Vật
giá trong đời sống hàng ngày cũng leo thang theo, cứ lương mười đồng trong tay
sức mua chỉ còn bẩy so với cách đây sáu tháng. Trên báo chí tin tức công nhân
đình công trong các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài ngày càng liên tiếp,
nơi thì hàng bẩy tám trăm, nơi thì hàng nghìn công nhân. Một số nhà đầu tư Đài
Loan, Hàn Quốc đã phải lên tiếng đề nghị chính quyền sở tại can thiệp giúp.
Tình hình lan dần sang các xí nghiệp tư nhân. Đời sống công nhân trong hầu hết
các loại doanh nghiệp khác gay go không kém.
Bàn bạc với nhau qua mạng, nhóm PH quyết
định thực hiện ngay biện pháp phụ cấp đồng loạt 100.000 đồng/tháng/người cho
công nhân trong các xí nghiệp sản xuất của mình, riêng bộ phận hành chính chưa
được hưởng sự hỗ trợ này. Đây là quyết định đầy khó khăn, chỉ có thể thực hiện
được thông qua cắt giảm rất nhiều thứ, song trước hết là tăng thêm các biện
pháp tiết kiệm và cải tiến sự vận hành xí nghiệp. Ban lãnh đạo PH cũng nhất trí
với nhau trên mạng kế hoạch 4 điểm cho tình hình khẩn cấp hiện nay: Rà xoát
tình hình thực hiện các hợp đồng ký kết
với nước ngoài để tháo gỡ, kiến nghị những biện pháp tương hỗ trong nội bộ tập
đoàn PH, chuẩn bị những biện pháp dự phòng tiếp theo, công khai minh bạch giải
thích cho toàn thể cộng đồng cán bộ công nhân viên của mình các hoạt động đối
phó với lạm phát. Trên tất cả là thực hiện tính toán chi ly công khai mọi việc
của từng người trong từng phân xưởng, để mỗi công nhân tự đánh giá được xem bản
thân mình có thể làm gì góp phần tạo ra được khoản phụ cấp này cho chính bản
thân mình và đồng nghiệp. Phải làm cho công nhân rõ: Tất cả chúng ta đang cùng
ngồi trên một con thuyền! – Yến nhấn đi
nhấn lại tinh thần này trên mạng.
…
…
Sau gần một giờ ngồi trước màn hình vi tính, Yến đưa
hai tay xoa mạnh lên mặt hồi lâu rồi mới đứng dậy. Bây giờ mới có thời giờ nghĩ
đến nhức đầu và đau cổ. Yến đi một vài bước dài trong phòng làm việc, vặn mình,
xoay vai, xoay cổ rồi đứng lại thở hít sâu một lúc.
Cẩm Liên mang lại cho Yến cốc nước cam:
-
Cháu cứ nghĩ là mọi
việc đã chuẩn bị kỹ rồi, các Sếp chỉ ngồi lại với nhau mươi mười lăm phút trên
mạng là xong, thế mà… Cũng may các Sếp họp vào giờ tan tầm, nên mạng thông suốt.
-
Tình hình khó hơn
chúng ta lường em ạ, nhất là khi bàn đến khả năng hậu thuẫn của Ngân hàng PH
cho các xí nghiệp trong tập đoàn.
-
Các Sếp quyết định
PH chỉ ưu đãi cung ứng vốn, không ưu đãi điều kiện vay là tỉnh táo đấy ạ.
-
Siết như vậy cũng
gay go lắm đấy em ạ, các xí nghiệp có lẽ chỉ còn một con đường là nhân dịp này
sắp xếp lại chính mình để sống sót và tìm đường đi tiếp thôi… Cam hôm nay mua
được ở đâu thế, nước cam ngon quá. – Yến uống thêm một ngụm nữa rồi mới đặt cốc
xuống bàn.
-
Cam mẹ cháu chọn đấy
ạ.
-
Nói hộ Sếp gửi lời
cảm ơn mẹ cháu nhé. Cháu bận gì thì cứ về trước đi, cửa dả đã có bảo vệ. Sếp
còn dở mấy việc.
-
Cháu sẽ chờ, đằng nào cháu cũng phải mail báo cáo tóm tắt
những quyết định vừa rồi của các Sếp cho chú Thạch ạ. Lúc các Sếp họp, chú Thạch
còn đang lặn lội trong rừng với khách, tối hẳn mới kịp trở về khách sạn.
-
Các ý tưởng về dự
án Dankra ngày càng rõ dần. Khi hoàn tất dự án này chú Thạch có lẽ sẽ trở thành
người Tây Nguyên mất. Hay là ngược lại..?
-
Sếp băn khoăn điều
gì ạ?
-
Còn rất nhiều khó
khăn chưa lường hết được. Thậm chí còn có thể là dự án ma! Có quá nhiều lợi ích
khác nhau tranh chấp!
-
Vâng, có lẽ vì thế
chú Thạch đi đã gần ba tháng rồi mà công việc cứ như là mới khởi động ạ. Mà trước
đó họ đã đàm phán với nhau mấy năm rồi…
-
À quên, chuẩn bị
cho hội nghị thượng đỉnh APEC sắp tới ở Sidney đến đâu rồi?
-
Thưa Sếp vẫn theo
ý Sếp là hai khả năng, Sếp đi dự hoặc từ chối ạ. Nhưng cháu thấy khó.
-
Có chuyện gì vậy?
-
Ban tổ chức Hội
nghị mail nhắc trả lời dứt khoát để họ gửi giấy mời chính thức đích danh. Ban tổ
chức Hội nghị, chứ không phải Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đâu Sếp ạ.
-
Bao giờ phải trả
lời?
-
Thưa Sếp hết tuần
sau ạ.
-
Thôi được, đầu tuần
tới nhắc Sếp có quyết định cuối cùng.
-
…
Cẩm Liên ghi chép các việc được sếp của
mình dặn tiếp…
Khi Yến lên xe về nhà, thành phố đã lên đèn. Những hôm
bận như thế này yến thường ăn cơm một mình, vì không thể bỏ buổi tập hàng ngày
và cũng không muốn ông bà Chính phải chờ cơm.
Trên đường về, Yến nhận được điện thoại của Trung Nam xin gặp mẹ tối nay, nhưng Trung Nam
không thể về kịp cùng ăn cơm với Yến được.
-
Con ăn cơm với mẹ
lúc nào mà không được ạ. Nhưng tối nay có lẽ phải quãng 9 giờ con mới tới chỗ mẹ
được ạ. – Trung Nam
khẩn khoản.
-
Hình như hai tuần
nay rồi con không về ăn cơm với mẹ, đúng không?
-
Đúng là hồi này
con ăn cơm với ông bà nhiều hơn với mẹ, nhưng ngày nào con không điện thoại cho
mẹ ạ?
-
Tùy lòng tốt
chàng trai thượng đế của mẹ vậy. Không đến nỗi quên mẹ là được rồi!.. giọng nói
Yến kéo dài ra.
-
Con cảm ơn mẹ ạ.
-
…
…Ôi khi người
ta đang yêu, nhất là ở tuổi Trung Nam . Cả bầu trời trái đất này chỉ
dành riêng cho hai người mà thôi… Mình đã một thời như thế! – Yến thốt lên trong lòng và mỉm cười với chính mình.
Trong mấy tuần vừa qua, đã bận chết người mà Yến vẫn
phải dành khá nhiều thời giờ cho Lan, người giúp việc của mình: Mối tình đầu của
Lan mới chớm nở nhưng đang đi tới đổ vỡ. Lan cố tỏ ra bình thường bề ngoài,
nhưng hai con mắt húp lên thì không giấu ai được - vì khóc thầm hay khóc lúc ngồi
một mình. Chính hai con mắt sưng húp ấy mách bảo Yến:
-
Có chuyện gì mà mặt
mày ủ dột vậy Lan?
-
… - Lan òa lên
khóc. Nức nở mãi không nói.
Yến phải dỗ dành, mãi Lan mới trả lời được:
-
Con… Con xin phép
cô cho con về quê sống với mẹ ạ.
-
Có chuyện gì con?
Lành dữ thế nào?
Lan không nói nổi thành lời, trong tiếng nấc lên cứ một
mực xin về quê. Yến phải chờ đến hôm sau. Dỗ dành mãi cuối cùng Lan cũng nói ra
được: Người yêu đòi phải xin được việc làm ở chỗ Yến, hoặc phải cưới chạy. Mấy tháng
nay anh ta cứ nằng nặc đòi như vậy, thậm chí còn nói dứt khoát: Nếu không thì cắt
đứt luôn!
-
Có lẽ tại anh ấy
biết con là con gái nhà quê, không nơi nương tựa, nên càng làm già!..
-
… - Yến chỉ lắng
nghe.
Giá mà đứng trước mặt mình, anh chàng này đáng được ăn
mấy cái tạt tai...
Yến không nói gì, mà chỉ gạn hỏi Lan nói hết suy nghĩ
của mình. Nhưng trước sau Lan chỉ có một lời cầu xin về quê sống với mẹ.
Lại phải mất hai hôm nữa:
-
Con hiểu được anh
ấy đặt vấn đề như vậy là không thực lòng yêu con rồi.
-
Giả thử cô cho
anh ấy một việc làm ở chỗ cô, con thấy thế nào?
-
Không! Cô đừng
cho ạ! Cô đừng cho gì một con người như thế ạ!
-
… - Yến lặng
thinh.
-
Con cũng dứt
khoát không xin ạ! – Lan kiên quyết.
-
Nhưng giả thử để
giữ con ở lại với cô, cô sẽ chấp nhận đơn xin việc của anh ta?
-
Không! Đừng ạ! Nếu
thế con càng phải về quê ạ!
-
Thế thì có chuyện
gì phải khóc? Phải về quê?
-
Dạ…
-
…
-
Dạ…
-
Dạ là thế nào? Con
có sao không? Nói thật đi! – Yến nhìn thẳng vào mắt Lan.
-
Không ạ. Con
không làm sao ạ.
-
Nếu con tin cô,
con không được giấu cô bất cứ điều gì.
-
Thưa cô, con
không làm sao thật ạ.
-
Thật không?
Con...
-
Thật ạ. Cô phải
tin con.
-
Thế thì cười lên,
chẳng có chuyện gì phải khóc! – Yến nhẹ cả người.
Câu nói của Yến làm cho Lan cũng phải gượng cười,
nhưng Lan vẫn một mực:
-
Xin cô cho con về
quê ạ… … … Vì… … vì con yêu anh ấy quá.
Nhưng càng nghĩ, con lại càng thấy không thể yêu một con người như thế được ạ…
-
… -
-
…Con sợ không bỏ
về quê, con sẽ đầu hàng những đòi hỏi bất lương của anh ấy…
-
Nếu anh ấy cũng về
quê tìm con thì sao?
-
…
-
…
-
Con... không biết
ạ.
-
Nếu con đủ can đảm
chối bỏ một con người như thế, con phải thực hiện sự can đảm ấy ngay bây giờ, tại
đây, chứ không chạy trốn về quê! Hiểu không?
-
…
-
…
Mấy hôm nay đã thấy Lan tươi tỉnh trở lại, song Yến
cũng chưa muốn hỏi thêm về chuyện này, vì chỉ e là mình can thiệp quá sâu vào đời
riêng của Lan.
-
…Lan ơi, con chỉ
thực sự có tình yêu khi yêu con cảm thấy mình tự do. Thiếu nó, tình yêu sẽ chỉ
là sự nô lệ mù quáng con ạ…
-
... – tay trong
tay, Lan ngước nhìn Yến nhưng không nói được gì.
-
Nhưng muốn có tự
do con phải dám lựa chọn quyết định của mình. – Yến khuyên giải thêm.
-
Mấy năm sống với
cô, con hiểu cô muốn nói với con điều gì.
-
… - Yến không nói
gì thêm, chỉ vuốt ve Lan như đang tìm cách hỗ trợ cho con gái mình trong khúc
đường đời như thế này.
Nếu cần thiết, Yến có thể cho Lan một vài lời khuyên,
song nghĩ vẫn còn quá sớm.
…Tuổi trẻ ngày
nay phức tạp là thế đấy... – Yến tự nói với mình như vậy, trong đầu đoán
già đoán non xem tối nay Trung Nam
sẽ thưa chuyện gì mà khẩn khoản xin gặp đến vậy.
Yến biết Trung Nam và bà nội đang giấu diếm Yến
chuyện gì đó mà chưa tiện hỏi. Mấy lần Yến hỏi ướm ướm xa xa về chuyện người
yêu của Trung Nam
thì cả hai bà cháu đều tìm cách đánh trống lảng. Trước sau hai bà cháu đều một
cách trả lời: Xin để cho mọi việc theo
đúng thời gian đặt ra…
-
Tình yêu lớn, bí
mật lớn chăng?
-
Trung Nam đã
mấy lần nói với mẹ là xin để cho mọi việc đi theo đúng thời gian mà con...
-
Vâng ạ. Tình yêu
lớn, bí mật lớn, hai bà cháu càng âm mưu lớn ạ! – Yến không còn biết nói thế
nào khác với bà Chính.
Hôm nay chắc là đã đúng
thời gian!.. Yến tự nói với mình như vậy, một niềm vui lớn của hồi hộp, của
chờ đợi, của hạnh phúc ập đến.
…Nam
không còn nữa, song những gì Yến ước ao cho Trung Nam
có thể nói là hầu như Yến toại nguyện. Cũng có nghĩa là Nam cũng có thể
toại nguyện...
Song cũng cho đến hôm nay, chưa một lần nào Trung Nam
chính thức thưa chuyện với mẹ về Vi Thanh, kể từ cái hôm cả nhà đi nghe đêm ca
nhạc Văn Cao – Trịnh Công Sơn năm nào…
…Một ngày nào
đó Vi Thanh sẽ là con dâu của mẹ??? Hay là con còn cô gái nào khác nữa? những
cô gái nào khác nữa??? – đã bao nhiêu
lần Yến tự hỏi mình như thế, nhưng vẫn kiên trì chờ đợi Trung Nam nói ra...
Trước mặt mẹ, Trung Nam thường chỉ chia sẻ sự khâm phục,
mến mộ của mình đối với giọng hát hay và
rất đa dạng, được ngoài đời khi thì tặng cho biệt danh là một Khánh Vân mới, một
Tân Nhân mới, khi thì gọi Vi Thanh là “Lê
Dung của Hà Nội!”... Đôi lúc Yến cũng thấy Trung Nam nhắc tên cô này cô kia. Song bản
năng làm mẹ sớm cho Yến thấy càng ngày Vi Thanh càng trở thành nhân vật trung
tâm trong tâm trí con mình…
Đôi ba lần Yến ướm hỏi con về gia đình Vi Thanh, được
biết: lại cũng gia đình con một. Đã lo càng thêm lo. Bố mẹ Vi Thanh là nhà giáo
dậy cấp 3 trường Chu Văn An, người Hà Nội gốc,
vừa mới nghỉ hưu. Trung Nam
không nói gì hơn, mà Yến thấy cũng chưa tiện hỏi.
Về sau này, đi xa hơn được một chút, Trung Nam kể
cho mẹ nghe về những hoạt động xã hội của Vi Thanh. Báo chí cũng có nhiều lời
khen, có bài dành cho Vi Thanh danh hiệu “cô
gái hát rong của tình thương”. Chính Yến cũng có ấn tượng sâu sắc khi qua
tivi và báo chí thấy Vi Thanh lúc xuất hiện ở Trường Sa, lúc ở các vùng biên giới
heo hút phía Bắc của Tổ quốc, lúc thấy Vi Thanh biểu diễn trong các làng ung
thư, các vùng quê nhiễm chất độc mầu da cam, tại các trại cai nghiện, trại
phong… và đôi ba lần cả trong trại giam các tù nhân lâu năm… Trong những tháng
gần đây Trung Nam thường xuyên gửi báo hoặc email cho mẹ hầu như không xót một
hoạt động, một cuộc biểu diễn nào như thế của Vi Thanh trên khắp mọi miền của đất
nước…
Đôi lúc lòng trống trải nghĩ về con, Yến thú nhận phải
vất vả lắm mới xua ra được khỏi đầu sự hành hạ bao phen của những từ ngữ như
“xướng ca vô loài”, “hoa cho mọi người”.., của tâm trạng bất trắc và nhiều hoài
nghi khác nữa. Những điều biết về Vi Thanh như vậy làm vơi đi phần nào nỗi lo
không xác định được trong tâm trí Yến.
Nhưng Yến chờ đợi mãi điều Yến muốn nghe từ con mà đến
nay vẫn chưa thấy. Có chăng là khoảng một năm trở lại đây Trung Nam ngày càng
có nhiều chuyến đi xa có vẻ khác thường, tuy có xin phép mẹ, có lần cho mẹ biết
là mời Vi Thanh đi cùng.., nhưng toàn với những lý do rất chung chung. Có những
chuyến đi Trung Nam
kết hợp với công việc đang được giao.
Ăn cơm trước
kẻng? Tuần trăng mật đi trước?.. Ôi, tuổi trẻ làm sao mà biết chờ đợi? Có núi
cao nào không muốn trèo qua? Có chân trời nào mà không muốn bước tới?!.. Yến
tự cảm thấy thẹn với chính mình về những ý nghĩ nghi ngờ con, song ngay sau đó
trong lòng lại tự xin tha thứ cho tâm trạng như vậy của người làm mẹ.
Đôi ba lần Yến ướm hỏi con mình, trước sau vẫn chỉ được
một “luận điệu”: …Xin để cho mọi việc đúng với thời gian đặt ra ạ! – Yến kể lại với
bà Chính như thế - vừa cười vừa nói, với
ít nhiều hơi hướng trách móc cả hai bà cháu.
Mẹ nào mà không hồi hộp, chờ đợi, lo lắng về con dâu
tương lai của mình! Nhất là trong hoàn cảnh một mẹ một con như Yến! Điều duy nhất
làm vợi nỗ lo lắng và chờ đợi này là Yến thấy Vi Thanh và Trung Nam có
lẽ hợp nhau về cách sống cởi mở, ưa thích các hoạt động xã hội. Đây cũng là một
đặc tính nổi trội của Trung Nam
trong các năm còn là học sinh, dù là trong nước hay trong thời gian học đại học
ở nước ngoài.
Con là niềm tự
hào của chúng ta, anh ạ!.. – Yến tự
nói với mình như thế không biết bao nhiêu lần.
Từ ngày lọt lòng mẹ, Trung Nam chưa biết mặt bố. Lúc Trung Nam bắt
đầu biết ăn bột, nghĩa là khoảng bảy tám tháng tuổi, thì có giấy báo tử của bố
từ chiến trường Siêmriệp gửi về. Lúc gần bốn tuổi, Trung Nam lần đầu tiên được
tiếp xúc với bố mình, song đó là lúc Trung Nam trong tay mẹ, đầu chít khăn
tang, được mẹ dắt đi lẫm chẫm theo sau linh cữu của bố từ chiến trường
Campuchia trở về, để đưa bố về nơi an nghỉ cuối cùng…[1]
Nghĩ đến con, nghĩ đến chồng, nghĩ đến chặng đường mấy
chục năm qua, nước mắt tự đâu đó cứ trào ra, giữa niềm vui về sự trưởng thành của
Trung Nam, về tình yêu và hạnh phúc Trung Nam đang vươn tới. Giờ phút này Yến
thực tình không sao hiểu rõ được mình đang khóc, hay đang vui, về con, về chính
mình, về sự toại nguyện đã đạt được, về những hứa hẹn trong tương lai…
Nhiều lúc Yến cảm thấy mình không có thời giờ để thở,
vì chưa xong việc này, việc khác đã ập tới. Thế mà bây giờ, sau buổi tập, sau bữa
cơm tối, thời gian chờ con đến hình như vẫn đang dài vô tận.
Yến hết đi đi lại lại rồi quay về nằm dài trên ghế
sôfa phòng khách, vừa nghe nhạc, vừa thư dãn, nhưng cái chính là để bớt hồi hộp.
Yến nghĩ sẽ nghe, và chỉ nghe con nói chứ không hỏi… Còn niềm hạnh phúc nào lớn
hơn khi được nghe con mình bộc bạch về tình yêu!.. Tất cả những điều hay -dở -
trái - thuận của thanh niên Yến thấy được trong cuộc sống đời nay hình như chỉ
càng tăng thêm sự hồi hộp và niềm tự hào trong những phút chờ đợi này. Nhất là
Yến tin rằng Yến rất hiểu con mình. Yến rất tin vào sự trưởng thành con mình và
tự hào về điều này…
Phạm Trung Trung Nam được rèn luyện ý chí tự lập và
ý thức quan sát từ rất sớm. Khi còn rất bé Trung Nam đã được mẹ tập cho thói quen
chơi xong đồ chơi phải cất vào đúng chỗ, khi ăn cơm phải tự đi lấy bát lấy
thìa, ăn xong phải tự mang bát để vào bồn rửa… Khó nhất là tập cho Nam có
thói quen giờ nào làm đúng việc nấy, định trước các trò chơi hay các việc sẽ
làm. Bà Chính hiểu cách dậy con của Yến và thực ra là bà mẹ thứ hai của Trung Nam ,
nhất là trong những năm Yến đi học và thực tập ở nước ngoài. Song Yến ảnh hưởng
đối với Trung Nam nhiều nhất kể từ những năm Trung Nam học đại học, học cao học
và thực tập ở nước ngoài, nhất là tính cởi mở, ý chí quyết đoán.
Trung Nam
chuyên sâu vào vấn đề quản trị và phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy ngay sau
khi xong bằng thạc sỹ, nhóm PH đồng ý tuyển Trung Nam làm thành viên thường trực
trong Ban sáng lập trường đại học của nhóm PH, trực tiếp làm trợ lý cho chú
Khái trong quá trình xây dựng trường. Từ hai năm nay nhiệm vụ chính của Trung
Nam là đi khảo sát một số trường đại học trong nước và trên thế giới để rút ra
những kết luận hoặc quyết định cần thiết cho tổ chức và quản lý trường đại học
của nhóm PH trong tương lai. Ngoài ra Trung Nam đi sâu vào vấn đề phát triển
nguồn nhân lực, tuy nhiên dự định sẽ làm Ph. D về đề tài này tạm thời phải hoãn
lại… Do công việc được giao như vậy, thời giờ hai mẹ con Yến được sống với nhau
thật hiếm hoi.
Bây giờ Trung Nam lại có thêm Vi Thanh, có lẽ được hai
năm rồi, hoặc có thể hơn… Yến kiên trì chờ đợi con sẽ tự nói lên với mình tình
yêu và hạnh phúc con tìm được trên đời này. Ôi có gì đáng chờ đợi hơn, hạnh
phúc hơn, kiêu hãnh hơn khi được nghe từ con mình nói lên những lời như thế!..
Đã phải chờ
thì kiên tâm chờ vậy… - Yến tự nhủ với
mình như thế và cố tự tin như thế. Nhưng bồn chồn thì vẫn bồn chồn… Nhất là từ
hơn một năm nay lúc nào cũng thấy Trung Nam như thiếu thời giờ, như đang tất bật
với điều gì đó…
-
Thời gian dành
cho mẹ ngày càng vơi đi Trung Nam nhỉ? – Yến phải cố vừa nói vừa cười để làm nhẹ
câu nói.
-
Ấy chết. Sao mẹ lại
nói thể. – Trung Nam luống cuống.
-
Mẹ thấy hai mắt
con hình như trũng hơn mọi khi… Hình như hơi gầy đi một chút thì phải…
-
Trung Nam của mẹ
lúc nào cũng thế thôi ạ…
-
Phải rồi… Thế nào hôm nay con cũng sẽ lại tặng mẹ một lời
khất cho mà xem…
-
Mẹ đúng là bà chủ
ngân hàng ạ, không bao giờ mẹ quên con nợ ạ!..
-
Bệnh nghề nghiệp
của mẹ mà.
-
Con xin mẹ để cho
mọi việc đúng thời gian đề ra…
-
!!! ???
Yến ướm xa ướm gần mãi với con mình… Lần nào đại thể
cũng chỉ được có vậy thôi…
Cho đến giờ phút này vẫn là sự chờ đợi… Mình sinh ra
là để chờ đợi?.. Bao nhiêu thời gian khắc khoải chờ Nam từ mặt trận … Rồi đến
cái tin hãi hùng… Đến cái ngày hai mẹ con Yến sụt sùi dắt tay nhau đi sau cái
xe chở hài cốt của Nam đưa từ Campuchia về, trên phủ lá cờ tổ quốc…
-
Con chào mẹ ạ!
-
Mẹ chờ con
mãi!... - giọng nói của Yến ít nhiều phảng phất trách móc hay hờn dỗi gì đó.
-
Con xin lỗi mẹ, nếu
con nghe lời mẹ đi tắc-xi, chắc mẹ còn phải chờ con lâu nữa ạ. Giờ này mà vẫn tắc
đường không tưởng tượng được ạ.
-
Trời đất ơi, con
đi xe ôm?
-
Không ạ, con từ
chỗ Vi Thanh, nên con lấy xe máy của Vi Thanh đi ngay cho kịp giờ hẹn với mẹ ạ!
-
Trời đất!.. Con
có mang mũ bảo hiểm không?
-
Có ạ, em Lan đã cất
dùm con rồi.
-
Sao con không lấy
xe nhà mà đi?
-
Mẹ ơi, tắc đường
đối với xe nhà hay tắc-xi có khác gì nhau đâu?
Yến lại ngắm nhìn Trung Nam sát tận mặt, rờ nắn con, cứ
như thể đang xem Trung Nam có còn nguyên vẹn hay bị sây sát gì không.
-
Tối thế này mà đi
xe máy nguy hiểm lắm con ạ. Con có đói không?
-
Con biết thế nào
con cũng được mẹ chiêu đãi mà!
-
Con thích ăn gì,
mẹ cũng có. Thượng đế của mẹ ạ! – Yến vừa nói vừa ôm lấy Trung Nam . - …Mẹ thấy
con hồi này hơi gầy đi và rám đen?
-
…
Lan bưng vào trên khay một đĩa mỳ sào hải sản. Yến ra
tủ rượu tự tay rót cho con một ly vang đỏ:
-
Hôm nay mẹ vào bếp
tự tay sào mỳ thết con đấy, vì mẹ biết con thích gì.
-
Mẹ lúc nào cũng
là nhất. Con cảm ơn mẹ.
-
Bây giờ con ngồi
thưởng thức món ăn mẹ chuẩn bị. Mẹ muốn tận mắt nhìn xem con mẹ ăn ngon như thế
nào.
-
Dạ…. Vâng…
-
Còn thời giờ mà,
chưa nói chuyện gì vội, được không?
-
Dạ… dạ…
-
Mẹ không giữ con
ngủ lại đây đâu, đừng lo.
Trung Nam
ngồi vào bàn, gần như một người máy, vẻ tự nhiên một cách gắng gượng khi mới đến
tan biến quá nhanh. Sự ngập ngừng, lưỡng lự suốt bao ngày nay lại ập đến. Bao
nhiêu điều định nói với mẹ đổ lên đổ xuống.
Nhất là từ hai ngày nay Trung Nam vẫn chưa sao quyết định được
nên mở đầu câu chuyện thưa với mẹ từ đâu...
-
Mẹ ạ, thời gian
không còn nhiều… - Trung Nam đã ngồi vào bàn mà vẫn chưa cầm được đũa bát lên.
-
Mẹ biết. Mẹ muốn ngắm nhìn xem con mẹ ăn uống như thế
nào. – Yến nhắc lại.
-
Con chúc sức khỏe
mẹ. -
bị mẹ giục, Trung Nam hấp tấp nâng ly rượu lên như người máy, sau đó lấy
thìa xẻ mỳ vào bát, một ý nghĩ khác lại ập tới, Trung Nam ăn vội như nuốt, hình
như không nghĩ gì đến thức ăn, mà chỉ là để có thời giờ suy nghĩ thêm chút nữa
trước khi nói.
-
Mẹ nghĩ con đang
rất đói. – Yến lựa lời.
-
Vâng ạ… - Trung Nam dụt dè.
-
… - Yến sợ con ăn
quá vội, nên đứng dậy đi loanh quanh trong phòng, lòng băn khoăn, vì cảm thấy ở
con điều gì khang khác. Trung Nam
xưa nay vẫn ăn uống một cách thong dong ngon lành, có thói quen vừa ăn vừa bình
thức ăn để thưởng thức… Nhưng hôm nay…
Trong đầu, Yến cũng tự hỏi mình nhiều câu hỏi, phần
nào tự trách móc mình quá bận và quan tâm đến con ít quá, nhất là trong lúc con
đang đến với tình yêu. Câu chuyện của Lan làm cho tâm trạng này của Yến thêm nặng
nề.
Yến lại ngồi chỗ bàn làm việc của mình, làm mấy việc lặt
vặt, chủ yếu để cho Trung Nam
có thời gian.
-
Hôm nay mẹ sẽ có
quà đặc biệt cho con.
-
Vâng ạ.
-
Nhưng phải ăn
xong mẹ mới thưởng!
-
Mẹ cứ làm như con
đang là học sinh mẫu giáo.
-
Lúc nào mà con
không phải là học sinh mẫu giáo của mẹ?
-
Con biết… - Trung
Nam
vừa nhai vừa nói - : …Bây giờ con có thể nói mẹ sào mỳ ngon quá!.. – Trung Nam
đã dần dần lấy lại được tự chủ.
-
Cảm ơn anh bạn trẻ…
- Yến lại ngồi trên sôfa, gần như nói bâng quơ chỉ để cho chính mình nghe.
Ăn xong, Trung Nam uống hết ly rượu rồi lại ngồi cạnh
mẹ:
-
Bây giờ mẹ thưởng
cho học sinh mẫu giáo của mẹ quà gì ạ?
-
… - Yến đưa cho Nam một phong
bì, nhưng không nói gì.
-
Văn hóa phong bì
bây giờ cũng thịnh hành trong nhà ta ạ? – Trung Nam đưa hai tay ra nhận.
-
… - Yến âu yếm
nhìn con, nhưng vẫn không nói gì.
-
Nhưng không hải
là phiếu bé ngoan, có phải không ạ?
-
… - Yến chỉ cười.
-
Phong bì này nặng
hay nhẹ hả mẹ? – Trung Nam nhấc nhấc như đang cân chiếc phong bì trong tay.
-
Mẹ tin là đủ nặng
cho con.
-
Con mở nhé?
-
Quà mẹ tặng con
mà.
Trung Nam mở phong bì ra, bên
trong là một tờ giấy trắng khổ A4, trên mặt giấy là hình vẽ bút chì mầu đỏ một quả tim, có một mũi tên
xuyên qua, bên dưới là dòng chữ: Live
your Love! . Dưới nữa là một hàng chữ nhỏ hơn: To those who are falling in love. Yến vừa mới vẽ xong ảnh này cách
đây vài phút trong lúc Trung Nam đang ăn.
Trung Nam ôm lấy mẹ:
-
Mẹ làm con can đảm
hẳn lên.
-
Bây giờ mẹ nghe
con nói.
-
Trước hết con phải
xin mẹ can đảm. Thật can đảm mẹ nhé.
-
…
Yến nhắm mắt lại, ghì con vào lòng,
nhưng chưa dám trả lời. …Vì sao lại có chuyện rào trước đón sau kỹ
càng thế này?.. Cuộc đời dầy dạn mang lại cho Yến một linh tính, nhắc nhủ Yến
biết phải sẵn sàng với tất cả… Với tất cả…
Cuối cùng Yến mắt nhắm nghiền, mãi mới nói được rất khẽ
vào tai con mình:
-
Mẹ nghe đây. Con
nói đi.
-
Thưa mẹ, chúng
con thật sự không còn nhiều thời gian ạ.
Yến có cảm giác như cả bầu trời sụp đổ rất nhanh. Ngày
nay có biết bao nhiêu mối nguy từ bệnh tật hiểm nghèo, từ tệ nạn xã hội đang bằng
trăm nghìn con đường sẵn sàng cướp sống cướp chín cuộc sống của tuổi trẻ, nhất
là tuổi trẻ đang yêu. Là mẹ, là người có ý thức sâu sắc đối với xã hội mình
đang sống, trong tâm trí Yến hàng loạt giả định đau sót loang loáng vụt tới - về
những điều chỉ một hai giây nữa tự Trung Nam sẽ nói ra với mình…
Vẫn ôm con trong lòng, tự dưng Yến cảm thấy hai tay
mình tê dại cứng lại. Yến lấy hết nghị lực, cố thì thào vào tai con, mắt vẫn nhắm
nghiền:
-
Trung Nam ơi, mẹ
van con… Mẹ sẵn sàng…
-
Vâng. Con… Con cảm
ơn mẹ. Can đảm lên mẹ nhé. …Mẹ ạ, thực sự hai chúng con không còn nhiều thời
gian ạ.
-
Nói tiếp đi con.
– Yến không dám mở mắt ra.
-
Không tính bằng
năm được nữa mẹ ạ… Chỉ còn tính được bằng tuần bằng tháng thôi mẹ ạ! –
Yến bật khóc, nhưng vẫn cố kìm hãm chính mình trong những
tiếng khóc nghẹn ngào.
-
Trời ơi các con
tôi!.. Cái gì? Con nói cái gì? – Yến rít
lên, tiếng hét chết nghẹn trong cổ họng.
Điều khó khăn nhất Trung Nam đã
nói ra được.
-
Vi Thanh bị bệnh
hiểm nghèo bất khả kháng mẹ ạ! Và…
-
Trời đất ơi! Đừng
nói nữa! Mẹ xin con,.. – Yến kêu lên rồi lấy một tay bịt miệng Trung Nam lại
vì không còn tinh thần nghe tiếp. Yến không khóc thành tiếng được, nhưng nước mắt
giàn giụa.
Như một bản năng, khi Trung Nam nói tiếp, Yến buông con ra, lấy
tay tự bịt chặt hai tai mình. Hình như trên đời này không có bà mẹ nào đủ can đảm
nghe bản án tử hình về các con mình từ chính miệng con mình nói ra!..
Trung Nam
gỡ tay mẹ ra, cũng nước mắt vòng quanh:
-
Mẹ hứa với con
đi. Mẹ cũng phải can đảm lên. Bác sỹ đã khẳng định dứt khoát thế rồi mẹ ạ.
-
Trời ơi… Các con
tôi!.. Ối trời ơi… - Yến rên rỉ qua vai con.
Trung Nam
ôm mẹ hồi lâu, chờ cho mẹ hết thổn thức, Trung Nam gỡ tay mẹ ra, đứng dạy lấy cho
mẹ cốc nước.
-
Hãy tha lỗi cho mẹ…
- uống xong ngụm nước, Yến thờ thẫn.
-
Chúng ta không ai
có lỗi ở đây mẹ ạ!
-
Tha lỗi cho mẹ… -
đôi mắt Yến lạc hồn, lời nói thều thào không ra hơi..
-
Con chỉ xin mẹ
can đảm lên! Hai chúng con chấp nhận hết mẹ ạ. – Trung Nam tự gạt nước
mắt cho mình.
Điện thọai di động của Trung Nam réo.
-
Chắc Vi Thanh đấy
ạ. Con xin lỗi mẹ.
Nghe xong Trung Nam quay lại nói với mẹ:
-
Vi Thanh thấy muộn,
lo cho con nên gọi thôi. Vi Thanh gửi lời chào mẹ ạ.
-
Đừng để Vi Thanh
một mình lúc này, từng giây từng phút một!..
-
Vâng. Nhưng mẹ hứa
với con can đảm nhé.
-
Mẹ hứa. Cần nói
gì với mẹ nữa, con nói nốt đi. Sáng sớm mai mẹ sẽ đến nhà Vi Thanh.
Trung Nam đưa cho mẹ uống ngụm nước nữa rồi kể vắn tắt.
Chính Vi Thanh không thể ngờ được mình có bệnh. Hơn nữa
là người rất có ý chí, ngoài học tập, công việc, nghề nghiệp, Vi Thanh tự đề ra
cho mình kỷ luật sắt trong việc rèn luyện thể lực. Càng hát những bài khó, càng
đòi hỏi phải có thể lực tốt làm nền. Bất luận nắng mưa thế nào, bất luận giờ
nào có thể thực hiện được, mỗi ngày Vi Thanh phải chạy bộ đủ bốn nhăm phút đến
một giờ trên đường Hồ Tây cạnh khu mình ở, như là hàng ngày sống thì phải thở,
phải ăn vậy. Một tuần hai lần, Vi Thanh còn là vận động viên nghiệp dư môn quần
vợt, có tay bạt trái đáng nể. Ngoài ra còn tập khí công, tập thái cực quyền,
thiền… Khoảng từ hơn một năm nay Vi Thanh thấy xuất hiện triệu chứng mỏi mệt,
nhưng kiểm tra sức khỏe không thấy gì. Sau đó, trong mấy lần có việc đi nước
ngoài, Trung Nam mời Vi Thanh đi cùng, chủ yếu ghé qua Singapore để kiểm tra sức
khỏe. Như một linh tính nào đó mach bảo, Trung Nam một mình lặn lội các trang về
y học trên mạng, gặp mọi bác sỹ Trung Nam có thể gặp được, trong nước, ngoài nước…
Song vẫn không thấy phát hiện ra triệu chứng gì đáng lo ngại, ngoài việc Trung
Nam thấy cái mệt của Vi Thanh không bình thường. Có thể do Vi Thanh làm việc
quá sức?.. Cách đây hơn một tháng, Trung
Nam đưa Vi Thanh đi Singapore kiểm tra định kỳ theo lời khuyên của bác sỹ,
nhưng lần này bác sỹ điều trị giữ lại không cho về, Trung Nam đành về một mình
để thu xếp tiền nong và thời gian. Cho đến giờ phút này cả hai vẫn giữ bí mật mọi
nỗi lo lắng về bệnh tật. Sau bốn tuần điều trị, bệnh viện điện thọai cho Trung Nam
thu xếp đón Vi Thanh về, với kết luận chẩn đoán dứt khoát: Vi Thanh mắc một dạng
đặc biệt của căn bệnh ung thư tuyến tụy - pancreatic cancer, giai đoạn cuối –
thời gian còn lại của Vi Thanh chỉ có thể tính bằng tuần, bằng tháng. Đặc điểm
của căn bệnh này là khi phát hiện ra được thì đã quá muộn. Kết luận này có sự
tham gia cùng chẩn đoán qua mạng của các bác sỹ trường Đại học Y khoa Madison
(Mỹ). Chiều hôm qua Trung Nam
đưa Vi Thanh về đến Hà Nội.
-
Tinh thần Vi
Thanh thế nào con?
-
Vi Thanh rất vững
vàng mẹ ạ. Con thật không thể tưởng tượng nổi. Vẫn giữ được phong thái như người
không có bệnh.
-
Có bị sút cân
không con?
-
Nhìn bề ngoài con
không thấy thay đổi gì mẹ ạ. Gần hai tuần qua trong bệnh viện, Vi Thanh dành hết
thời giờ và sức lực tự tìm hiểu cặn kẽ căn bệnh của mình trên mạng.
-
Không còn một cơ
may nào về chẩn đoán nhầm hả con?
-
Dứt khoát không ạ,
thậm chí bác sỹ còn nói ở giai đoạn cuối bệnh có thể diễn biến rất nhanh.
-
Vi Thanh nói gì với
con?
-
Lần này, khi nhìn
thấy con mở cửa phòng bước vào, Vi Thanh nhảy tót từ giường bệnh xuống đất rồi
đi một đường quyền, vẫn thoăn thoát như khi nào. Sau đó Vi Thanh mới chạy lại
ôm lấy con và nói nhẹ nhàng: Anh xem, em chỉ là người có bệnh, chứ không ốm! Có
lẽ chủ yếu là để giữ cho con can đảm …
-
Trời đất ơi Vi
Thanh!.. Bây giờ hai con định làm gì?
-
Con xin mẹ cho
con tạm giao mọi việc con đang làm cho chú Khái ạ. Vi Thanh đã chuẩn bị xong
chương trình biểu diễn cuối cùng của mình, lần này với mục đích liên kết mọi
người cùng nhau chống ung thư!
-
Ôi con
tôi!..
-
Từ giường bệnh của
mình, Vi Thanh đã liên hệ được với các hội, những người chống ung thư ở Mỹ, Tây
Âu, Nhật và Ấn Độ cho việc thành lập hội của Việt Nam mẹ ạ. Vi Thanh hy vọng
còn đủ thời gian hoàn thành mong ước này.
-
Con phải giúp Vi
Thanh thực hiện bằng được khát vọng này!
-
Ôi, con cảm ơn mẹ.
Bây giờ lại chính là Yến đứng dậy giục con về:
-
Từng giờ từng
phút của Vi Thanh bây giờ là vô giá. Can đảm lên con. Về đi! Về ngay đi, đừng để
Vi Thanh chờ… – vừa nói Yến vừa tự gạt nước mắt cho mình.
-
Xin mẹ hãy tin
con.
-
Hãy xứng đáng là
con trai của mẹ, của dòng họ Phạm! Mẹ sẽ làm tất cả những gì mẹ làm được vì hai
con.
-
…
Tiễn con ra về, Yến ngồi ngay vào bàn mail cho Thạch mọi
chi tiết về chuyện dữ.
Ôi.., nếu có
anh Thạch ở đây, ta sẽ khóc, khóc thật nhiều cho vợi bớt nỗi đau này…
Hôm sau, Yến đến nhà Vi Thanh rất sớm.
Người mở cửa đón Yến là Vi Thanh và Trung Nam . Yến
ôm trầm lấy hai con mình:
-
Ôi các con tôi! –
Yến nói như mếu, nước mắt tự nó trào ra.
-
Mời chị vào trong
nhà. – Mẹ Vi Thanh, sau đó là cả bố Vi Thanh cùng ra đón Yến.
-
Xin chào anh chị.
Xin cảm ơn anh chị…
Yến buông Trung Nam ra, ôm riết lấy Vi Thanh, ngắm
nghía sát tận mặt. Đây là lần đầu tiên Yến giáp mặt với người con gái mà ngày
đêm Yến khắc khoải lo nghĩ, mỗi khi nghĩ đến con trai mình. Yến cảm thấy từ
thân thể thon chắc của Vi Thanh một làn hơi ấm tỏa sang, đôi mắt Vi Thanh rất
sáng và đáng yêu. Đôi mắt ấy đang nói lên tất cả, và hình như Yến cũng hiểu tất
cả.
Yến nhìn sâu vào trong mắt Vi Thanh:
-
Ôi con của mẹ!
Con nói đúng. Con không ốm! Tất cả chúng ta cùng nhau can đảm, con nhé!
-
Con cảm ơn mẹ. -
một nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt Vi Thanh, những giọt nước mắt không gì sai
khiến nổi lăn trên má...
Khi
vào đến trong nhà, Yến là người nói trước:
-
Việc đầu tiên là
tôi phải xin lỗi anh chị,. Mẹ xin lỗi con, Vi Thanh ạ. Mọi chuyện diễn ra bất
ngờ quá. …Tôi tự trách mình đến quá chậm với hai con chúng ta…
-
Không phải thế
đâu, chị Yến ạ. Là cha mẹ, hàng ngày chúng tôi sống cùng với hai cháu, được hai
cháu chia sẻ mọi chuyện, thế mà riêng chuyện của Vi Thanh cả hai chúng tôi cũng
chỉ biết trước chị có mấy tiếng đồng hồ thôi ạ, từ tối hôm qua ạ... – mẹ Vi
Thanh giãi bầy.
-
Tại hai chúng
con, mẹ Yến ạ. – Vi Thanh tiếp lời mẹ mình. - …Anh Trung Nam và con đã
cùng nhau đề ra phương châm: Xin để mọi
việc đúng thời gian đặt ra… Hai chúng con đinh ninh việc chúng con sẽ thưa
đúng với thời gian đặt ra là ngày cưới của hai chúng con ạ. Chúng con đã chọn
ngày và chuẩn bị xong hết mọi việc, cả bản nhạc nhà thờ lúc lễ đón dâu nữa… -
Vi Thanh phải cố gắng một chút để không rơi vào một thoáng buồn nào: - …Thế
nhưng việc khác xảy ra nhanh hơn chúng con mẹ Yến ạ.., đúng thời gian đặt ra..,
nhưng lại là thời gian của định mệnh ạ... Cả hai chúng con đều bất ngờ... Bây
giờ là thời gian hai chúng con muốn xin thưa với mẹ Yến và cậu mợ một việc khác
ạ.
Bố mẹ Vi Thanh và Yến nhìn nhau. Cả ba người lớn đều
không hiểu chuyện gì.
-
Dạ, chuyện hai
chúng con xin thưa là thế này ạ. – Trung Nam mở máy tính sách tay ra để trình bầy:
- Hai chúng con đã lên xong chương trình đi biểu diễn và vận động chống ung thư
tại 8 địa điểm trong cả nước ạ, chủ yếu tại những nơi bệnh này đang có xu hướng
lan rộng ạ. …Chúng con định lập hội…
-
Các con định tới
các làng ung thư? – bố Vi Thanh hỏi.
-
Vâng ạ. - Trung Nam trình bầy.
- …Có thể là làng, là huyện, và cả khu phố nữa ạ. Chúng con sẽ bắt đầu từ Phú
Thọ, rồi Hà Tây, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Thuận,
và đợt một này sẽ kết thúc tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Đợt vận động này chủ yếu
tập trung vào kêu gọi gìn giữ môi trường, phổ biến những kiến thức sơ yếu cho
người dân, động viên bệnh nhân có ý thức chăm sóc thể lực và tinh thần. Có sức
và lạc quan để đối mặt với bệnh quan trọng lắm ạ. Chúng con dự kiến tất cả 4 tuần
ạ. Sau chuyến đi này tụi con sẽ tính tiếp.
-
Có ai tham gia
cùng với các con không? – vẫn bố Vi Thanh.
-
Dạ có một bác sỹ ở
bệnh viện 354 và một bác sỹ ở khoa u – bướu trường Đại học Y ạ. Cả hai là bạn học
cũ của con hồi phổ thông ạ. Ngoài ra có
hai sinh viên năm thứ tư của trường này tình nguyện tham gia. Hai bạn trẻ này đồng
thời làm nhạc công cho con cậu ạ. – Vi Thanh nói thêm.
-
Con xin thưa...
Toàn bộ công việc con vừa trình bày là thành quả đầu tiên của Vi Thanh trên giường
bệnh tại Singapore
đấy ạ. Hai bác sỹ bạn Vi Thanh đã hỗ trợ rất tích cực.
-
Cậu mợ ạ, hai anh
bạn sinh viên của đoàn thật tuyệt vời. Làm việc với họ qua mạng để lên chương
trình cho chuyến đi này con có cảm tưởng đấy là hai con người vạn năng. Có ngoại
ngữ, giỏi nhạc, có tài tổ chức… Nhất là rất dấn thân, vui tính, yêu đời…
-
Hai chàng trai
này xung phong nhận vai MC cho đoàn trong xuốt chuyến đi ạ. Thật là tuyệt vời!
– Trung Nam nói thêm.
-
Ôi thế hệ trẻ của
chúng ta!.. – ngồi nghe, Yến thốt lên, chỉ muốn giang tay ôm lấy hai con mình.
-
Hai con thu xếp hợp
lý quá. – bố Vi Thanh miệng nói, tay gạt nước mắt. - …Bao giờ hai con bắt đầu.
-
Tụi con 11 giờ tối
mai tập kết, sáng sớm ngày kia khởi hành ạ. – Trung Nam trả lời.
-
Thế tối mai chúng
ta liên hoan tiễn các con nhé? – bố Vi Thanh hỏi.
-
Xin cậu miễn cho
chúng con được không ạ? – Vi Thanh xen vào ngay. – Tối mai hai chúng con thưởng cho nhau đi uống
cà-phê Highland trước khi tập kết.
-
Mấy tuần qua
chúng con chịu đựng nhiều căng thẳng quá. Chúng con muốn thư dãn một chút trước
chuyến đi dài ngày ạ. – Trung Nam nói
thêm.
-
Thưa mẹ Yến và cậu
mợ, con bây giờ phải tiết kiệm từng giờ ạ. Đây là công việc của cả đời người,
nhưng bây giờ con phải dồn nén lại phấn đấu thực hiện trong vài tháng, có thể
chỉ vài tuần…
-
…
-
…
Mọi người lúc này đều ngồi yên nhìn Vi Thanh, vì chỉ
muốn để Vi Thanh nói, muốn nghe Vi Thanh nói, những tiếng nói họ biết sẽ sớm
không còn được nghe nữa...
-
Con muốn góp phần
làm cho tình thương phải là giọng hát hay nhất. Giọng hát cao nhất trong cuộc đời
này!.. Vâng, có thể chỉ vài tuần... Ai
nói trước được… … Vâng, cho một tình thương như thế, một cội nguồn gắn bó dân tộc
ta, gắn bó đất nước ta… - Vi thanh giãi bầy.
-
… - bố Vi Thanh
không biết nói gì, chỉ lắc đầu, trong lòng không muốn tin những điều con mình
nói là thật: Có thể chỉ vài tuần...
Trong khi đó hai bà mẹ ngồi yên, nắm chặt tay nhau, chịu
đựng. Nước mắt chạy quanh, hai bà mẹ cảm thấy mỗi câu nói của Vi Thanh như một
mũi giáo xốc vào tim mình: …Có thể chỉ
vài tuần…
Trung Nam
hiểu tâm trạng các bậc cha mẹ mình, nhưng áp lực của thời gian không cho phép sự
chần chừ nào:
-
Sáng hôm qua tụi
con đã hoàn thành trang web http://www.tinhthuong.com
(trang web Tình thương). Tính đến 12
giờ đêm qua đã có 32 địa chỉ trong nước
và 79 địa chỉ nước ngoài vào trang này của chúng con với nhiều lời nhắn, lời cổ
vũ rất cảm động ạ. Trong vòng một ngày chúng con đã có 9 hiệp hội nước ngoài nhận
kết nghĩa. - Trung Nam đưa máy tính cho hai mẹ và bố Vi Thanh xem trang web.
-
Có hiệp hội nào
trong nước không con? – bố Vi Thanh.
-
Dạ, trong nước
chưa thấy ạ.
-
Thế các con lập hội
như thế này có phải xin phép Nhà nước không?
Cả Vi Thanh và Trung Nam
đều ngỡ ngàng, Trung Nam là người lên tiếng trước:
-
Thưa cậu, cả nước
có hàng nghìn hội các loại rồi, mà Luật về hiệp hội vẫn chưa có ạ. Tại các nước
việc lập hội là chuyện của người dân, miễn là hoạt động trong khuôn khổ của Hiến
pháp.
-
Nhưng con cũng
không thấy quy định nào cấm ạ. – Vi
Thanh thêm vào.
-
Cậu thấy ở ta
không có gì rõ ràng rành mạch đâu. Nên lúc nào muốn để thì để, muốn cấm thì cấm.
Hai con chú ý điều này.
-
Vâng ạ. Nội nhật
hôm nay chúng con sẽ loan báo hết cho các báo in và báo điện tử trong nước, các
hội và hiệp hội bạn ở nước ngoài chương trình hoạt động 4 tuần tới của chúng
con. Sau đó chúng con sẽ tính tiếp. Hai cậu sinh viên tình nguyện trường Y làm
việc hiệu quả như một tòa soạn hoàn chỉnh ạ. Con phục quá... - Trung Nam nói tiếp.
-
Ôi tuổi trẻ của
các con tôi! – Yến thốt lên, vừa đau xót cho số phận hai con mình, vừa thấy
trang web dấy lên một điều gì đó vô cùng cao cả, một triển vọng đầy hy vọng...
Yến lấy khăn tay thấm nước mắt rồi di chuột máy vi tính, quan sát trang web rất
kỹ.
Biểu tượng trên trang web là vòng tay lớn ôm lấy bầu
trời xanh thẳm toát lên niềm hy vọng bao la… Bên dưới biểu tượng là hai dòng chữ
Việt, Anh: Hãy đứng lên cùng nhau chống
ung thư!
…
N
|
hận được mail của Yến ngay trong đêm Trung Nam báo tin
dữ, Thạch cố thu xếp mọi việc để sớm trở về Hà Nội. Thế nhưng phải mất gần một
tuần Thạch mới giãn được mọi việc, vì đang thời kỳ cùng với bên đối tác
Singapore khảo sát địa điểm và xác lập các dữ liệu cho dự án Thành phố Dranka,
nằm bên cạnh hồ Suối Vàng... trên Tây Nguyên. Công việc đang xuất hiện những diễn
biến phức tạp và có nhiều nghi vấn. Đây là đề án PH được tỉnh mời tham gia với
tính cách là liên danh với tỉnh. Tuy vậy, ngày nào Thạch cũng điện thoại cho
Trung Nam và Yến, với hy vọng xan xẻ phần nào gánh nặng trên trời rơi xuống
này.
Cũng
trong những ngày này lần đầu tiên Thạch nói chuyện với Vi Thanh, trong đầu
không sao hình dung nổi sức sống hồn nhiên và giọng nói nhí nhảnh ấy - một con
người chứa chan hy vọng vào cuộc sống, song lại đang từng ngày, từng ngày với tất
cả ý thức sâu sắc của mình bước tới lưỡi hái của thần chết.
-
...
-
Chú Thạch ạ, cháu
tin là chúng cháu sẽ thành công. Thành công ngoài mong đợi cho mà xem!.. Nhưng
chú ơi, anh Trung Nam trêu cháu nhiều hơn là giúp cháu!
-
Lại còn thế nữa hả
Vi Thanh? Chú mách mẹ Yến gọi Trung Nam về nhé?
-
Ấy chết, không được
ạ.
-
Thế sao lại mách
chú?
-
Trung Nam đang đứng
đây. Cháu phải dọa thế cho Trung Nam sợ ạ!... – tiếp đó là một chuỗi cười giòn
tan, có tiếng cười của Trung Nam hòa theo…
-
…
Mẩu
chuyện ngắn ngủi ấy trên điện thoại tự nó cứ lặp đi lặp lại trong tâm trí Thạch
không biết bao nhiêu lần, gieo vào đầu óc Thạch trăm ngàn triết lý về con người,
về thời gian, về cuộc đời, về các giá trị và lý tưởng sống...
...Nghe Yến thuật lại
đầu đuôi chi tiết mọi chuyện, Thạch suy
nghĩ miên man hồi lâu, mãi mới nói được:
-
Thực lòng nghị lực
và ý chí của tuổi trẻ vượt sức tưởng tượng của chúng ta, Yến ạ.
-
Bố mẹ Vi Thanh và
em rất muốn đi cùng với hai con. Nhưng cả Vi Thanh và Trung Nam đều khoanh tay
quỳ xuống, nhất mực can ngăn anh ạ.
-
Anh tán thành sự
quyết đoán này của tuổi trẻ.
-
Hiển nhiên hai
con đã lớn hơn, đã vượt ra ngoài cái bóng của thế hệ chúng ta!
-
Có lẽ đây là điều
an ủi...
-
Không, phải nói
là điều hạnh phúc cao cả nhất hai con mang lại cho em anh ạ... Còn hơn cả sự
hãnh diện. Mấy ngày nay em chết nhiều lần rồi nhưng vẫn sống lại là nhờ vào suy
nghĩ này!..
-
Anh nghĩ là anh
hiểu được tâm trạng em... – trong đầu óc Thạch cả quãng đời của Yến một mình
chèo chống nuôi con và xây dựng sự nghiệp cuồn cuộn nổi lên. Trước khi về với
PH Thạch đã biết khá rõ về Yến qua gia đình ông Phạm Trung Nghĩa, nhưng cho đến
khi gia nhập nhóm PH Thạch mới thật hiểu thêm can trường của người phụ nữ này.
-
Trời ơi, ngay đêm
hôm Trung Nam báo tin dữ, mail cho anh xong em muốn có anh ở đây để khóc hết nước
mắt cho nhẹ bớt đi!..
-
Anh rất ít khóc,
gần như không biết khóc... Nhưng có lẽ em hiểu được những giọt nước mắt chảy
vào trong...
-
Em hiểu... Anh…
Hôm nay em thấy khá hơn rồi. – Yến nắm lấy tay Thạch hồi lâu như tỏ lời cảm ơn.
-
Hai bạn trẻ của
chúng ta chịu chấp nhận sự giúp đỡ như vậy của PH cho cuộc hành trình quyết liệt
này là ân huệ lớn đối với chúng ta rồi Yến ạ. Đừng đòi hỏi gì hơn nữa.
-
Vâng. Đấy là điều
kiện em đặt ra để chấp nhận cho hai con đi một mình. Em đã cử một nhân viên giỏi
của PH đi cùng đoàn xuốt chuyến đi này. Nhân viên này được giao toàn quyền lo
toan mọi việc tiền nong và kỹ thuật.
-
Anh đã xem hết
trên mạng các video clip về các hoạt động của đoàn ở Phú Thọ, ở Thái Bình. Vi
Thanh hát rất hay đã đành, nhưng các hoạt động giao lưu của đoàn với các địa
phương cũng rất ấn tượng. Anh không ngờ... Nhất là buổi biểu diễn nào cũng có đến
hàng trăm người dự, hàng trăm câu hỏi, rồi biến thành các cuộc thảo luận...
-
Sáng nay Trung
Nam điện thoại cho em buổi biểu diễn và giao lưu cuối cùng đêm qua ở Thái Bình
có gần hai nghìn người dự anh ạ, chủ yếu là thanh niên. Thật bất ngờ quá...
-
Anh có theo dõi,
thấy rất nhiều người mang theo cờ. Đeo băng đỏ trên đầu nữa... Cứ như là các cổ
động viên bóng đá vậy! Nhưng anh không tưởng tượng được có nhiều người tham gia
đến thế. Theo lịch, hôm nay đoàn đi Thanh Hóa phải không em?
-
Vâng. Sau hoạt động
ở Thanh Hóa, đoàn sẽ nghỉ lại đây một ngày, chặng nghỉ đầu tiên anh ạ. Lượng
thông tin đoàn mang đến cho các địa phương thật đa dạng và phong phú. Có nhiều
đối thoại cho thấy sau khi tham dự người dân có vẻ vững tâm hơn trước... Em muốn
vào Thanh với hai con quá, nhưng lại nghĩ mình phải giữ đúng cam kết với hai
con...
-
Chúng ta thăm hai
con trên mạng vậy! Anh thấy các hoạt động của đoàn đăng tải hàng ngày trên clip.vnn.vn , trên YouTube có lượng người xem tăng vọt em ạ, từ vài trăm, bây giờ ngày
nào cũng là 4 chữ số (hàng nghìn). Chắc
sẽ còn tăng.
-
Vâng.
-
Nhiều lúc anh cứ
nghĩ chính mình được cổ vũ!
-
Đúng thế anh ạ.
Em cảm thấy như được hai con ban cho luồng sinh khí mới trong cuộc sống ngột ngạt
này.
-
Nhiều ý kiến, nhiều
phản hồi thật cảm động em ạ. Anh hiểu thêm thế nào là khi người dân được thông
tin và tự tin.
-
Vâng. Ước gì đâu
đâu người dân mình cũng có thông tin và tự tin như thế, về tất cả mọi mặt trong
cuộc sống...
-
Đúng vậy em ạ.
Không chỉ có câu chuyện phòng chống ung thư. Anh cảm thấy một ý thức mới, một
cuộc sống mới như đang manh nha... Đang bắt đầu thức tỉnh...
-
Anh ạ, Trung Nam
sáng nay kêu trời kêu đất với em. Cả hai con đều không biết nên làm thế nào xin
khất rất nhiều nơi mời đoàn đến ngoài chương trình. Khó nhất là từ chối nhiều
người làm tình nguyện viên đi theo đoàn!.. Mọi người khao khát lắm...
-
Phần thưởng xứng
đáng cho hai con em ạ.
-
Bây giờ em thực sự
tin. Chắc chắn trong những ngày này Vi Thanh không nghĩ đến bệnh tật của mình nữa.
Vi Thanh đang được sống hết mình. Có phải thế không anh?
-
...
-
Không mảy may chịu
khuất phục bất cứ điều gì...
-
...
-
Em không thể tưởng
tượng được Vi Thanh có thể giành lấy cuộc sống còn lại ngắn ngủi của mình một
cách hiên ngang như vậy... Ôi!.. Còn hạnh phúc nào lớn hơn nữa đối với con tôi…
Vi Thanh ơi!.. – Yến như đang nói gần như chỉ cho mình, giọng nói lạc lạc dại dại..,
mắt ngước nhìn về nơi xa xăm, …như đang tìm tõi hai con mình đâu đó cuối chân
trời...
-
... – Thạch ngồi
yên, thậm chí gần như nín thở, chỉ sợ làm đứt dòng suy nghĩ của Yến.
-
Đến lúc này em mới
hết sợ anh ạ...
-
... – hai môi Thạch
mím chặt, trong lòng tê tái.
-
Bây giờ em dám chấp
nhận tất cả. Tất cả!.. – tay Yến nắm lại, nhè nhẹ đập trên mặt bàn như muốn cố
định lời nói của mình.
-
Ôi Yến... Anh sẽ
mãi mãi đứng bên em... – câu nói tự nó thốt ra từ lồng ngực. Chính Thạch cũng
không biết mình đã nói như vậy.
-
Anh...
Mắt trong mắt, mãi Thạch mới thốt
lên được:
-
Trời đất!.. Chẳng
lẽ em sinh ra trên đời chỉ là để chịu đựng mọi thử thách!?..
-
...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét